Đối với những bạn đi Nhật rồi thì hẳn sẽ biết đây là 1 đất nước của những lễ hội đậm chất văn hóa truyền thống. Mà kể cả chưa đi Nhật thì qua các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt là Internet thì các bạn có lẽ cũng được tuyên truyền 1 điều là Nhật Bản là vùng đất của những lê hội vô cùng độc đáo và thú vị. Chỉ từ những hành động thường ngày như ngắm hoa, ngắm trăng cũng có thể thành ngày lễ quốc gia. Nghe thì có vẻ lạ nhưng thực sự người Nhật rất coi trong những hoạt động này vì nó là truyền thống lâu đời với những ý nghĩa sâu sắc đối với toàn thể người dân Nhật Bản. Trong bài viết này mình xin chia sẻ về lễ hội ngắm trăng Tsukimi để nếu có dịp đi Nhật thì bạn có thể tham gia và phần nào trải nghiệm cuộc sống cũng như văn hóa của con người nơi đây. (Mình có tham khảo thông tin từ 1 số nguồn nước ngoài như Wikipedia và thespruceeat.com.)
Tên gọi, thời gian và địa điểm diễn ra lễ hội
Tsukimi (0tsukimi) hay con gọi là Jugoya là lễ hội ngắm trăng truyền thống của Nhật được tổ chức hàng năm vào trùng với dịp Trung Thu ở Việt Nam (khoảng ngày 15 tháng 8 âm lịch). Đây là thời điểm trăng tròn nhất trong năm và bầu trời quang đãng rất thích hợp với việc ngắm trăng. Người Nhật gọi ngày này là Jugoya và nó không cố định mà sẽ thay đổi hàng năm, thường là từ tháng 8 đến tháng 10. Có những năm trăng trong ngày Jugoya ko phải là hình tròn vo mà nó sẽ khuyết một chút nhưng lại là ngày mà trăng sáng nhất trong năm.
Vì là ngày lễ quốc gia nên người Nhật có thể tổ chức tại nhà với quy mô gia đình. Nhưng vẫn có những địa điểm thuận tiện nhất cho ngắm trăng, thu hút rất nhiều người từ các nơi đổ về và tạo thành từng nhóm ngồi cùng nhau. Nếu muốn tham gia lễ hội này mà lại không có người thân bên Nhật, hoặc ưa thích không khí vui tươi nhộn nhịp, bạn có thể tìm đến các ngôi chùa nổi tiếng như Mozu Hachimongu hay Sumiyoshi Taisha. Đây là những địa điểm tổ chức lễ hội ngắm trăng cho mọi người cùng tham gia. Nhưng bạn phải chú ý không nên cười đùa quá trớn vì đây là những nơi linh thiêng mà người Nhật rất tôn kính.
Lịch sử lễ hội
Được bắt đầu từ thời kì Nara 1 cách lẻ tẻ và phải đến thời kì Heian (năm 794) thì Tsukimi mới được truyền bá từ Trung Quốc sang Nhật bản rồi được phổ biến rộng rãi và tổ chức trên khắp cả nước. Khi đó mọi người sẽ vừa thưởng thức ánh trăng trên những đồng cỏ lau vừa ngâm thơ và ăn những món ăn truyền thống. Trong quá khứ, vào tối ngày diễn ra lễ hội, mọi người mọi nhà thường cùng tổ chức vui chơi ăn uống 1 cách tưng bừng náo nhiệt thậm chí là qua đêm sang đến sáng hôm sau. Tuy nhiên những năm trở lại đây, người Nhật có xu hướng tổ chức lễ hội ngắm trăng trong quy mô gia đình để các thành viên có cơ hội ngồi lại với nhau cùng trò chuyện chia sẻ những câu chuyện cuộc sống.
Những món ăn truyền thống trong lễ hội
Theo phong tục cổ truyền, cũng giống như ở Việt Nam có bánh trung thu, thì ở Nhật sẽ ăn bánh dango. Đây là 1 loại bánh làm từ gạo có dạng giống bánh bao nhưng được nặn thành hình tròn như mặt trăng hoặc hình con thỏ. Bánh thường được xếp vào khay hoặc xiên thành những xiên riêng. Người Nhật vốn nổi tiếng cầu kì và sáng tạo trong việc chế biến và trang trí món ăn và chúng ta có thể thấy điều đó qua loại bánh này. Những chiếc bánh dango đủ mọi màu sắc, kiểu dáng với những vật trang trí nhỏ được rắc lên trên để tạo thành mặt cười hay hình con vật.
Ngoài ra, còn có các loại bánh khác được làm từ hạt dẻ, khoai môn và bí ngô. Những món bánh này thường được dùng với trà. Vừa ăn bánh vừa uống trà vừa ngắm cảnh vật đêm trăng chính là nét truyền thống và đặc trưng mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp vào thời điểm lễ hội ngắm trăng này ở Nhật.
Nếu bạn có hứng thú với những lễ hội truyền thống của Nhật Bản, thì dưới đây là 1 bài viết mà mình nghĩ cũng rất thú vị về 1 lễ hội rước kiệu của Nhật, đem đến 1 bầu không khí hoàn toàn khác với lễ hội Tsukimi:
http://sanvevietnamairlines.com/inf...-le-hoi-phan-2-kishiwada-danjir-matsurii.html
Tên gọi, thời gian và địa điểm diễn ra lễ hội
Tsukimi (0tsukimi) hay con gọi là Jugoya là lễ hội ngắm trăng truyền thống của Nhật được tổ chức hàng năm vào trùng với dịp Trung Thu ở Việt Nam (khoảng ngày 15 tháng 8 âm lịch). Đây là thời điểm trăng tròn nhất trong năm và bầu trời quang đãng rất thích hợp với việc ngắm trăng. Người Nhật gọi ngày này là Jugoya và nó không cố định mà sẽ thay đổi hàng năm, thường là từ tháng 8 đến tháng 10. Có những năm trăng trong ngày Jugoya ko phải là hình tròn vo mà nó sẽ khuyết một chút nhưng lại là ngày mà trăng sáng nhất trong năm.
Vì là ngày lễ quốc gia nên người Nhật có thể tổ chức tại nhà với quy mô gia đình. Nhưng vẫn có những địa điểm thuận tiện nhất cho ngắm trăng, thu hút rất nhiều người từ các nơi đổ về và tạo thành từng nhóm ngồi cùng nhau. Nếu muốn tham gia lễ hội này mà lại không có người thân bên Nhật, hoặc ưa thích không khí vui tươi nhộn nhịp, bạn có thể tìm đến các ngôi chùa nổi tiếng như Mozu Hachimongu hay Sumiyoshi Taisha. Đây là những địa điểm tổ chức lễ hội ngắm trăng cho mọi người cùng tham gia. Nhưng bạn phải chú ý không nên cười đùa quá trớn vì đây là những nơi linh thiêng mà người Nhật rất tôn kính.
Lịch sử lễ hội
Được bắt đầu từ thời kì Nara 1 cách lẻ tẻ và phải đến thời kì Heian (năm 794) thì Tsukimi mới được truyền bá từ Trung Quốc sang Nhật bản rồi được phổ biến rộng rãi và tổ chức trên khắp cả nước. Khi đó mọi người sẽ vừa thưởng thức ánh trăng trên những đồng cỏ lau vừa ngâm thơ và ăn những món ăn truyền thống. Trong quá khứ, vào tối ngày diễn ra lễ hội, mọi người mọi nhà thường cùng tổ chức vui chơi ăn uống 1 cách tưng bừng náo nhiệt thậm chí là qua đêm sang đến sáng hôm sau. Tuy nhiên những năm trở lại đây, người Nhật có xu hướng tổ chức lễ hội ngắm trăng trong quy mô gia đình để các thành viên có cơ hội ngồi lại với nhau cùng trò chuyện chia sẻ những câu chuyện cuộc sống.
Những món ăn truyền thống trong lễ hội
Theo phong tục cổ truyền, cũng giống như ở Việt Nam có bánh trung thu, thì ở Nhật sẽ ăn bánh dango. Đây là 1 loại bánh làm từ gạo có dạng giống bánh bao nhưng được nặn thành hình tròn như mặt trăng hoặc hình con thỏ. Bánh thường được xếp vào khay hoặc xiên thành những xiên riêng. Người Nhật vốn nổi tiếng cầu kì và sáng tạo trong việc chế biến và trang trí món ăn và chúng ta có thể thấy điều đó qua loại bánh này. Những chiếc bánh dango đủ mọi màu sắc, kiểu dáng với những vật trang trí nhỏ được rắc lên trên để tạo thành mặt cười hay hình con vật.
Ngoài ra, còn có các loại bánh khác được làm từ hạt dẻ, khoai môn và bí ngô. Những món bánh này thường được dùng với trà. Vừa ăn bánh vừa uống trà vừa ngắm cảnh vật đêm trăng chính là nét truyền thống và đặc trưng mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp vào thời điểm lễ hội ngắm trăng này ở Nhật.
Nếu bạn có hứng thú với những lễ hội truyền thống của Nhật Bản, thì dưới đây là 1 bài viết mà mình nghĩ cũng rất thú vị về 1 lễ hội rước kiệu của Nhật, đem đến 1 bầu không khí hoàn toàn khác với lễ hội Tsukimi:
http://sanvevietnamairlines.com/inf...-le-hoi-phan-2-kishiwada-danjir-matsurii.html