What's new

Rủ rê 30/4 từ SG,Chinh phục đỉnh Chư Yang Sin (nóc nhà Tây Nguyên 2,442m)

Status
Not open for further replies.
Rủ rê 30/4 từ SG,Chinh phục đỉnh Chư Yang Sin (nóc nhà Tây Nguyên 2,442m)

Đợt rồi hụt mất Chư Yang Sin với đoàn Bidoup, Giỗ Tổ tới cũng bể show, tuy nhiên, vẫn máu nên tớ típ tục âm mưu chinh phục Chư Yang Sin vào 30/4 tới. Tinh thần, lộ trình không khác với đoàn Bidoup, nhưng có lẽ phải cần thêm 1 ngày nữa mới chinh phục đỉnh 442, vì vừa rồi nghe kinh nghiệm chiến hữu đi về, 4 ngày đoàn mới lên tới đỉnh 2,400.

Túm lại, tổng cộng sẽ làm Tarzan 5 ngày, 6 đim, Tối T3 28/4 đi, tối CN 2/5 dìa lại SG.

Đây là lịch trình ban đầu của Bidoup (4 ngày, 5 đim) đê3 pác nào quan tâm có thể tham khảo, tuy nhiên thực tế fai điều chỉnh, sẽ update sau:

Ngày 0: đi xe đò tối từ SG thẳng lên Krông Bông (Đắc Lak)
Ngày 1:
Đi bộ khoảng 24km
7h00 (sáng
Đi bộ khoảng 24 km
7h00 (sáng) đoàn có mặt tại Ban du lịch - dịch vụ.
Hướng dẫn viên du lịch của Vườn giới thiệu vắn tắt 15 phút về chuyến khám phá đỉnh Chư Yang Sin. Chuẩn bị xe otô để đoàn đi Đăk Tuor
10h30 Đoàn có mặt tại thác đăk tour chuẩn bị vào rừng.
15h15 đến vị trí cắm trại 1 (tọa độ UTM X:0223910; Y:1378280) độ cao 830 m so với mặt nước biển. Cắm trại ngủ đêm thứ nhất.

Ngày 2:
Đi bộ khoảng 20 km
5h00 thức dậy
5h45 dùng trà và cà phê pha sẵn.
6h00 điểm tâm, chuẩn bị nước, cơm trưa trong hộp.
7h30 xuất phát đường lên đỉnh
16h00 Đoàn có mặt tại vị trí ngủ tối thứ 2. (Tọa độ X:0220200; Y 1373800) độ cao 1800m so với mặt nước biển.
đỉnh Chư Yang Sin với độ cao 2442m; ăn trưa trên đỉnh.
13h00 đoàn xuống núi.
15h00 xuống núi và đi về điểm cắm trại 1. Ngủ đêm thứ 2

Ngày 3:
Đi bộ khoảng 16km
6h00 điểm tâm, chuẩn bị đầy nước
6h30 bắt leo đỉnh.
11h00 đoàn có mặt ở trên đỉnh, nghỉ ngơi ăn trưa khoảng2 tiếng.
13h20 Xuống núi, đoàn sẽ đi về vị trí ngủ đêm thứ 3, thuận lợi cho việc ngày thứ tư về sớm.

Ngày 4: về đến ban du lịch khoảng 13 h – 14 h 30

Các Tarzan:
1. book_worm
2. Medulich
3-4. Chewingum + OX (confirm nha chị)
5. ...
Tinh thần càng đông càng vui, nhưng chỉ cần 4-6 người (ít nhất 2 nam) là có thể lên đường. Vả lại đây là cơ hội kúi cùng trước khi mùa mưa tới. Pác nào wan tâm, tham gia cho vui nhé.
 
cụ thể hơn chút nữa được ko nhỉ ? ngủ rừng ngủ bụi thế nào
Phải chuẩn bị những gì
 
