What's new

Phượt Rừng Núi: Thống kê khả năng leo dốc, di chuyển, & vác đồ?

K' Roa

Phượt tử
Phượt Rừng Núi: Thống kê khả năng leo dốc, di chuyển, & vác đồ?

Mình lập topic này để các thành viên phượt trao đổi với nhau về những thông số cơ bản của thể loại phượt Rừng Núi, bao gồm: độ cao leo được, quãng đường di chuyển, và số kilogram trên vai mà chúng ta trung bình thực hiện trong 1 ngày trong các chuyến chinh phục đỉnh núi trên khắp nước Việt ta.

*Lưu ý:
1. Yếu tố tinh thần là quan trọng nhưng không đo đếm được nên xin đừng đem vào làm loãng câu hỏi.
2. Độ cao là khoảng chênh lệch giữa độ cao điểm xuất phát và độ cao điểm kết thúc trong ngày.
3. Quãng đường di chuyển cần phân rõ là theo đường chim bay hay theo track GPS.

*Câu hỏi:
- Mỗi ngày leo trung bình bao nhiêu mét độ cao ở một chuyến chinh phục đỉnh nào đó? (VD: Đỉnh Ngọc Linh cao 2500m, nếu bắt đầu đi từ xã Ngọc Linh cao 1000m, thì chênh lệch độ cao là 1500m, chuyến này đi mất 2 ngày, vậy là mỗi ngày leo khoảng 750m độ cao)
- Độ cao tối đa đã từng leo trong 1 ngày? Thường thì ít có chặng nào mà leo hơn 1000m trong 1 ngày. (VD: Đỉnh Bà Đen cao 1000m chinh phục trong 1 ngày. Hoặc tour Phan Si Păng xuất phát từ bản Cát Cát cao 1200m, thường người ta leo tới 2200m là hạ trại nghỉ, thì độ cao chênh lệch là 1000m)
- Mỗi ngày di chuyển trung bình bao nhiêu kilomét?
- Khoảng cách di chuyển tối đa từng thực hiện được trong 1 ngày? Tại đâu?
- Balo của chúng ta thường nặng bao nhiêu kilogram?


Mong nhận được sự đóng góp chia sẻ của những phượt thủ "tự do & hoang dã". Chân thành cám ơn!
 
Re: Phượt Rừng Núi: Thống kê khả năng leo dốc, di chuyển, & vác đồ?

Không biết trả lời thế nào nhưng sẽ trả lời không theo thứ tự bạn hỏi với tư cách một người vừa thực hiện xông nghĩa vụ quân sự ::

-Ba lô của lính khoảng 20kg đến 40 kg
-Nếu đi đường tương đối không bằng phẳng gồ gề lên đèo xuống dốc thì khoảng 4km/45 phút (ban ngày)....3km/45 phút (ban đêm).....mỗi 4km nghĩ 15 phút đây là lúc đi hành quân....với quãng đường mình từng đi là 36km....
-Mỗi ngày duy chuyển liên tục nhưng bạn phải đảm bảo đủ giấc ngủ 7 tiếng một đêm tức bạn có thể duy chuyển khoảng 14 tiếng ngày thì khoảng 64km đường không bằng phẳng có dốc đèo......
- Độ cao tối đa leo trong một ngày phải phụ thuộc vào địa hình bạn duy chuyển không ai có thể nói chính xác...Vì mình thấy các bạn vừa rồi chinh phục núi Bà Đen quê mình chỉ trong hơn 2 tiếng cả lên lẫn xuống (cho người về nhất) thì đây không thể là thước đo cho cuộc chinh phục rừng núi mà là cuộc thi chinh phục một ngọn núi.....Trong một lần học về kỉ năng định hướng trong một vùng đồi núi khoảng chừng cao 50 mét so với mực nước biển cái này đúng là chinh phục rừng núi...Khi cả đội phải băng qua vài ngọn đồi xuống thung lũng lên đồi thì thời gian là không thê xác định...Trên đường đi bạn còn phải dọn đường đi định hướng thì không thể so với chinh phục Núi Bà Đen lúc vừa rồi...Tóm lại mất khá lâu để chinh phục một ngọn đồi cao khoang 50m so với mục nước biển 5 tiếng hơn.......Cuối cùng câu này mình không biết thê nào là câu trả lời chính xác...
-Câu hỏi đầu tiên nó chung chung với câu số hai nên mạng phép nói chung là nó chung chung hén...Vì câu hỏi của bạn nó cũng chung chung,.........
P/s............Cái trên mình chỉ nói cái mình từng đi từng làm.....Cái mà bạn nghĩ làm loãng bài mới là cái quan trọng nhất.....Thường bạn sẽ không thể làm gì nếu bạn strees (thất tình,mất viẹc,mất xe trộm điện thoại...) việc leo núi chinh phục rừng phụ thuộc rất nhiều vào Tinh Thần..... Và tinh thần lại liên quan không chỉ những yếu tố bên ngoài như vừa nêu mà nó còn phụ thuộc vào sức khỏe,sự luyện tập. sự tự tin và kinh nghiệm thực tuyển của bạn.......Mình tự tin nói rằng thường 99% bạn không thể chinh phục núi rừng một mình nếu không có bạn đồng hành (nếu như việc này chỉ là chuyến phượt xe máy thì có thể...)..Để thực hiện một chuyến đi chinh phục rừng núi thật sự bạn là người biết rõ hơn ai hết quãng đường sẽ đi...Sẽ đi trong bao nhiêu thời gian...Đều này là động lực giúp bạn hoàn thành tốt chặng đường phải bước....Chẳng hạn khi mình hành quân trên đoạn đường có cột móc km đều này làm cho tinh thần cảm thấy thoãi mái hơn;;;khi bạn bước đi trong 2km bạn biết mình còn 2km...Tới mốc 3km bạn nghi chỉ còn đúng 1km nữa là được nghĩ sẽ hăng hái....Nhưng nếu hành quân đêm bạn không biết mình đi bao xa tinh thần bạn hoàn toàn khác....Luôn đi trong áp lực nặng nề....Nói chung chung văn dở quá không biết diễn tả thế nào...Mình sẽ comment theo những bài kế tiếp của mọi người...
 
