[video=youtube;i1BVrAq_KOg]https://www.youtube.com/watch?v=i1BVrAq_KOg&list=PLbqTVkLyovqVgEGPdw1krKRufah3d6YJG&index=3[/video]
Buổi sáng ở Châu Đốc, chúng tôi bắt đầu ngày mới bằng bữa sáng ở Bến xe cũ, sau lưng Bồ Đề Đạo Tràng... và điều chúng tôi gặp phải là bị-chặt-chém. Tô hủ tiếu vô cùng tệ, với giá 35.000 đồng, mắc hơn cả giá hủ tiếu ở thành phố lớn như Saigon.
Cầu Côn Tiên khá cao, bên dưới là những nhà bè - nơi sinh sống của khá nhiều gia đình trên dòng sông Hậu.
Chúng tôi qua cồn Tiên, ngược lên đầu nguồn sông Hậu... Đây là nơi sinh sống của rất đông đồng bào Chăm, theo đạo hồi.
Người dân họp chợ hai bên đường... với đủ mặt hàng từ nhu yếu phẩm, tạp hóa, hàng rau, cá... và có cả hàng thức ăn liền như bún, phá lấu, hay các loại bánh...
[video=youtube;6Jy12X3hBPg]https://www.youtube.com/watch?v=6Jy12X3hBPg&list=PLbqTVkLyovqVgEGPdw1krKRufah3d6YJG&index=1[/video]
Tiếp tục chạy xe khoảng 10km là đến búng bình thiên, dấu tích còn sót lại của một thời nơi vùng miền này hãy còn nhiều đầm trũng....
Theo sách Địa chí An Giang, Búng Bình Thiên (hay còn gọi là Búng Lớn) có diện tích mặt nước trung bình là 193 ha, độ sâu trung bình là 6 m. Với diện tích như vậy, Búng Bình Thiên được coi là một trong những hồ nước ngọt lớn nhất miền Tây Nam Bộ.
Đến nay, hiện tượng nước hồ luôn trong xanh (trong khi các kênh rạch ở gần đó nước lại đục ngầu phù sa), và nước ở hồ cứ dâng lên rồi hạ xuống chứ không chảy, vẫn chưa có lời giải thích thỏa đáng.
Chúng tôi nghỉ ngơi ở quán võng ở đầu nguồn sông Hậu. Không khí trong lành và bình yên. Mùa nước nổi vẫn chưa về, Ở con sông đường biên dòng nước vẫn hiền hòa, đưa phù sa về với Đồng bằng sông cửu long.
Trở về lại Châu đốc, bằng con đường vòng khác quanh cồn Tiên, đường đang làm, rất khó đi. Về đến Châu Đốc, chúng tôi còn ghé thăm chợ Châu Độc. Các bạn đi phượt nên chú ý, không nên mua thuốc lá không có tem nhập khẩu số lượng lớn ở khu chợ này, vì nếu bị bắt sẽ khép vào tội buôn lậu...
Về đến Châu Đốc, chúng tôi bái vọng chùa bà chúa xứ và tiếp tục lên đường sang Hà Tiên.
Buổi sáng ở Châu Đốc, chúng tôi bắt đầu ngày mới bằng bữa sáng ở Bến xe cũ, sau lưng Bồ Đề Đạo Tràng... và điều chúng tôi gặp phải là bị-chặt-chém. Tô hủ tiếu vô cùng tệ, với giá 35.000 đồng, mắc hơn cả giá hủ tiếu ở thành phố lớn như Saigon.
Cầu Côn Tiên khá cao, bên dưới là những nhà bè - nơi sinh sống của khá nhiều gia đình trên dòng sông Hậu.
Chúng tôi qua cồn Tiên, ngược lên đầu nguồn sông Hậu... Đây là nơi sinh sống của rất đông đồng bào Chăm, theo đạo hồi.
Người dân họp chợ hai bên đường... với đủ mặt hàng từ nhu yếu phẩm, tạp hóa, hàng rau, cá... và có cả hàng thức ăn liền như bún, phá lấu, hay các loại bánh...
[video=youtube;6Jy12X3hBPg]https://www.youtube.com/watch?v=6Jy12X3hBPg&list=PLbqTVkLyovqVgEGPdw1krKRufah3d6YJG&index=1[/video]
Tiếp tục chạy xe khoảng 10km là đến búng bình thiên, dấu tích còn sót lại của một thời nơi vùng miền này hãy còn nhiều đầm trũng....
Theo sách Địa chí An Giang, Búng Bình Thiên (hay còn gọi là Búng Lớn) có diện tích mặt nước trung bình là 193 ha, độ sâu trung bình là 6 m. Với diện tích như vậy, Búng Bình Thiên được coi là một trong những hồ nước ngọt lớn nhất miền Tây Nam Bộ.
Đến nay, hiện tượng nước hồ luôn trong xanh (trong khi các kênh rạch ở gần đó nước lại đục ngầu phù sa), và nước ở hồ cứ dâng lên rồi hạ xuống chứ không chảy, vẫn chưa có lời giải thích thỏa đáng.
Chúng tôi nghỉ ngơi ở quán võng ở đầu nguồn sông Hậu. Không khí trong lành và bình yên. Mùa nước nổi vẫn chưa về, Ở con sông đường biên dòng nước vẫn hiền hòa, đưa phù sa về với Đồng bằng sông cửu long.
Trở về lại Châu đốc, bằng con đường vòng khác quanh cồn Tiên, đường đang làm, rất khó đi. Về đến Châu Đốc, chúng tôi còn ghé thăm chợ Châu Độc. Các bạn đi phượt nên chú ý, không nên mua thuốc lá không có tem nhập khẩu số lượng lớn ở khu chợ này, vì nếu bị bắt sẽ khép vào tội buôn lậu...
Về đến Châu Đốc, chúng tôi bái vọng chùa bà chúa xứ và tiếp tục lên đường sang Hà Tiên.