@3000: Tớ thì cứ quán triệt tinh thần hạ gục nhanh, tiêu diệt gọn, ngon bổ rẻ. Cứ theo kinh nghiệm truyền lại thì nhẩm tính:
- Xe đò 2 chiều đi về SG – Krông Bông: 300k.
- 2 chiều đi về Krông Bông - ??? (quên mất tên, sẽ check lại) : 150k (xe ôm ỏ xe DL)
- ??? - Trạm KL 100k
- Porter: 150k
- Anh Kiểm lâm dẫn đường: 200k
- Thuê lều: 100k
- Food + Nước + bông băng, thuốc than & các đồ lặt vặt … (5 ngày) 400k
TC: 1,300k/tarzan. Tạm ước lượng như vậy vì tùy theo số người trong đoàn, sẽ cần số porter & các anh KL hỗ trợ, sẽ lên chi tiết về chi phí + phân công nhiệm vụ + danh sách tất cả đồ dùng cần mang theo khi off túi xách. Mà mấy vụ này thì chắc chị em làm sẽ tốt hơn.

@ Mr.Râu: chắc chắn chúng ta sẽ chui túi ngủ, ngủ trong lều họăc ngủ võng (loại giành cho đi rừng). Nói chung là chuyến đi này sẽ giành cho những tarzan thứ thiệt vì sẽ khá rừng rú & man rợ. Nhưng đọc những gì đoàn Bidoup viết, tớ thực sự cảm động vì tinh thần đồng đội, tương trợ lẫn nhau của mọi người.

Các pác hứng thú tham gia thì liên lạc tớ qua forum or 0989 044 542.(beer)
 
Last edited by a moderator:
1 tẹo thông tin sưu tầm về CYS. Nói chung, chưa đoàn nào chinh phục được 442 cả, vì không có đường mòn, phải chặt cây lấy đường đi. Có lẽ phải mất thêm ít nhất 1 ngày đường. (beer)

Chư Yang Sin là một trong những dãy núi cao nhất và hùng vĩ nhất Tây Nguyên có nhiều đỉnh núi nối liền nhau với độ cao lần lượt là 1.100m, 1.700m, 2.405m và đỉnh cao nhất là 2.442m (so với mực nước biển) đang chờ đợi những du khách thích mạo hiểm đến khám phá và chinh phục. Nếu Gia Lai – Plei Ku có núi Ngọc Linh, Lâm Đồng – Đà Lạt có núi LangBian thì ĐakLak – Buôn Ma Thuột có dãy núi Chư Yang Sin đầy hoang dã và hấp dẫn nằm gọn trong vườn quốc gia Chư Yang Sin với diện tích gần 59.000 hecta, rừng rậm nhiệt đới trải dài trên hai huyện Krông Bông và Lak của DAKLAK.

Đoàn khảo sát chúng tôi khởi hành từ thành phố Buôn Ma Thuột trong một buổi sáng bình minh rực rỡ của đại ngàn Tây Nguyên. Vượt qua gần 60 km đường trường dọc theo quốc lộ 27 và tỉnh lộ 12, chúng tôi có mặt ở Trung tâm Krông Kmar của huyện Krông Bông lúc 9 giờ. Sau khi mua sắm lương thực và nước uống, chúng tôi tiếp tục vượt qua 25 km nữa mới tới Trung tâm xã Cư Pui, nằm ngay dưới chân dãy núi Chư Yang Sin hùng vĩ. Đến đây, chúng tôi được các đồng chí kiểm lâm thuộc trạm kiểm lâm số 3 (Vườn Quốc gia Chư Yang sin) phối hợp tuyển chọn đội ngũ thanh niên người đồng bào dân tộc M’Nông khoẻ mạnh và đầy kinh nghiệm núi rừng ở buôn Dak Tuor để phục vụ vận chuyển lương thực, thực phẩm vào hang đá Dak Tuor (ở độ cao 450m so với mực nước biển). Tại đây, đoàn chúng tôi nghỉ ăn trưa và chuẩn bị cho cuộc hành trình chinh phục Chư Yang Sin của mình.

