ngynvuloc
Phượt thủ
Nó tự gọi mình theo cái ngôi thứ 3, trước giờ nó toàn kể truyện theo ngôi thứ nhất mà thôi, nhưng chán rồi, nó đổi phong cách hành văn.
Cuối tuần vừa rồi, nó đã thực hiện một cuộc hành trình dài 180km từ Sài Gòn đến Tây Ninh, so với với những người khác thì đạp xe 180km/ngày thì là chuyện nhỏ, bởi vì nó có biết một anh bên diễn đàn xedap.org chạy 400km/ngày. Dẫu biết thế, nhưng đối với nó, cái quãng đường 180km đó đối với nó là một cái gì đó rất hoành tráng, bởi vì nó đã phải vượt qua những thử thách của lí trí để về được đến nhà.
Chuyện bắt đầu từ việc nó mua chiếc xe đạp mới, nó thích đi du lịch bằng xe đạp, nó băn khoăn trắc trở về việc chọn xe, xe đạp hãng nổi tiếng dạng second-hand hay xe mới nội địa VN. Nó nhức óc trong việc chọn xe trong nhiều tuần liền, mà thật ra chọn lựa của nó cũng chẳng có nhiều bởi vì nó chỉ có khoảng 4.5tr mà thôi. Nó lang thang diễn đàn phuot.vn này, thấy nhiều người chọn chiếc xe Asama A48 để đi đường dài, và sự chọn lựa cuối cùng của nó là ra số 107 Võ Thị Sáu Q.3 rinh về chiếc xe đó. Mới đầu nó thấy hơi hối tiếc, chiếc xe có vẻ quá khổ với một thằng cao chưa tới 1m65 như nó. Nhưng rồi mọi cái sự tiếc nuối đó đã được chuyển hóa sang sự thõa mãn sau khi nó dùng chiếc xe đạp đó chinh phục quãng đường dài 180km.
(Con xe chiến mã của nó)
Trước ngày đi, nó dùng google maps để lên lộ trình, sau đó ghi lại những điểm chính trên cung đường đó (Lộ trình của nó https://maps.google.com/maps/user?uid=204662675695283000921&hl=en). Một thằng sinh viên như nó thì làm gì có GPS để mà dùng, cái điện thoại của nó xài cũng chỉ là Nokia 1280 thì làm sao mà xài GPRS cho được. Nó dùng “Google-mồm”, đi đến đâu hỏi đến đấy, rất tiện lợi và ít tốn kém mà độ chính xác lại rất cao. Chẳng ai dám phủ nhận rằng Google biết rất nhiều, google có thể cho ta biết bản đồ của bất kỳ nước nào trên thế giới, nhưng trên thực tế thì nhân viên làm việc cho Google chỉ có ngồi trong phòng suốt ngày, làm sao mà rành đường bằng các “thổ địa” địa phương được.
Nó rời khỏi nhà lúc 5:30 sáng, đạp dọc theo con đường Hương Lộ 2 về phía Tây Ninh, nó thấy nó chọn ngày đi quá chuẩn, khi mà cái nóng nực của miền Nam đã được xua tan bởi những cơn mưa. Quả thật, ngày hôm đó thiên nhiên cũng ưu ái cho nó, nó đạp suốt 3 tiếng đồng hồ mà chẳng thấy nắng gì cả, tuy là 9:00 sáng nhưng ông mặt trời hiền hòa vẫn còn e thẹn núp sau những đám mây, nhường chỗ cho làn trời trong xanh. Con đường nó đi không phải là đường lộ, nên xe cộ cũng ít, dân cư 2 bên đường không đông và đồng cỏ nhiều, gió thổi mát rượi. Nó thích thú khi đi qua những chỗ cây cao, mùa hè ve kêu rôn ra vui tai, đi phuot nó không bao giờ đeo tai nghe nhạc, cốt yếu là vì nó muốn thưởng thức âm nhạc của thiên nhiên.
(Cổng chào của thiên nhiên rộn ra với tiếng ve)
(Hè về rồi, tiếc là hè năm nay nó phải đi học!!!)
