What's new

Phượt "Lão"- Hoài niệm về đường sắt răng cưa.

Đường sắt răng cưa: 1 loại đường sắt chỉ dành cho xe lửa đi leo và xuống dốc với độ dốc lớn. Trên thế giới chỉ duy nhất có ở Việt- Nam và Thụy Sỉ.
Với cấu trúc 2 đường răng cưa được gắn vào các thanh Tà Vẹt. Dưới bụng các toa tàu có các thanh răng cưa bám vào đường răng trên đường tàu nhằm làm tàu không tuộc khi lên hoặc xuống dốc.

IMG_8317.jpg



DSC03494.jpg



IMG_3330.jpg
 
Re: Phượt "Lảo"- Hoài niệm về đường sắt răng cưa.

Cung đường sắt răng cưa ngày nay đã không còn gì! Chỉ còn lại 1 đoạn 5km từ ga Đà Lạt đi Trại Mát phục vụ khách du lịch, nhưng không còn hàng răng cưa.
L.K và những người bạn đã cùng nhau thực hiện 1 chuyến đi dọc theo nền đường sắt răng cưa. Từ ga Eo Gió xuống hết đèo Ngoạn Mục. Đoàn chọn cung đường này vì có thể đi suốt tuyến và tham quan những hầm xe lửa được đục xuyên qua núi.
Chuyến đi qui tụ các bạn của L.K và đều là lảo Phượt; Cả tuổi và bản lỉnh phượt.


IMG_3375.jpg


Thành viên tham gia đoàn gồm:
+ Hàng đứng( Từ phãi qua trái):
- Anh Gấu "Mộng mơ"_ dân 6x.
- L.K_ 5X
- Anh Lang Bạt_ 4X đời cuối.
- Anh Trid_ 4X đời đầu.
- Anh Khoailangthang_ 4X đời đầu.
- Phương Sakura_ 3X đời cuối.
+ Hàng ngồi( Từ phải qua trai:
- Cò gày_ 3X đời đầu.
- Tin50_ 3X đời đầu.
- Sinh_ 3X đời cuối.
- Hoàng Đảm_ 3X đời giửa.
- Ngựa ròm- 3X đời...giửa.

IMG_3345.jpg
 
Re: Phượt "Lảo"- Hoài niệm về đường sắt răng cưa.

Cho thêm 500k hình đi anh LengKeng ơi. Hồi hộp chờ đợi. Hâm mộ các Đại Lão Phượt quá. (wait)
 
Re: Phượt "Lảo"- Hoài niệm về đường sắt răng cưa.

Một vài thông tin về đường sắt răng cưa Đà Lạt - Phan Rang (Mình đã giới thiệu ở bên topic Tìm bạn đồng hành, tuy nhiên post lại đây để các bạn tiện theo dõi thêm thông tin):

Bắt đầu được nghiên cứu từ năm 1898. Đường sắt được khởi công năm 1908 theo lệnh của toàn quyền Paul Doumer. Bắt đầu, thi công đoạn 38 km giữa Tháp Chàm và Xóm Gòn. Năm 1916 những chuyến xe lửa đầu tiên bắt đầu hoạt động mỗi tuần 2 chuyến. Năm 1917 được nối dài đến tận Sông Pha (Krông Pha) – dưới chân đèo Ngoạn Mục. Năm 1922, công ty thầu khoán Châu Á tiến hành xây dựng đường sắt nối Sông Pha tới Trạm Hành – Đà Lạt. Năm 1928, thi công 10 km khó khăn nhất giữa Krông Pha và đèo Eo Gió (Bellevue) được hoàn thành. Bốn năm sau, vào năm 1932, đoạn Đran được hoàn thành, tuyến đường chính thức đi vào hoạt động. Tổng kinh phí xây dựng là 200 triệu Franc vào lúc bấy giờ.

Để qua được đèo dốc người ta phải thiết kế những bánh răng cưa lắp thêm vào trong đầu máy. Tuyến đường có 16 km đường sắt răng cưa, vượt độ cao 1.500m trên mực nước biển với độ dốc thường xuyên 12%. Vượt qua 5 hầm, có hầm dài đến 600m và nhiều cầu xe lửa khác. Đường sắt được vận hành bằng 11 đầu máy hơi nước hiệu Fuka của Thuỵ Sĩ.

