What's new

Nón bảo hiểm - bảo vệ tính mạng chính mình

clerick

Phượt tử
Cấu tạo bên trong nón bảo hiểm như thế nào ?

Thiết kế của nón bảo hiểm giúp bảo vệ đầu của chúng ta tránh những chấn động. Hình dáng và cấu trúc nón bảo hiểm được chế tạo phù hợp với mục đích này. Nón an toàn có thể giúp chúng ta bảo vệ một cách cao độ.




Sản phẩm Yohe được phát triển như thế nào ?


Sản phẩm được phát triển theo tiêu chí rất quan trọng đó là người sử dụng phải hết sức thoải mái, theo như vấn đề mấu chốt cho việc hình thành một sản phẩm luôn được người sử dụng quan tâm. Những sản phẩm mới đảm bảo một sự vừa vặn hoàn hảo có thể đáp ứng được việc giới thiệu ra thị trường và có thể tăng khả năng bảo vệ người sử dụng chiếc nón bảo hiểm. Dưới đây là một số công đoạn trong quy trình hình thành một chiếc nón bảo hiểm.



A: CÔNG ĐOẠN THIẾT KẾ

Trong suốt công đoạn này, thiết kế của nón được phát họa những yếu tố cần thiết, dễ sử dụng, và có cả hình dáng thật bắt mắt. Mọi việc không chỉ nhìn ở khía cạnh kỹ thuật, mà còn sự phối hợp tài tình trong cấu trúc chiếc nón bảo hiểm của một nhà sản xuất nón bảo hiểm hàng đầu trên thế giới. Nói chung, mọi thành công của sản phẩm tùy thuộc vào sự tận tâm và chuyên nghiệp của những nhà thiết kế.


B: PHÒNG THỬ KHÍ ĐỘNG HỌC - HẦM GIÓ


Trong khi chạy xe, đầu của người lái được bảo vệ bởi nón bảo hiểm và như vậy chiếc nón cũng đạt một tốc độ tương đương với tốc độ của chiếc xe máy, ví dụ: ở tốc độ từ 20 đến hơn 100km/h sẽ có một dòng khí lớn lướt qua nón bảo hiểm của người lái xe nhưng hoàn toàn không thể nhìn thấy được. Những nhà sản xuất nào sở hữu Hầm gió sẽ rất thuận tiện cho việc thí nghiệm tạo ra những luồn gió nhân tạo. Kết quả của những thí nghiệm trên được lưu lại. YOHE đã từng nghiên cứu tính chất khí động học trong giai đoạn khá sớm trong lịch sử của công ty và cho xây dựng phòng thí nghiệm Hầm gió và có thể cho được những bức ảnh cho việc nghiên cức khí động học. Công việc phát triển sản phẩm của YOHE luôn kiểm soát chặt chẽ việc thí nghiệm và kết quả với sự giúp đỡ của Hầm gió là một phần trong việc phát triển một sản phẩm và chắc chắn rằng tính năng khí động học của sản phẩm được dựa trên một cơ sở khoa học và không hề chỉ dựa trên vẻ bề ngoài của chiếc nón bảo hiểm.


C: THỰC HIỆN VIỆC THỬ NGHIỆM THỰC TẾ


Tất cả bất kỳ sản phẩm mới nào đã xuất sắc vượt qua 2 điều kiện quan trọng là Thiết kế kiểu dáng và Thử nghiệm trong Hầm gió đều phải tiếp tục thử nghiệm thực tế trên đường chạy. Thử nghiệm này kiểm nghiệm được những yếu tố ưu điểm có thực tế đạt yêu cầu hay không. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và giá trị được xác định của sản phẩm, nhà sản xuất sẽ chọn điều kiện thử nghiệm thực tế khác nhau. Với lý do này, việc chạy thử không chỉ được thực hiện trên đường bình thường mà còn được thử nghiệm trên cả đường đua cho một vài loại sản phẩm đặc biệt.



HẤP THU LỰC VA ĐẬP


Phương phám thử nghiệm:

Phương pháp SNELL M2000



4 điểm va đập do việc thả rơi chiếc nón bảo hiểm từ một độ cao xuống một cái đe thép. Có 2 điểm rơi xuống một chiếc đe phẳng từ độ cao 306cm đầu tiên sau đó là 225 cm. Như vậy với một thí nghiệm tương tự nhưng chiếc đe có hình cầu. Và thí nghiệm khác với vật tiếp xúc va đập có hình dáng nhọn.

Lực va đập trong thí nghiệm này tương tự như khi người đội mũ bảo hiểm bị ngã xuống với trọng lượng của đầu là 5kg.


Phương pháp DOT


4 điểm va đập do việc thả rơi chiếc nón bảo hiểm từ một độ cao xuống một cái đe thép. Có 2 điểm rơi xuống một chiếc đe phẳng từ độ cao 183cm. Như vậy với một thí nghiệm tương tự nhưng chiếc đe có hình cầu đầu tiên sau đó là 138 cm.

Cuối cùng thì việc chiếc nón bảo hiểm của chúng ta sẽ chỉ có thể phát huy tác dụng cho việc bảo vệ cuốc sống của chúng ta tùy thuộc vào tần suất sử dụng chúng có thường xuyên hay không. Vậy khi nào chúng ta sẽ phải thay một chiếc nón bảo hiểm mới?

1. Nón bảo hiểm đã bị va đâp và chịu lực va đập lớn do tai nạn.

2. Những chi tiết phụ kiện của nón bảo hiểm bị hư hỏng do thường xuyên sử dụng, hoặc xuất hiện những dấu hiệu của sự xuống cấp.

3. Những tấm đệp lót bên trong nón bảo hiểm có dấu hiệu xuống cấp hư hỏng do sử dụng thường xuyên. Bạn có thể kiểm tra bằng cách: Đội nón bảo hiểm, cài dây khoá nón, và lắc mạnh đầu bạn theo bên trái và bên phải. Nếu nón bảo hiểm bị lỏng và không ôm theo đầu bạn có nghĩa nón đã không còn đảm bảo an toàn.

4. Trên bề mặt của vỏ nón bảo hiểm có những đường nứt màu trắng hoặc những khe nứt nhỏ.

5. Tuy nhiên dù cho bạn không phát hiện bất kỳ dấu hiệu gì tương tự như được nêu trên. Chúng tôi khuyến cáo bạn nên thay chiếc nón bảo hiểm mới sau 5 năm sử dụng.



Số người thiệt mạng vì tai nạn giao thông tại Việt Nam hàng năm lên tới hơn 12.000 người. Ngoài những trường hợp tử vong, hàng ngàn người còn bị chấn thương vùng đầu và gặp di chứng ở não do không đội MBH. Chỉ tính riêng năm 2005, hàng tháng có khoảng 500 thanh thiếu niên chết vì TNGT đường bộ…. B.A.


HÃY LÁI XE AN TOÀN VÀ ĐỘI MŨ BẢO HIỂM KHI LÁI XE GẮN MÁY!

HÃY BẢO VỆ CUỘC SỐNG CỦA MÌNH VÀ CỦA MỌI NGƯỜI!

 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,310
Bài viết
1,175,021
Members
192,036
Latest member
imperiaglobalgate
Back
Top