Càng về phía Tây Ninh thì nhiệt độ càng nóng, và ông mặt trời lúc này đã “bớt” hiền rồi, nắng nóng khiến cho nó bốc hơi. Nó tính ghé mua một chai nước lạnh để giải nhiệt rồi đi tiếp, thế nhưng khi mua xong, nó chui tọt vào quán ngồi luôn, nó trốn nắng, nó hạ nhiệt bằng một hũ ya-ua đông lạnh. Bà chủ quán hỏi nó đi đâu, nó đáp “dạ con đi Tòa Thánh”, khi biết rằng nó muốn ghé hồ Dầu Tiếng trên đường về, bà chỉ cho nó đường ngắn nhất để đi. Nó biết ơn lòng tốt của bà, nhưng nó vẫn cứng đầu chọn cung đường xa, chỉ bởi vì nó muốn xem xem nó có thể đi được 180km/ngày hay không? Khoảng 10:30 nó có mặt tại Tòa Thánh Tây Ninh, vậy tính ra thì nó đã hoàn thành 80km lượt đi chỉ trong 5 tiếng.
Tòa thánh Tây Ninh thật là rộng lớn, khuôn viên tòa thánh chắc cũng phải bự hơn công viên Tao Đàn gấp 2 lần (nó hơi ngu trong việc quan sát để ước lượng). Đến đây mới thấy rằng, Cao Đài là một tôn giáo không nhỏ, trong khuôn viên của tòa thánh, có rất nhiều phòng ban hành chính chịu trách nhiệm về việc quản lý và tổ chức. Về mặt kiến trúc thì nơi đây mang đậm nét văn hóa Việt Nam từ các chi tiết trang trí cho đến màu sắc.
(Mặt chính diện của tòa thánh)
(Có vẻ màu trắng đóng vai trò quan trọng trong đạo Cao Đài, không chỉ trang phục của đạo hữu, mà còn đến ghế ăn cũng màu trắng)
(Họa tiết rồng Việt Nam)
(Theo ba đi lễ - đạo hữu nhỏ tuổi nhất tôi thấy trong tòa thánh)
Cuối tuần vừa rồi, nó đã thực hiện một cuộc hành trình dài 180km từ Sài Gòn đến Tây Ninh, so với với những người khác thì đạp xe 180km/ngày thì là chuyện nhỏ, bởi vì nó có biết một anh bên diễn đàn xedap.org chạy 400km/ngày. Dẫu biết thế, nhưng đối với nó, cái quãng đường 180km đó đối với nó là một cái gì đó rất hoành tráng, bởi vì nó đã phải vượt qua những thử thách của lí trí để về được đến nhà.
Chuyện bắt đầu từ việc nó mua chiếc xe đạp mới, nó thích đi du lịch bằng xe đạp, nó băn khoăn trắc trở về việc chọn xe, xe đạp hãng nổi tiếng dạng second-hand hay xe mới nội địa VN. Nó nhức óc trong việc chọn xe trong nhiều tuần liền, mà thật ra chọn lựa của nó cũng chẳng có nhiều bởi vì nó chỉ có khoảng 4.5tr mà thôi. Nó lang thang diễn đàn phuot.vn này, thấy nhiều người chọn chiếc xe Asama A48 để đi đường dài, và sự chọn lựa cuối cùng của nó là ra số 107 Võ Thị Sáu Q.3 rinh về chiếc xe đó. Mới đầu nó thấy hơi hối tiếc, chiếc xe có vẻ quá khổ với một thằng cao chưa tới 1m65 như nó. Nhưng rồi mọi cái sự tiếc nuối đó đã được chuyển hóa sang sự thõa mãn sau khi nó dùng chiếc xe đạp đó chinh phục quãng đường dài 180km.