Re: Phượt Rừng Núi: Thống kê khả năng leo dốc, di chuyển, & vác đồ?

Đồng ý bạn Tinhkypham, cái quan trọng nhất của phượt rừng rú núi đồi là tinh thần mà ko tính thì ko biết tính cái gì.
Đến giờ rất hiếm ai đi dọc theo 1A từ nam ra bắc, chứ chưa nói đến đi đường rừng, thế mà ngày xưa mấy anh mấy chú kéo nhau đi hà rầm xẻ dọc Trường Sơn, đó là gì nếu ko phải là 1 "lý tưởng"???
 
Re: Phượt Rừng Núi: Thống kê khả năng leo dốc, di chuyển, & vác đồ?

Theo mình thì đi phượt quan trọng nhất là sự tập luyện sẵn ở nhà. Như chuyến đi Núi Chủa của mình hồi tháng 8 năm 2010 đúng là một trải nghiệm ko bao giờ quên được vì khi đó mới thi đại học xong biết đậu DH nên mới dám lấy tiền thưởng mà vác xác đi hehe.Các bác chắc ai cũng biết sự tàn phá sức khỏe nó ghê tới mức nào trong năm 12. Từ lúc mình quyết định đi đến ngày lên đường là đúng 2 tuần tập luyện. Khởi đầu mình tập nhẹ bằng cách leo cầu thang ( nhà e 3 lầu nên cứ leo lên xong lại chạy xuống liên tục khi nào mệt thì nghỉ) kết quả là tập xong ngày đầu 2 cái chân muốn rớt ra nên ngày tiếp theo tập nhẹ lại và từ từ tăng lên dần chứ không ham hố ỷ sức thanh niên mà tập ầm ầm
Qua những ngày tiếp theo mình vẫn giữ nhịp tập đó đến khi còn 1 tuần thì chuyển qua bài tập vừa đeo balo vừa thụt dầu cách tập của em là lấy bình nước 5 lít + 2 mình 1.5 lít với cục tạ 5kg bỏ vô balo cho nó thành 15kg rồi cứ đứng lên ngồi xuống 20 cái/ lần tập. Em tập ngày đầu được 3 lần Sáng - Trưa - Tối xong là nghỉ 1 ngày rồi tập típ vì 2 bắp đùi nó nhức tới nỗi phải uống Alaxan mới chịu nổi. Đến khi còn 2 ngày lên đường thì em không tập nữa mà chuyển qua tăng cường ăn uống nhiều chất đạm để tích trữ và bù lại lượng đạm bỏ ra những ngày hôm trước. Đến ngày lên đường thì ăn bình thường.
Tuy em tập luyện như vậy mà ngày đầu tiên leo chưa quen nhịp khoảng 3 tiếng đầu đuối kinh khủng luôn sau đó mới quen nhịp và cứ thế mà đi. Tổng cộng em đi 2 ngày vừa lên vừa xuống Núi Chúa - Ninh Thuận. Theo track log thì đoàn đi được tổng cộng 30km đường rừng. ngày đầu 12km đến base ở độ cao tầm 900 mét hơn nghỉ đến ngày hôm sau bứt đỉnh và bắt đầu đổ núi đi xuống. Kinh nghiệm em rút ra được như sau:
1- Phải tập luyện đúng mức thì mới có sức mà leo
2- Khi mới leo nên đi chậm đừng ham đi nhanh quá rồi thở không ra hơi
3- Uống nước ít ít thôi đừng có thấy cái ống túi nước mà cứ hút cho đã khát rồi hết nước và nặng bụng lết khùng luôn
4- Nên đi trong top đầu ỏ thường xuyên hoán đổi vị trí để tránh tình trạng bị nản tinh thần ( thấy cứ phải đi theo - đuổi theo người khác) Có lúc em đi không nổi mấy anh lớn đi chung tống cho đi trước rồi ở phía sau hò hét cổ vũ tinh thần thế là cứ cắm đầu mà leo
5- Đồ mạng nhẹ nhàng thôi với lại khi gần bứt đỉnh thì cái nào không quan trọng cho vào một bao nilon to - chắc rồi giấu vào bụi rậm vì đeo nhiều quá nặng đi trượt khùng luôn ( kỳ đó em mang cồn khô, củi dầu để nhóm lữa với lại cả mớ lương khô vì bị nhiễm Man vs Wild sợ bị lạc mang nhiều lương khô để cố thủ :)) công nhận em cũng bệnh thật)
6- Có một team tốt, sẵn sàng support mình, hiểu ý nhau