Nhà ga Đà Lạt được xây dựng và hoàn thành vào năm 1938. Một nhà ga đẹp, kiến trúc từ thời Pháp thuộc gần như còn nguyên vẹn với ba mái vút cao xuất phát từ ý tưởng của hai kiến trúc sư người Pháp là Moncet và Revéron mô phỏng ngọn núi Lang Biang. Xưa mỗi ngày có hai đôi tàu chạy tuyến Đà Lạt – Nha Trang, Đà Lạt – Sài Gòn với ba toa khách, một toa tàu hàng và ngược lại. Hành khách bao giờ cũng đông với phần lớn là người Pháp và quan chức người Việt. Nếu đi từ Sài Gòn sẽ mất khoảng nửa ngày để đến Đà Lạt.

Tuyến đường sắt đã bị ngưng từ năm 1972 do chiến sự ác liệt ở miền Nam khiến cho nhu cầu vận chuyển đường sắt gặp khó khăn.

Giữa năm 1975, khi đất nước thống nhất, đường sắt được vận hành trở lại nhưng chỉ chạy được đúng 7 chuyến từ Đà Lạt đến cầu Tân Mỹ (Ninh Sơn) thì bị ngưng lại vì không hiệu quả kinh tế.

Năm 1986, Liên hiệp Đường sắt Việt Nam đã cho công nhân tháo ray và tà vẹt để phục vụ sữa chữa Đường sắt Thống Nhất. Phần còn lại bị bán làm sắt vụn dần dần từ những năm 1980 đến 2004, khi cầu đường sắt Đ'ran bị tháo dỡ để bán sắt vụn.

Hiện nay, chỉ còn một phần của tuyến đường sắt này là đường sắt Đà Lạt-Trại Mát dài 7 km còn hoạt động để phục vụ khách du lịch. Vào tháng 11 năm 2006, tỉnh Lâm Đồng có dự án khôi phục tuyến đường sắt này, được dự trù kinh phí 5.000 tỉ đồng và hoàn tất năm 2015.

(Trích Wikipedia)
 
Re: Phượt "Lảo"- Hoài niệm về đường sắt răng cưa.

Lưu trữ về tuyến đường sắt răng cưa duy nhất ở Việt Nam

Lưu trữ về tuyến đường sắt răng cưa duy nhất ở Việt Nam

1. Đà Lạt, một thành phố du lịch nổi tiếng, nằm ở độ cao 1500 m trên cao nguyên Langbian. Người Pháp đã khám phá ra điểm du lịch này từ rất sớm. Tuy nhiên, do địa thế tự nhiên nên giao thông gặp nhiều khó khăn. Phương tiện đi lại của hành khách lên Đà Lạt lúc đó chủ yếu bằng ô tô. Điều này hạn chế lớn đến số lượng du khách đến với Đà Lạt. Ý thức được những khó khăn trên, ngày từ năm 1898, Chính phủ Pháp đã đưa việc xây dựng đường sắt lên cao nguyên Langbian để có điều kiện khai thác hiệu quả một vùng rộng lớn.

Đường sắt Langbian, từ Krongpha (Sông Pha) lên Đà Lạt nằm trong tuyến nhánh Tháp Chàm - Đà Lạt dài hơn 80 km. Vì lý do tài chính nên đến 1921, tuyến Langbian mới được nghiên cứu xây dựng. Ngày 26/2/1921, Toàn quyền Đông Dương ký hợp đồng với Công ty thầu khoán châu Á để nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt Sông Pha - Đà Lạt (tuyến Langbian) dài gần 40 km.

Tuyến đường này chủ yếu chạy qua những khu vực có độ cao 1500 m so với mực nước biển và có nhiều đoạn đèo, dốc nên phương án xây dựng tuyến đường này là dùng các đoạn đường răng cưa cho đường đèo dốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cả tuyến cần xây dựng 2 đoạn đường răng cưa dài gần 14 km: hơn 8 km trong đoạn Krongpha - Bellevue (Sông Pha - Đèo Ngoạn Mục) và 5 km trong đoạn Da Nhim - Bosquet ( Dran - Trạm Bò).

Sau khi có kết quả nghiên cứu, khảo sát, “ngày 13-1-1923, Tổng thống Pháp ra Sắc lệnh thông qua việc xây dựng đường sắt Langbian (Sông Pha - Đà Lạt).

2. Công trình đường sắt Langbian hoàn thành và đi vào khai thác năm 1931. Đây là tuyến đường quan trọng mở đường lên cao nguyên Langbian, một khu vực có địa thế tuyệt đẹp để khai thác du lịch. Sau khi hoàn thành và thông tuyến, số lượng khách lên Đà Lạt tăng lên đáng kể. Năm 1931 lượng khách đi đến ga Đà Lạt là 7643 lượt. Đến năm 1938, con số này lên đến 58410 lượt. Ngoài việc chuyên chở hành khách, tuyến đường sắt này đã mang lại lợi nhuận lớn nhờ việc vận chuyển hàng hoá, rau, hoa, quả từ cao nguyên Langbian xuống miền xuôi.

