Ấp ủ cho chuyến Qui Nhơn và Lý Sơn đã lâu với mấy lần trễ hẹn cùng đồng bọn, sẵn chuyến Gành Đá Dĩa của bác Toàn Thắng (https://www.phuot.vn/threads/19173-Lầu-10-Trốn-chạy-từ-Kôh-Clon-qua-Gành-Đá-Dĩa-(15-17-07)) thêm với việc thời gian cũng khá khá, mở topic rủ rê. Lịch trình sơ sơ như sau:
Các bạn từ Sài Gòn đêm hôm trước có thể đi xe Phương Trang ra Qui Nhơn
Ngày 1: 18/7/2011: Cánh đồng muối Sông Cầu – Tắm biển
- Sáng 8h gặp nhau ở bến xe Qui Nhơn, cùng nhau về khách sạn thuê phòng và xe máy
- Ăn sáng bún sứa chả cá ở Tăng Bạt Hổ (đối diện Tỉnh Ủy Bình Định), đi Ghềnh Ráng là một mũi đá nhô ra biển, dài vài trăm mét. Từ Ghềnh Ráng tầm nhìn thật đẹp, phía Nam với những dải núi xanh xanh trải từng lớp ra đến biển, phía Đông là biển xanh thẳm, mênh mông, chếch phía Bắc là bán đảo Phương Mai, thăm Bãi đá trứng, viếng mộ Hàn Mặc Tử (nghe đâu anh Hàn không còn nằm ở đó nữa), tham quan Tháp Đôi (là cụm tháp người Chăm nằm trong thành phố, gồm có 2 tháp)
- Đi xe máy đi xuôi vào phía nam vào thị xã Sông Cầu (thuộc tỉnh Phú Yên) thăm 140ha muối tại hai cánh đồng muối Tuyết Diêm (xã Xuân Bình) và Trung Trinh (xã Xuân Phương). Cái này là phục vụ các tay súng chộp giật cảnh cánh đồng muối cho thỏa lòng lần trước đi Phú Yên chưa ra đây.
Lúc đi sẽ đi đường QL1 cũ để chiêm ngưỡng Đèo Cù Mông, lúc về sẽ đi đường QL1D để ngắm và tắm biển. Dọc đường QL1D này có nhiều bãi tắm đẹp như Bãi Dài, Bãi Bàu, Bãi Xếp…
- Ăn tối thưởng thức món ghẹ Sông Cầu (hình như bắt ở đầm Cù Mông), món này nghe nói là ngon hơn bất cứ ghẹ ở đâu. Ngoài ra có thể mua về làm quà Cá ngựa, bào ngư, yến biển, hải long ngâm rượu. Điều này đúng đến mức “chuẩn không cần chỉnh” – Quán Hai Bông là một điểm các Phượt nên ghé vì đúng giá, đây là quán đầu tiên của khu vực này nuôi được Ghẹ lột. Ốc nhảy, cá mú đầm Cù Mông cũng là những món đáng thưởng thức.
Ngày 2: 19/7/2011 Đảo Hòn Khô - Đồi cát – Eo gió
- Sáng đi tàu qua đảo Hòn Khô, bơi lặn ngắm san hô đủ kiểu dáng và vô số loài cá biển với nhiều màu sắc. Tắm biển Bãi Tiên, thư giãn trên bãi cát vàng, về thăm làng chài Hải Giang trên đảo.
Ăn trưa dã ngoại các món hải sản dân dã.
- Chiều đi bán đảo Phương Mai, tham quan Eo Gió, một ghềnh biển xinh đẹp của bán đảo Phương Mai có đặc điểm là quanh năm gió lộng.
- Chinh phục Đồi Cát Nhơn Lý với trò chơi trượt cát với ván trượt đặc biệt của Quy Nhơn.
- Đi chơi chợ và mua sắm quà
- Ăn tối và tham quan Quy Nhơn về đêm, ăn xong lên cầu ngắm Quy Nhơn bynight. Hình như đây là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam.
Ngày 3: 20/7/2011 Di tích Quang Trung Tây Sơn – Hầm Hô – Tháp Dương Long
- Bảo tàng Quang Trung là di tích lịch sử rất đặc biệt của Bình Định, cũng là nơi thờ ba anh em nhà Tây Sơn. Thuộc làng Kiên Mỹ, xã Bình Thành, huyện Phú Phong cách TP.Quy Nhơn 50km theo hướng QL19 (ngay ngã 3 cầu Bà Di đi Gia Lai)
- Hầm Hô là một trong các danh thắng cảnh nổi tiếng của đất võ Bình Định. Hầm hô là một dòng suối lớn (một nhánh của sông Côn) dài gần 3km, thuộc địa phận thôn Phú Mỹ, xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, cách thành phố Qui Nhơn khoảng 55 km về hướng Tây Bắc. Ăn trưa tnhững món ẩm thực địa phương tại KDL Hầm Hô. Có món đặc sản cá mương chiên giòn ăn với lá lộc vừng non cuốn bánh tráng.
- Đi đường tắt qua Tháp Dương Long (Tháp Ngà) thuộc xã Tây Bình, huyện Tây Sơn, cách TP.Quy Nhơn khoảng 50 km. Đây không chỉ là ba ngọn tháp Chăm lớn nhất Việt Nam mà còn là tháp được xây bằng gạch cao bậc nhất Đông Nam Á.
- Nếu chưa mệt mỏi và còn thời gian thì trên đường về ghé thăm Hồ Núi Một, phong cảnh là 1 chuyện, nhưng có 1 làng người Bana rất đặc biệt ở đó.
Ngày 4, 5: 21 -22/7/2011 cùng nhau đi ra Lý Sơn, địa điểm tham quan cụ thể sẽ được update sau (tùy thuộc vào thời gian mọi người).
Lịch trình trên chỉ là dự kiến, cung đường và chi phí sẽ được chuẩn lại trong buổi off. Dự kiên off vào 6/7/2011 Star coffee. Hân hạnh được nhận gạch.
Mọi chi tiêt xin liên hê: Thế Vinh - 0908 259861 - nhoctheki@yahoo.com
Các bạn từ Sài Gòn đêm hôm trước có thể đi xe Phương Trang ra Qui Nhơn
Ngày 1: 18/7/2011: Cánh đồng muối Sông Cầu – Tắm biển
- Sáng 8h gặp nhau ở bến xe Qui Nhơn, cùng nhau về khách sạn thuê phòng và xe máy
- Ăn sáng bún sứa chả cá ở Tăng Bạt Hổ (đối diện Tỉnh Ủy Bình Định), đi Ghềnh Ráng là một mũi đá nhô ra biển, dài vài trăm mét. Từ Ghềnh Ráng tầm nhìn thật đẹp, phía Nam với những dải núi xanh xanh trải từng lớp ra đến biển, phía Đông là biển xanh thẳm, mênh mông, chếch phía Bắc là bán đảo Phương Mai, thăm Bãi đá trứng, viếng mộ Hàn Mặc Tử (nghe đâu anh Hàn không còn nằm ở đó nữa), tham quan Tháp Đôi (là cụm tháp người Chăm nằm trong thành phố, gồm có 2 tháp)
- Đi xe máy đi xuôi vào phía nam vào thị xã Sông Cầu (thuộc tỉnh Phú Yên) thăm 140ha muối tại hai cánh đồng muối Tuyết Diêm (xã Xuân Bình) và Trung Trinh (xã Xuân Phương). Cái này là phục vụ các tay súng chộp giật cảnh cánh đồng muối cho thỏa lòng lần trước đi Phú Yên chưa ra đây.