Chúc các bác leo núi vui vẻ.Bác nào có kinh nghiệm nào khác chia sẻ với anh em nhé
 
Re: Phượt Rừng Núi: Thống kê khả năng leo dốc, di chuyển, & vác đồ?

Nhiều bạn nghĩ vào rừng là dễ dàng nhưng có nhiều nơi ko đơn giản chút nào đâu. Không chỉ có la bàn và máy GPS là đủ mà cần nhiều thứ hơn:
-Một số rừng VN bị rải chất độc Dioxin chưa được phân hủy hết, nếu vô tình bị ảnh hưởng thì rất nguy hiểm.
-Một số chất độc tự có trong tự nhiên co thể nhiễm vào nước suối mà ko ai biết, mặc dù nước nơi đó rất trong. Cho nên không tùy tiện uống nước trong rừng. Nếu trong nước trong mà ko có động vật sinh sống hay nhiều con bị dị dạng thì càng đề phòng hơn. Ko chỉ rừng mà nhiều vùng sông biển cũng thế, nhất là những nơi ít người lui đến.
-Nhiều nơi chất phóng xạ tồn tại trong tự nhiên ko đươc phát hiện. Những nơi có nhiều người thì người ta có thể phát hiện và giải trừ nhưng một số nơi sẽ sinh ra lượng phóng xạ lớn. Vô tình nhiễm vào sẽ dẫn đến ung thư hay chết. Ko ai dám mang chất phóng xạ bên cạnh minh dù nó được đặt trong túi hay hộp kín. Chỉ một lượng nhỏ thải vào ko khí thì có khi ảnh hưởng cả thành phố hay cả thế giới. Những chất phóng xạ trong tự nhiên tồn tại như những cái mỏ, trong rừng thì nhiều khi người ta ko phát hiện được. Cho nên vào rừng cần mang theo máy đo phóng xạ. Mà nếu nhỡ may cái máy báo lên inh ỏi thì cũng xem như là bạn đang ở vùng nguy hiểm, chất phong xạ từ từ nhiêm vàongười bạn rồi. CHo nên thấy vậy thì rút lui ngay lập tức.
-Một số rừng là nơi có nhiều bom mìn còn sót trong chiến tranh.
-Nhiều rừng là căn cứ bí mật của quân đội.
-Thú dữ và độc hại cũng là mối lo hàng đầu khi vào rừng. Nhiều nơi có thú dữ như hổ, báo, voi... Hầu hết đều có nhện, rắn, bọ cạp...
Cho nên nếu không trang bị đồ nghề kỹ và ko có kinh nghiệm thì tuyệt đối ko nên vào rừng mà chưa biết thông tin gì về khu rừng.
 
Last edited:
Re: Phượt Rừng Núi: Thống kê khả năng leo dốc, di chuyển, & vác đồ?

Treking sợ nhất mấy con rắn rết các thứ. Hic. Tự nhien có con nó bò lồm cồm trườn qua trườn lại. Nghĩ thôi đã sợ rồi
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,194
Bài viết
1,174,245
Members
191,989
Latest member
mocpham
Back
Top