Đường sắt răng cưa Sông Pha-Đà Lạt được thiết kế theo kiểu Thuỵ Sĩ. Đường sắt có 3 đường ray. Một nằm giữa được thiết kế có răng cưa để tàu có thể leo dốc an toàn. Đây là kiểu đường sắt chỉ có ở Đà Lạt và Thuỵ Sĩ. Đầu máy hơi nước nhập từ Thuỵ sĩ do hãng Fuca sản xuất. Loại đầu máy này hoạt động trên cả đường răng cưa và đường sắt thường duy nhất còn lại trên thế giới. Cả tuyến Langbian được trang bị 6 đầu máy hơi nước. Nhưng chiếc đầu máy đặc biệt này đã được chính hãng Fuca mua lại.

(Trung tâm Lưu trữ Quốc gia)
 
Re: Phượt "Lảo"- Hoài niệm về đường sắt răng cưa.

Hành trình đến vs chuyến đường sắt răng cưa thật bất ngờ và thú vị bởi mình chưa đến tuổi lên “Lão” nhưng lại được đi vs toàn những “Lão Phượt CU nặng”;)!

Càng đọc những bài viết về tuyến đường sắt răng cưa năm xưa mà càng thấy đau lòng hơn:(. Vì thế mình quyết tâm xin đi cùng các Phượt Lão tìm lại cung đường sắt lịch sử ấy.

Do mình có hành trình xuyên Tây Nguyên nên đã off và đi trước đoàn mấy ngày và hẹn nhau trên vùng đất hoa Đà Lạt. Hành trình 2 ngày đầu tiên thì đi ban ngày và qua những khu đông dân cư khi trời tối nên không có gì phải nói nhiều. Tuy nhiên chặng đường từ Buôn Mê Thuột về Đà Lạt lại là 1 hành trình đáng nhớ. Hơn 200km thôi nhưng có rất nhiều đoạn đường xấu, xấu kinh khủng. Đúng là cái QL27 nó xấu toàn tập mà. Đoạn thuộc Đắc Lắc đường còn đỡ, từ cầu Krôngnô bắt đầu địa phận Lâm Đồng thì thôi rồi. khỏang 30km đường dốc, đèo, cua gấp khúc liên tục đi vs số 1, 2 và tốc độ 5-10km/h thường trực. Đường xấu, vắng không 1 bóng người, lâu lâu mới có 1-2 xe đi ngược chiều làm mình luôn trog trạng thái lo sợ… cướp và sợ… ma:((!

10km đường đèo Chuối từ Buôn Mê về đang sửa chữa, toàn đá cấp phối 4*6 to như nắm tay nhưng mình không dám dừng nghỉ 1 chút nào. Đi vào cái giờ nhập nhoạng tối như thế tuy có sợ nhưng bù lại được ngắm hoàng hôn trên đỉnh đèo Chuối thật tuyệt vời:
6280338123_e39178fd9f_b.jpg


Giao giữa đèo Chuối và đèo Phú Sơn thì sương mù bao quanh, cảm giác lạnh lẽo và sợ hãi vây lấy, ánh đèn xe chiếu vào mây mù bay lảng vảng làm mình cứ liên tưởng đến những chuyện không đâu và lại càng sợ hơn. Lúc đấy sợ quá không biết làm sao nên móc ĐT ra gọi về cho nhỏ bạn thân ở nhà đang dõi theo hành trình của mình để 8 vs nó cho qua nỗi sợ…ma! Lúc sau nhận được điện thoại của chị Sakura hỏi thăm mà mừng húm. Tự nhiên có thêm người để 8 cho đỡ sợ :D Liền tiếp đó có ngay anh Lang bạt gọi hỏi đi tới đâu và bảo em hãy hát đi cho qua nỗi sợ đi 1 mình, may quá cũng vào được tới Lâm Hà, khu vực có dân cư sống đông đúc ven QL làm mình thấy an tâm hơn.

Phải công nhận là ngày nay mình đã nhát hơn ngày xưa rất nhiều. Cái thời còn SV hình như không biết sợ là gì, thích thì cứ xách xe đi thôi và không cần biết ngỳa hay đêm, sáng hay tối. Còn bây giờ có lẽ sau 1 khoảng thời gian dài không đi xe đường vắng, đường lạ nên nhát hơn thì phải! Khi vào tới địa phận Lâm Hà dừng đổ xăng, nghe anh đổ xăng nói ở đèo Chuối vắng người lắm, chỉ có người dân tộc sống thôi nên khá nhiều cướp (Ôi, may quá mình đã qua được khúc đó!)

Ra khỏi Lâm Hà đến ngã 3 Liên Khương đắn đo nên đi theo QL20 hay “nhảy” vào đường cao tốc? Quyết định vi phạm Luật Giao Thông để chui vào đường cao tốc mà “bắn” cho bù lại chặng đường sợ hãi vừa qua! Nhưng thật xui xẻo cho mình hôm đó đường cao tốc lại k có 1 ánh đèn đường nào, mãi đến trạm thu phí mới có! 1 mình 1 đường lại sợ quá nên cứ thế cắm đầu cắm cổ mà chạy, chạy đến nỗi đến chân đèo Pren không xác định được hướng để lên đèo Pren cho sáng sủa! Và cuối cùng lại cắm đầu vào ngay cái đèo Mimosa đường vừa xấu, vừa tối thui tối hù, chỉ dành cho xe tải mà thôi (mặc dù lúc đi lố 1 đoạn có hỏi người dân ở đấy và vẫn được chỉ lên đèo này mới đau:()

Rốt cuộc rồi mình cũng tới được Đà Lạt ngàn hoa. Thành phố hoa đón người lữ khách đường xa bằng cơn mưa bay bay và se lạnh. Sau khi lòng vòng hỏi đường và anhô nhí nhố mình cũng gặp anh Langbạt và kím được phòng KS để nghỉ vs giá 150k/phòng đơn. Mỗi người 1 phòng dự định để hôm sau đón đoàn các bô lão lên sớm có chỗ nghỉ :).
 
Re: Phượt "Lảo"- Hoài niệm về đường sắt răng cưa.

Xuất phát từ SG chỉ có 8 người. Lên đến Đà Lạt lúc hơn 3g sáng. Nhóm đi xe trung chuyển đến khách sạn, nơi mà anh Langbat và Sinh đang trú qua đêm.
Dù chỉ ở vài tiếng để chờ thêm anh Khoailangthang từ Cần Thơ lên, nhưng chủ KS không chấp nhận và đuổi bớt 5 người ra khỏi KS.


IMG_8241.jpg


Thế là L.K, Trid, Tin50, Hoang dam và Co_gay phãi ra vỉa hè ngồi ngắm trăng.

IMG_2686.jpg


Tận dụng thời gian, 5 anh em chuẩn bị lại hành trang.


IMG_8243.jpg



IMG_2690.jpg
 
Re: Phượt "Lảo"- Hoài niệm về đường sắt răng cưa.

Nhìn mọi người co ro trong áo ấm mà mình thấy áy náy vì được ngủ trong chăn ấm nệm êm. Chuyến đi có 1 khởi đầu và kết thúc thật giống nhau, bị đuổi ra khỏi khách sạn và quán cà phê...
 
Re: Phượt "Lảo"- Hoài niệm về đường sắt răng cưa.

Trời đã sáng, anh Khoailangthang cũng đã lên hội quân. Những bạn trú trong KS cũng trả phòng. Tất cả tụ họp uống cà phê ngay cạnh KS.

IMG_8245.jpg


Các Phượt Bà lo share thực phẩm theo từng túi riêng để phát cho từng người.

IMG_8244.jpg
 
Re: Phượt "Lảo"- Hoài niệm về đường sắt răng cưa.

Chuyến này đi thật thú vị. Được tận hưởng cái lạnh tê tê lúc 3h sáng của đất cao nguyên

309089_290284277658319_100000302462636_969829_346600108_n.jpg


Được hòa mình vào thiên nhiên trùng điệp
297420_290284490991631_100000302462636_969833_1078391419_n.jpg


Được tận hưởng cái cảm giác đổ đèo với hàng vạn hoa dã quỳ e ấp chào đón
305765_216421418424493_100001699083443_525367_1316406562_n.jpg


Được thấy sự kì công của con người trước bà mẹ thiên nhiên.
317032_216425055090796_100001699083443_525447_1971753595_n.jpg


Được và được nhiều thứ nữa kể làm sao hết đây.

321144_290268934326520_100000302462636_969808_1331046247_n.jpg


317443_290268834326530_100000302462636_969806_424572208_n.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,425
Bài viết
1,175,784
Members
192,098
Latest member
vnae888
Back
Top