(Con xe chiến mã của nó)
Trước ngày đi, nó dùng google maps để lên lộ trình, sau đó ghi lại những điểm chính trên cung đường đó (Lộ trình của nó https://maps.google.com/maps/user?uid=204662675695283000921&hl=en). Một thằng sinh viên như nó thì làm gì có GPS để mà dùng, cái điện thoại của nó xài cũng chỉ là Nokia 1280 thì làm sao mà xài GPRS cho được. Nó dùng “Google-mồm”, đi đến đâu hỏi đến đấy, rất tiện lợi và ít tốn kém mà độ chính xác lại rất cao. Chẳng ai dám phủ nhận rằng Google biết rất nhiều, google có thể cho ta biết bản đồ của bất kỳ nước nào trên thế giới, nhưng trên thực tế thì nhân viên làm việc cho Google chỉ có ngồi trong phòng suốt ngày, làm sao mà rành đường bằng các “thổ địa” địa phương được.
Nó rời khỏi nhà lúc 5:30 sáng, đạp dọc theo con đường Hương Lộ 2 về phía Tây Ninh, nó thấy nó chọn ngày đi quá chuẩn, khi mà cái nóng nực của miền Nam đã được xua tan bởi những cơn mưa. Quả thật, ngày hôm đó thiên nhiên cũng ưu ái cho nó, nó đạp suốt 3 tiếng đồng hồ mà chẳng thấy nắng gì cả, tuy là 9:00 sáng nhưng ông mặt trời hiền hòa vẫn còn e thẹn núp sau những đám mây, nhường chỗ cho làn trời trong xanh. Con đường nó đi không phải là đường lộ, nên xe cộ cũng ít, dân cư 2 bên đường không đông và đồng cỏ nhiều, gió thổi mát rượi. Nó thích thú khi đi qua những chỗ cây cao, mùa hè ve kêu rôn ra vui tai, đi phuot nó không bao giờ đeo tai nghe nhạc, cốt yếu là vì nó muốn thưởng thức âm nhạc của thiên nhiên.
(Cổng chào của thiên nhiên rộn ra với tiếng ve)
(Hè về rồi, tiếc là hè năm nay nó phải đi học!!!)
Càng về phía Tây Ninh thì nhiệt độ càng nóng, và ông mặt trời lúc này đã “bớt” hiền rồi, nắng nóng khiến cho nó bốc hơi. Nó tính ghé mua một chai nước lạnh để giải nhiệt rồi đi tiếp, thế nhưng khi mua xong, nó chui tọt vào quán ngồi luôn, nó trốn nắng, nó hạ nhiệt bằng một hũ ya-ua đông lạnh. Bà chủ quán hỏi nó đi đâu, nó đáp “dạ con đi Tòa Thánh”, khi biết rằng nó muốn ghé hồ Dầu Tiếng trên đường về, bà chỉ cho nó đường ngắn nhất để đi. Nó biết ơn lòng tốt của bà, nhưng nó vẫn cứng đầu chọn cung đường xa, chỉ bởi vì nó muốn xem xem nó có thể đi được 180km/ngày hay không? Khoảng 10:30 nó có mặt tại Tòa Thánh Tây Ninh, vậy tính ra thì nó đã hoàn thành 80km lượt đi chỉ trong 5 tiếng.
Tòa thánh Tây Ninh thật là rộng lớn, khuôn viên tòa thánh chắc cũng phải bự hơn công viên Tao Đàn gấp 2 lần (nó hơi ngu trong việc quan sát để ước lượng). Đến đây mới thấy rằng, Cao Đài là một tôn giáo không nhỏ, trong khuôn viên của tòa thánh, có rất nhiều phòng ban hành chính chịu trách nhiệm về việc quản lý và tổ chức. Về mặt kiến trúc thì nơi đây mang đậm nét văn hóa Việt Nam từ các chi tiết trang trí cho đến màu sắc.
(Mặt chính diện của tòa thánh)
(Có vẻ màu trắng đóng vai trò quan trọng trong đạo Cao Đài, không chỉ trang phục của đạo hữu, mà còn đến ghế ăn cũng màu trắng)
(Họa tiết rồng Việt Nam)
(Theo ba đi lễ - đạo hữu nhỏ tuổi nhất tôi thấy trong tòa thánh)
Last edited: