What's new

[Chia sẻ] Sáng kiến chống đinh tặc, các bạn xem thử...

diengiadung

Phượt gia
Có lẽ ngoài nổi lo chuyện tai nạn, hỏng hóc dọc đường thì người đi xe gắn máy còn một nổi lo không nhỏ khác: đó là "đinh tặc".

Trên thế giớ, chỉ VN mình mới có nghề ác ôn này:
phu1.jpg


Trong những chuyến phượt phẹo xa xôi, dân du lịch bụi thường bị ám ảnh chuyện này khá nhiều. Nhiều câu chuyện về sự khốn khổ cùa người đi đường ví dụ như chuyện anh Tuấn (ở Ea H’Đing, Cư M’Gar, Đắk Lắk) đi từ Đắk Lắk về TP.HCM thay ruột xe 19 lần... và đương nhiên vừa nhận giá trời ơi, vừa ruột dỏm, vừa mất thời giờ... làm chùng bước chân của người lữ khách trên các cung đường nổi tiếng về sự lộng hành của đinh tặc.

Cũng chính vì nguyên do này mà mình đã hủy bỏ chuyến phượt TPHCM - Gia Nghĩa - Di Linh - Tánh Linh do QL13 và QL14 rất "lừng lẫy" vì danh tiếng một cung đường của... đinh tặc, chẹp!

1296891528-dinh2.jpg


Do sau này sức khỏe kém: mình tự nhắm chuyện cạy vỏ, tháo bánh rồi tự vá xem ra không ổn như hồi còn thanh niên - việc mình đem phòng xa ruột trước - sau cũng chỉ là liều thuốc be bé tạo chút cảm giác an tâm... chứ nếu đính đinh tặc thì cũng đành chịu thua phương cách trấn lột này giữa ban ngày ban mặt.

Trong khi các địa phương vẫn còn bó tay với vấn nạn có chiều hướng gia tăng này thì người đi xe phải tự bảo vệ mình thôi - Vậy cách gì để phòng tránh "tương đối" những cây đinh bẻ cong, những miếng sắt ách rô bén nhọn được cố ý tung ra giữa đường trong sáng sớm hay đêm tối?

Miếng chắn bùn chống đinh thường bạt gió mỗi khi chạy nhanh...:
chongdinhtac.jpg


Cán đinh hay ách rô nếu dính bánh trước: coi chừng bạn đã chạy nối đuôi theo xe khác, xe trước cán làm nẩy lên - xe chạy sau bị đâm thủng. Còn thông thường thì khi bánh trước xe máy của bạn cán phải đinh (hay ách rô sắt) khiến đinh này bật lên và bánh sau sẽ bị dính quả.

Đã từng có lần mình dùng miếng lót chuột dày cắt hình thang (như cái chắn bùn) treo phía dưới gầm máy với ý định khi bánh trước cán đinh làm nẩy lên: miếng chắn này sẽ làm bật đinh ra hướng khác, tránh việc găm vào bánh sau. Tuy nhiên: do miếng chắn này bọc gió nhiều khi chạy với tốc độ hơi cao nên nó thường bị bạt đi dù mình cố ý bắt thêm vài con bù lon nặng bên dưới - Khi miếng chắn đã bị bạt xéo rồi thì hiệu quả còn thấp, xem ra không ổn.

Giờ đây mình nghĩ ra cách này: dùng lưới sắt mỏng (thứ này thì không bạt gió) cắt thành hình thang và gập các bìa lưới lại cho thêm cứng cáp. Đo cắt là sao để khi treo dưới gầm xe: lưới cách mặt đất chừng 4cm là ổn.

Lưới mình định làm là thứ lưới này: cắt từ giỏ trước xe đạp:
28092010690+a.jpg


Loại lưới mình có ý định sử dụng là lưới thường dùng trên các giỏ trước gắn trên xe đạp hay phần sau chảo anten - lưới sắt này mềm, dễ uốn nắn, dễ cắt và rất thoáng.

Tạo lưới xong thì thêm hai nẹp sắt dày phía dưới cạnh hình thang dài (Hoặc bắt thêm vài con bù lon) cho có sức nặng, tránh đong đưa. Dùng hai sợi dây rút nhựa lòn phía trên lưới, choàng qua cây sắt để chân Win100 dưới gầm máy rồi rút lại, rút lỏng thôi - cốt ý khi gặp vật cản như đá, thềm đường, gò đất... thì lưới chắn đưa ra phía sau, không làm biến dạng lưới.
Treo lên rồi cũng cần uốn cho lưới có hình cánh cung hướng ra phía trước - chủ ý khi gặp vật gì đó văng vào thì vật lạ sẽ bị hất sang hai bên.

Người khác làm: Vừa "chống", vừa "hốt"... Nhưng chuyện gió bạt sẽ làm giảm hiệu quả:
Dinh+tac+3.JPG


Bạn cũng có thể cắt lưới dài hơn mươi phân: phần dài hơn này cần gập đôi phía dưới rồi uốn cong theo hình máng - chủ ý hứng luôn đinh, ách rô khi những thứ này đập vào lưới và rớt xuống. Tuy nhiên làm lòng máng thì không thể uốn lưới hình cánh cung được.

Mình dự tính như vậy nhưng hiện tại vẫn chưa tìm thấy chổ nào bán loại lưới mềm này. Cả những chổ vá xe đạp quen mình cũng hỏi giỏ xe đạp cũ nhưng không ai có (khi có thì họ... bán sắt ký hoặc vứ đi, ai nghĩ giữ nó làm gì). Có lẽ tìm hoài không ra, phải mua quách một cái giỏ xe đạp mới về cắt lấy lưới vậy.
Mình mong rằng đây sẽ là phương cách tốt để giúp những người điều khiển xe gắn máy trên đường có thêm sự an toàn, tránh chuyện phải "dính quả" của những kẻ làm ăn không chân chính.

Còn bạn, bạn thấy như vậy có ổn không? Bạn biết chổ nào bán lưới này không? Rất mong có nhiều ý kiến của tất cả các bạn về chuyện này.
 
Bạn diengiadung nếu ở TP.HCM thì đến đường Trịnh Hoài Đức Q.5, Mèo đảm bảo là bạn muốn tìm loại lưới gì cũng có, từ lưới sắt, lưới thép, lưới inox, lưới đồng, lưới sắt sơn tĩnh điện, đủ mọi chủng loại và qui cách đều có cả.
 
@Diengiadung :Trên thế giớ, chỉ VN mình mới có nghề ác ôn này:

Việt Nam có mấy thứ mà thế giới không hề có : Ném đá lên tàu hỏa , cưa bom lấy thuốc nổ , đinh tặc .
 
Last edited:
Các bạn trong Miền Nam đa phần đường phẳng, rộng thì phù hợp chứ còn bọn em ngoài Bắc này toàn đường núi, ổ gà, nếu lắp thêm cái này đảm bảo ko được.
Được cái hiện nay các vùng núi phía Bắc ý thức người dân rất tốt, hiếm khi dính fải loại đinh cố tình này, hầu như thủng săm là do lốp yếu hoặc đinh cũ từ thùng, xe của dân làm đường núi bị rớt lại, nếu xe chuẩn bị kỹ thì đi Hà Giang, Lào Cai 5-6 ngày ko hề bị sao hết.
Dù sao, sáng kiến của bác cũng rất là hay, xin cảm ơn!
 
Nhìn đống đinh trên tay người chụp hình thấy ớn quá, hik. Sợ cái nạn này kinh. Chạy Atti mà phải dắt bộ thì thật là kinh khủng :((
 
nói thật là nhìn cái miếng cao su kia em thấy không ưng mắt tẹo nào...hiệu quả thì chưa biết như nào
 
Hồi sáng đi chợ Kim Biên, bỏ xe lết bộ hết đường Trịnh Hoài Đức: lưới đủ loại nhưng thứ mình cần lại không có!
Chẹp chẹp, mửng này phải "làm thịt" cái giỏ xe đạp thôi. Làm bằng cái này tương đối thẩm mỹ, lại thoáng và chắc cú hơn mấy miếng chắn bùn.
 
Bác diengiadung gắn lưới như vậy chỉ đi được đường quốc lộ thôi, còn đường tỉnh lộ, hoặc đường gồ ghề nhiều đá 5x7 hoặc lớn hơn thì bác vất vả đấy, em thì vẫn theo truyền thống, đem theo ruột và đồ nghề vá, :)
 
Bạn có thể yên tâm xài Miếng lót chống đinh Liên Vinh, chống hầu hết các loại đinh đặc biệt là đinh hình tam giác , tứ giác. Mình đang xài nè, hầu như không có đinh gì thủng được hết, xài rất yên tâm.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,288
Bài viết
1,174,894
Members
192,024
Latest member
MienPham
Back
Top