Từ thác Dak Tuor đến đỉnh núi cao nhất của dãy Chư Yang Sin chỉ độ 12km nhưng chúng tôi phải mất đến gần 2 ngày trời mới vượt qua được. Chúng tôi mở màn chuyến chinh phục Chư Yang Sin của mình lúc 13 giờ 30 phút ngày 1 tháng 3 năm 2003, men theo dòng suối Ea K’Tour suốt ngày say sưa với bản trường ca của đại ngàn Tây Nguyên. Nước đổ từ độ cao 30 – 40m xuống những tảng đá lớn, nặng hàng ngàn tấn, tạo ra những âm thanh hào hùng của nhạc pop, rock của người bản xứ, lúc véo von, lúc dè dặt, khi dữ dội, lúc dịu êm như sản phẩm âm nhạc của một dàn hợp xướng toàn những nghệ sỹ điêu luyện. Theo hướng dẫn của các đồng chí kiểm lâm, chúng tôi khi thì trèo qua những tảng đá lớn rộng gần cả chục mét vuông, cao đến gần 7-8m lúc thì lội qua dòng nước lạnh như ướp đá, rồi lại trèo, lại lội, lại luồn lách giữa rừng già bên núi, bên vực như đang trở về với thời khai thiên lập địa của ông cha ngày trước. Vượt qua các dãy núi nhỏ như Chư Yang Mok, Chư Yang K’leur và Chư Yang Harr lên độ cao 841m, chúng tôi gặp một bãi đất bằng rộng chừng 200m2 bên dòng suối thơ mộng và một bãi tắm tuyệt đẹp. Dọc theo chiều dài con suối Ea K’tuor thì có lẽ nơi đây là nơi đẹp nhất và lý tưởng nhất để cắm trại nghỉ qua đêm. Ngoài bãi đá nhấp nhô bên triền dốc thoai thoải của cánh rừng nguyên sinh nhiệt đới, chúng ta có thể thả mình trong dòng nước trong như lọc và mát đến tột cùng để xua tan cái mệt mỏi của chặng đường đầu tiên trèo đèo, vượt suối để chinh phục Chư Yang Sin.


Ở giữa rừng sâu của miền nhiệt đới, trong màn đêm sâu thẳm, chúng ta có thể thưởng thức những món ăn dân dã tự chế của người đồng bào bản địa, nướng cá được bắt từ suối lên để nhấm rượu và nghe những câu chuyện huyền thoại về các anh hùng bộ tộc đã anh dũng chiến đấu với thiên nhiên hoang dại, với thú dữ và cả với quân thù man rợ, nghe người dân bản xứ kể những bản trường ca Tây Nguyên, và rồi cái lạnh về đêm như làm cho chúng ta dễ ngủ hơn.

Sáng hôm sau, chúng ta dễ bị đánh thức bởi những tiến kêu là lạ, tiếng vượn hót, tiếng heo rừng gọi nhau và cả tiếng chim kỳ lạ mà trong đời chưa một lần được nghe. Buổi sáng ngày thứ hai đã bắt đầu. Điểm tâm xong, chúng tôi lại chuẩn bị lên đường. Sau khi vượt qua ngọn núi Chư Yang Hat với chiều dài khoảng chừng 5 km và ở độ cao 1.100m. Lúc này, mặt trời đã đứng bóng, chúng tôi dừng chân bên một dòng thác vẫn chưa được ai đặt tên, dòng nước vẫn mát lạnh. Kể từ đây, cuộc hành trình của chúng tôi bắt đầu thoát ly dòng nước mát và cũng kể từ đây, chúng tôi bắt đầu hành trình chính thức chinh phục đỉnh Chư Yang Sin, bởi với độ cao 1.100m mới chỉ là chân núi chính của Chư Yang Sin.

Một buổi chiều vất vả với độ dài chỉ chưa đầy 1,5km nhưng lại lên tận độ cao 1.700m thật không phải dễ. Nhiều thành viên trong đòan một phần vì lớn tuổi, phần khác vì nặng ký nên leo trèo có vẻ khó khăn hơn. Còn bọn trai trẻ chúng tôi cứ thế băng băng vượt lên đỉnh, cứ nhằm thẳng đỉnh đồi mà tiến. Đến giữa đỉnh núi, chúng tôi tạm nghỉ chân dưới tán một cây cổ thụ ắt hẳn đã vài ngàn trăm tuổi, chu vi của gốc cây phải đến 10 người ôm cũng không xuể. Đứng dưới gốc cây này chụp hình, sao cảm thấy con người quá nhỏ bé! Trời sắp tối, dù đã thấm mệt nhưng càng đi càng thấy thú vị. Những nhánh lan rừng ngào ngạt tỏa hương thơm giữa núi rừng mênh mông càng thêm phần hấp hẫn cho những ai thích khám phá và mạo hiểm. Tới đỉnh 1.700m, chúng tôi phải “đóng đô” tại đây. Nhiệt độ ban ngày trung bình từ 19 – 200c, nhưng vào ban đêm nhiệt độ bắt đầu hạ xuống dưới 150c. Với nhiệt độ này thì đài dự báo thời tiết đã là rét, nhưng cái mệt vẫn đưa ta vào giấc ngủ một cách ngon lành. Tuy là đỉnh cao nhất của ngọn núi 1.700m nhưng đây mới chỉ là chân của dãy núi hùng vĩ Chư Yang Sin 2.442m. Từ độ cao này nhìn xuống, cảnh vật như chìm trong chiều sâu thăm thẳm, còn khi nhìn lên vẫn còn những ngọn núi ngút trời, đang vươn mình giữa trời cao lộng gió đầy vẻ thách thức. Ở nơi đây, nếu muốn dùng nước, chúng tôi phải trèo xuống núi với độ sâu chừng hơn 100m mới mang được nước về. Nếu du khách đến vị trí này thì cần phải biết tiết kiệm nước. Buổi sáng ngày thứ ba đến với đoàn chúng tôi trông ai nấy đều hừng hực sức sống, hăm hở và sẵn sàng chinh phục đỉnh núi đang ẩn hiện trong sương mù. Chỉ với chặng đường hơn 1km nhưng độ cao lên tới gần 800m, có thể nói chặng đường cam go nhất là đây. Nhiều nơi vách đá cheo leo, thẳng đứng, chúng tôi phải bám vào rể cây mà leo. Đôi khi, phải luồn mình dưới những rặng le ngun ngút rêu bám lên tận ngọn cây. Sau hơn 3 tiếng đồng hồ làm “vận động viên leo núi”, chúng tôi đã có mặt tại đỉnh núi 2.405m. Đứng trên này nhìn xuống mới thấy con người thật to lớn và vĩ đại biết bao. Mây vẫn bay dưới chân lúc mờ lúc tỏ, các đồng chí kiểm lâm cho biết nếu gặp hôm thời tiết đẹp và dùng thiết bị nhìn xa, chúng ta có thể thấy rõ trung tâm huyện M’Drăk, Krông Kmar, Lăk và thậm chí nhìn thấy toàn cảnh thành phố Buôn Ma Thuột như một tấm bản đồ thu nhỏ…Sau khi thưởng ngoạn cảnh núi rừng từ độ cao 2.405m, chúng tôi muốn được đặt bàn chân mình lên đỉnh núi cao nhất Chư Yang Sin nhưng rất tiếc, những người dẫn đường sành điệu ở đây cho biết chẳng có cách nào qua đó cả vì đường đi rất nguy hiểm.

Con đường trở về khó khăn chẳng kém lúc lên là bao nhưng chúng tôi cố gắng rút gọn trong vòng 1/3 thời gian. Chỉ sau 1 tiếng đồng hồ xả dốc, chúng tôi đã có mặt ở độ cao 1.700m. Sau khi ăn trưa xong, chỉ thêm 3 tiếng đồng hồ vượt rừng chúng tôi đã đến được nơi cắm trại dừng chân đêm trước ở độ cao 841m bên dòng suối Ea K’tuor thân quen.

Sáng ngày hôm sau, chỉ cần vượt qua vài ngọn đồi thấp chúng tôi lại xuất hiện ở hang đá Dak Tuor. Mười hai giờ trưa hôm đó, chúng tôi đã về đến trung tâm xã Cư Pui và để trở về Buôn Ma Thuột - kết thúc hành trình chinh phục Chư Yang Sin.
 
Hay đấy. Em tham gia. Nhưng mà hơi lạ là sao phải thuê kiểm lâm theo từng người. Tưởng chỉ cần 1-2 kiểm lâm dẫn đường là đủ rồi chứ?

À mà em xuất phát từ HN nên chi phí chắc phải hơn mức bác đưa ra rồi. Sẽ bay thẳng HN-BMT rồi hẹn nhau Krong bông
 
Thật thú vị, tớ dự định sẽ join làm tazan nhưng mà cho hỏi là tớ chưa có kinh nghiệm về leo núi, vậy có tham gia được hay không?
Nếu được thì tớ cần trang bị cái quái quỉ gì để chuyến đi ít bị....thiếu trước hụt sau ?
 
@ 3000: Wellcome. Đúng là đoàn cần 2 anh KL thôi, (1 để phòng hờ tháp tùng ai đó bắt buộc phải quay về). CP cho anh KL 100k/ngày, tớ để ở đây là cho đoàn khoang 8-10ng. Số porter cũng tùy thuộc vào lượng người trong đoàn, trung bình 5ng/1 porter.
Từ BMT đến Krong Bông khoảng 30km, pác có thể đi xe ôm. Để tớ xem cụ thể pác nên đi thế nào để nhập đoàn nhanh nhất rồi báo lại cho pác. Đằng nào thì đoàn cũng chờ chị Chewingum & anh OX từ Đà Lạt qua.

Cập nhật đoàn phát:
1. book_worm
2. Medulich
3-4. Chewingum + OX
5. 3000 (từ HN)
6. noobvodoi
7-8. Caheo + ngoc (bạn tớ)
9...

@ Tichuot: nói chung đi CYS cũng chả cần kinh nghiệm gì đâu, có sức khỏe thì tốt vì pác thấy lịch trình 1 ngày trekking hăm mấy km mà. Quan trọng nhất chúng ta phải có nghị lực & tinh thần đồng đội, tương trợ lẫn nhau.
- Đồ dùng đi rừng thì cũng như mọi chuyến đi rừng khác: lều, túi ngủ hay võng, găng tay, thuốc DEP, đèn pin...nói chung là tớ sẽ lên 1 danh sách cụ thể khi off, cái gì thiếu sẽ trang bị.
Pác join thì confirm nhé.
 
thấy nhà bidoup bọn em đi cũng hết 1700k nhưng đó là do có cp thuê porter sau nghe anh em kể lại porter giỏm lắm thuê tốn tiền vô ích chẳng vác được cái gì cho mình cả...
 
@ Tichuot: nói chung đi CYS cũng chả cần kinh nghiệm gì đâu, có sức khỏe thì tốt vì pác thấy lịch trình 1 ngày trekking hăm mấy km mà. Quan trọng nhất chúng ta phải có nghị lực & tinh thần đồng đội, tương trợ lẫn nhau.
- Đồ dùng đi rừng thì cũng như mọi chuyến đi rừng khác: lều, túi ngủ hay võng, găng tay, thuốc DEP, đèn pin...nói chung là tớ sẽ lên 1 danh sách cụ thể khi off, cái gì thiếu sẽ trang bị.
Pác join thì confirm nhé.

Vậy khi nào các bác off để em đến và tham dự. Sau đó sẽ đưa ra quyết định.
Thời gian 6 ngày là ok, và tiêu hoa cỡ 1.4 mẽo thì không có problem. ;)
Em đề nghị như vậy không biết các bác có :T em hay không?
 
Status
Not open for further replies.

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,293
Bài viết
1,174,932
Members
192,025
Latest member
369
Back
Top