Chúng tôi đặt chân đến đảo Lý Sơn trong một buổi chiều tầm tã mưa rơi, sau gần 3 giờ lênh đênh trên biển cùng chuyến tàu ngư dân dập dềnh vượt qua cơn bão cấp 6. Cảnh đảo đón chúng buồn đến thê thảm bởi mưa tầm tã, gió lạnh không ngừng thổi từ phía biển khiến chúng tôi cóng lạnh. Đêm trên đảo cũng nhanh chóng chìm vào yên lặng để những kẻ du lịch bụi như chỉ còn cò thể nghe tiếng gió rít rất mạnh phía ngoài khu cửa sổ của căn phòng trên lầu hai của một khách sạn nhỏ.
Nhưng thật diệu kỳ cho buổi sớm mai thức dậy. Chỉ bước chân ra ban công khách sạn chúng tôi có thể ngắm bình minh đang ló dạng phía biển đông. Những tia nắng đầu ngày sớm xuyên qua từng tán lá bàng vuông, lung linh gieo hạt nắng nhảy múa trên chiếc bàn nhỏ - nơi chúng tôi đang thưởng thức những ly cà phê chào ngày mới. Phóng tầm mắt xa hơn, chập chùng đồi núi cứ thế trải rộng, uốn lượn tạo nên những đường nét uốn lượn như thể được bàn tay của tạo hóa sắp đặt cho người đời chiêm ngưỡng vẻ đẹp vĩnh cửu không nhàm chán.
Hàng dừa sẽ khoe những tán lá mỏng manh nhưng chắc chắn ở phía trên, những luống tỏi tít, bãi ngô (bắp) đương mùa trổ bông kết trái tít tắp nối đuôi nhau, ken đầy những khoảng trống đất đai của đảo. Màu xanh miên man của dừa và tỏi, và ngô cứ thế bao bọc ngọn đồi cao nhất của đảo, bao bọc cả những ngọn đồi cao nhì, ba… và năm. Tổng cộng có năm ngọn đồi xen kẽ, tư thế xen kẽ theo kiểu ngũ hành sơn. Nhưng hùng vĩ hơn, bao bọc tất cả là biển xanh, mênh mông vô tận. Đứng bên bờ biển, nhiều khi tưởng như những con nước, cơn sóng nhẹ thôi cũng có thể nhấn chìm toàn bộ hòn đảo chỉ trong một tích tắc.
Nhưng không, biển sau những ngày dông bão là nét bình yêu với rì rào tiếng sóng vỗ như ru, như đưa những vị khách xa lạ vốn nhiều tò mò thêm phần hiểu biển, mãi yêu biển xanh màu ngọc bích ấy đến vô tận. Dọc con dường dẫn lên ngọn đồi cao nhất đảo – nơi ngọn núi lửa của thời tiền sử đã tuôn trào ra những khối đất đá, nham thạch lót nền màu mỡ cho đảo, để người dân hôm nay có thể trồng được thứ tỏi thơm ngon, nức tiếng bốn phương. Giờ đây, đỉnh đồi ấy là một giếng nước khổng lồ. Những ngày mưa, từ đình núi ấy, nước ứa ra thành từng dòng chảy mải miết theo sườn núi, như áng tóc mây trắng xóa của bà tiên. Dòng thác chảy vòng quanh làng mạc thành một dòng suối nhỏ rồi rì rầm tìm ra biển.
Phải chăng đất đai ấy, thiên nhiên ấy đã nhào nặn nên những cư dân mang đặc thù rõ nét đến khác người của biển đảo. Tất cả những con dân sinh ra và lớn lên ở mảnh đất này thật khác thường, với làn da rám nắng và một tinh thần sống mạnh mẽ đồng thời cũng rất hồn nhiên. Các nam thanh niên của đảo chung nét người cao lớn vạm vỡ khác thường, như thể họ sinh ra là để thích ứng cuộc sống, cuộc đấu tranh sinh tồn với nghề chài lưới, đi biển quen chân từ thuở lọt lòng. Các thiếu nữ của biển đẹp hoang dại với ánh mắt thẳm sâu, làn da rám nắng, như thể họ luôn được sinh ra với khả năng chờ đợi, ngóng trông về phía biển khơi – nơi chồng, con họ lênh đênh suốt nhứng mùa trăng nhiều tôm cá.
Bài biết ở link này ạ.
http://www.facebook.com/notes/du-lịch-thông-minh/lý-sơn-không-chỉ-là-đảo-tỏi/206838282685408
Nhưng thật diệu kỳ cho buổi sớm mai thức dậy. Chỉ bước chân ra ban công khách sạn chúng tôi có thể ngắm bình minh đang ló dạng phía biển đông. Những tia nắng đầu ngày sớm xuyên qua từng tán lá bàng vuông, lung linh gieo hạt nắng nhảy múa trên chiếc bàn nhỏ - nơi chúng tôi đang thưởng thức những ly cà phê chào ngày mới. Phóng tầm mắt xa hơn, chập chùng đồi núi cứ thế trải rộng, uốn lượn tạo nên những đường nét uốn lượn như thể được bàn tay của tạo hóa sắp đặt cho người đời chiêm ngưỡng vẻ đẹp vĩnh cửu không nhàm chán.
Hàng dừa sẽ khoe những tán lá mỏng manh nhưng chắc chắn ở phía trên, những luống tỏi tít, bãi ngô (bắp) đương mùa trổ bông kết trái tít tắp nối đuôi nhau, ken đầy những khoảng trống đất đai của đảo. Màu xanh miên man của dừa và tỏi, và ngô cứ thế bao bọc ngọn đồi cao nhất của đảo, bao bọc cả những ngọn đồi cao nhì, ba… và năm. Tổng cộng có năm ngọn đồi xen kẽ, tư thế xen kẽ theo kiểu ngũ hành sơn. Nhưng hùng vĩ hơn, bao bọc tất cả là biển xanh, mênh mông vô tận. Đứng bên bờ biển, nhiều khi tưởng như những con nước, cơn sóng nhẹ thôi cũng có thể nhấn chìm toàn bộ hòn đảo chỉ trong một tích tắc.
Nhưng không, biển sau những ngày dông bão là nét bình yêu với rì rào tiếng sóng vỗ như ru, như đưa những vị khách xa lạ vốn nhiều tò mò thêm phần hiểu biển, mãi yêu biển xanh màu ngọc bích ấy đến vô tận. Dọc con dường dẫn lên ngọn đồi cao nhất đảo – nơi ngọn núi lửa của thời tiền sử đã tuôn trào ra những khối đất đá, nham thạch lót nền màu mỡ cho đảo, để người dân hôm nay có thể trồng được thứ tỏi thơm ngon, nức tiếng bốn phương. Giờ đây, đỉnh đồi ấy là một giếng nước khổng lồ. Những ngày mưa, từ đình núi ấy, nước ứa ra thành từng dòng chảy mải miết theo sườn núi, như áng tóc mây trắng xóa của bà tiên. Dòng thác chảy vòng quanh làng mạc thành một dòng suối nhỏ rồi rì rầm tìm ra biển.
Phải chăng đất đai ấy, thiên nhiên ấy đã nhào nặn nên những cư dân mang đặc thù rõ nét đến khác người của biển đảo. Tất cả những con dân sinh ra và lớn lên ở mảnh đất này thật khác thường, với làn da rám nắng và một tinh thần sống mạnh mẽ đồng thời cũng rất hồn nhiên. Các nam thanh niên của đảo chung nét người cao lớn vạm vỡ khác thường, như thể họ sinh ra là để thích ứng cuộc sống, cuộc đấu tranh sinh tồn với nghề chài lưới, đi biển quen chân từ thuở lọt lòng. Các thiếu nữ của biển đẹp hoang dại với ánh mắt thẳm sâu, làn da rám nắng, như thể họ luôn được sinh ra với khả năng chờ đợi, ngóng trông về phía biển khơi – nơi chồng, con họ lênh đênh suốt nhứng mùa trăng nhiều tôm cá.
Bài biết ở link này ạ.
http://www.facebook.com/notes/du-lịch-thông-minh/lý-sơn-không-chỉ-là-đảo-tỏi/206838282685408