Lúc đi sẽ đi đường QL1 cũ để chiêm ngưỡng Đèo Cù Mông, lúc về sẽ đi đường QL1D để ngắm và tắm biển. Dọc đường QL1D này có nhiều bãi tắm đẹp như Bãi Dài, Bãi Bàu, Bãi Xếp…
- Ăn tối thưởng thức món ghẹ Sông Cầu (hình như bắt ở đầm Cù Mông), món này nghe nói là ngon hơn bất cứ ghẹ ở đâu. Ngoài ra có thể mua về làm quà Cá ngựa, bào ngư, yến biển, hải long ngâm rượu. Điều này đúng đến mức “chuẩn không cần chỉnh” – Quán Hai Bông là một điểm các Phượt nên ghé vì đúng giá, đây là quán đầu tiên của khu vực này nuôi được Ghẹ lột. Ốc nhảy, cá mú đầm Cù Mông cũng là những món đáng thưởng thức.
Ngày 2: 19/7/2011 Đảo Hòn Khô - Đồi cát – Eo gió
- Sáng đi tàu qua đảo Hòn Khô, bơi lặn ngắm san hô đủ kiểu dáng và vô số loài cá biển với nhiều màu sắc. Tắm biển Bãi Tiên, thư giãn trên bãi cát vàng, về thăm làng chài Hải Giang trên đảo.
Ăn trưa dã ngoại các món hải sản dân dã.
- Chiều đi bán đảo Phương Mai, tham quan Eo Gió, một ghềnh biển xinh đẹp của bán đảo Phương Mai có đặc điểm là quanh năm gió lộng.
- Chinh phục Đồi Cát Nhơn Lý với trò chơi trượt cát với ván trượt đặc biệt của Quy Nhơn.
- Đi chơi chợ và mua sắm quà
- Ăn tối và tham quan Quy Nhơn về đêm, ăn xong lên cầu ngắm Quy Nhơn bynight. Hình như đây là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam.
Ngày 3: 20/7/2011 Di tích Quang Trung Tây Sơn – Hầm Hô – Tháp Dương Long
- Bảo tàng Quang Trung là di tích lịch sử rất đặc biệt của Bình Định, cũng là nơi thờ ba anh em nhà Tây Sơn. Thuộc làng Kiên Mỹ, xã Bình Thành, huyện Phú Phong cách TP.Quy Nhơn 50km theo hướng QL19 (ngay ngã 3 cầu Bà Di đi Gia Lai)
- Hầm Hô là một trong các danh thắng cảnh nổi tiếng của đất võ Bình Định. Hầm hô là một dòng suối lớn (một nhánh của sông Côn) dài gần 3km, thuộc địa phận thôn Phú Mỹ, xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, cách thành phố Qui Nhơn khoảng 55 km về hướng Tây Bắc. Ăn trưa tnhững món ẩm thực địa phương tại KDL Hầm Hô. Có món đặc sản cá mương chiên giòn ăn với lá lộc vừng non cuốn bánh tráng.
- Đi đường tắt qua Tháp Dương Long (Tháp Ngà) thuộc xã Tây Bình, huyện Tây Sơn, cách TP.Quy Nhơn khoảng 50 km. Đây không chỉ là ba ngọn tháp Chăm lớn nhất Việt Nam mà còn là tháp được xây bằng gạch cao bậc nhất Đông Nam Á.
- Nếu chưa mệt mỏi và còn thời gian thì trên đường về ghé thăm Hồ Núi Một, phong cảnh là 1 chuyện, nhưng có 1 làng người Bana rất đặc biệt ở đó.
Ngày 4, 5: 21 -22/7/2011 cùng nhau đi ra Lý Sơn, địa điểm tham quan cụ thể sẽ được update sau (tùy thuộc vào thời gian mọi người).
Lịch trình trên chỉ là dự kiến, cung đường và chi phí sẽ được chuẩn lại trong buổi off. Dự kiên off vào 6/7/2011 Star coffee. Hân hạnh được nhận gạch.
Mọi chi tiêt xin liên hê: Thế Vinh - 0908 259861 - nhoctheki@yahoo.com
Last edited: