What's new

[Chia sẻ] Sơn Mỹ - Nơi đó đâu có niềm vui

Trên chuyến tàu TN7 sáng đó tôi cứ thấp thỏm mong sao nó mau mau dừng nhanh ở Ga Quãng Ngãi để còn kịp bắt xe ôm chạy lên Sơn Mỹ trước 8h sáng, may ra kịp cho buổi lễ kỷ niệm thường niên ở Mỹ Lai, nói đúng hơn là “Lễ Tưởng Niệm 44 Năm Ngày 504 Đồng Bào Sơn Mỹ Bị Giặc Mỹ Thảm Sát” (theo như tinh thần của băng rôn treo trước cổng vào Khu Di Tích).

Chẳng là cách đây hơn một tuần tôi có coi cuốn phim My Lai Oil – phải nói là cuốn phim tái hiện chi tiết nhất buổi sáng bi thảm của người dân Sơn Mỹ 44 năm về trước. Coi thì coi vậy thôi rồi mới sựt nhớ ủa tháng 3 rồi hả, hình như tháng 3 là có lễ kỷ niệm thì phải, rồi lên mạng xác nhận thông tin.

Chính xác rồi quất thôi.

Có một dạo ở đề tài ở Sơn Mỹ lên báo mạng khá nhiều khi Ron Haeberle (phóng viên chiến trường cũng là tác giả của bộ ảnh ở Mỹ Lai) & Trần Văn Đức - cậu bé Mỹ Lai quay trở lại Sơn Mỹ. Đó cũng là lý do tôi muốn đến Mỹ Lai đúng đợt này vì có cơ hội gặp hai người, thêm nữa là muốn thấy tận mắt lễ tưởng niệm mà chắc chắn ở đó sẽ có gần như đầy đủ những nhân chứng sống của 44 năm về trước, được nghe tiếng vĩ cầm của Mike Boehm. Nhưng quan trọng hơn tôi muốn gặp William Calley, chỉ huy trưởng đại đội Charles trực tiếp thực hiện vụ thảm sát.

Vì nghe đồn năm nay ổng cũng có mặt.

Đang yên đang lành. Tự nhiên lại xách balo làm mấy chuyện không đâu. Rõ đúng là một thằng…tào lao các bạn nhỉ.

Nhưng đúng là người tính không bằng trời tính.

Vì sự “thân thiện” vốn có của TN7 (nhường cho tất cả các tàu còn lại) mà tôi đến Quãng Ngãi cũng gần 9 giờ.

Kể ra coi như tiêu. Gần như không còn gì để mất tôi vội nhờ chú xe ôm phóng nhanh tới Sơn Mỹ, chuyện ngắm cảnh phố phường tính sau.

Vậy mà lúc bước vào khu di tích thì chỉ còn lác đác vài người đến dâng hương

1.jpg


Có ai hình dung cánh đồng thơ mộng một thời thả diều đá bóng cách đây 44 năm vươn vãi những thân xác vô tội

2.jpg


Tôi bắt gặp bóng Mẹ Việt Nam hao mòn dưới tàu lá

3.jpg


Phía bên trái khu di tích là mộ phần của những linh hồn Sơn Mỹ (trong khu di tích thì tôi thấy có 2 khu như vậy)

6.jpg


Hầu hết là phụ nữ và trẻ em

7.jpg


Lối dẫn vào những ngôi nhà đã in dấu một quá khứ đau thương

8.jpg
 
Last edited:
Tuy hình ảnh những bước chân in dưới con đường này là hư cấu, nhưng đứng ở đây tôi hình dùng được cái tuyệt vọng của những bước chân đó

9.jpg


Cây cối cũng có những niềm riêng

10.jpg


11.jpg



Chính giữa những ngôi nhà phục chế này đều có một lư hương để cầu nguyện cho những vong hồn xấu số

13.jpg


Nhà nào cũng có một hầm tránh pháo

14.jpg


Con kênh xẻ dọc này một thời đỡ lấy biết bao xác người

15.jpg


Rẽ ra ngoài cổng chính, tôi đi thẳng vào Nhà chứng tích. Trước mặt tôi là một bảng phong thần kết thúc bằng con số 504

16.jpg
 
Last edited:
Những thành viên của đại đội Charles ngày nào, tôi có xem một cuốn phim tài liệu có nói về họ. Có người thì đã chết, có người thì bị tai biến, bị liệt. Các bạn có thể gặp những người hướng dẫn ở Nhà chứng tích để được xem chi tiết cuốn phim này.

17.jpg


Đặc biệt hơn có một câu chuyện về Varnado Simpson. Năm 1996, một tên cướp chạy ngang nhà Varnado Simpson. Cảnh sát nổ súng chẳng may trúng ngay vào con trai ông ta. “Hình ảnh cuối cùng của nó giống hệt những đứa trẻ bị bắn ở Mỹ Lai”, Varnado Simpson nói với một tờ báo. Sau sự kiện đó, Varnado Simpson dần phát điên và tự tử chết năm 1997.

“Trước đó anh ta đã cố tự tử hai lần, và cuối cùng đã thành công”, trang lownjazeera.com bình luận.

Đúng là gieo gió gặt bão.

Những bức hình này được cung cấp bởi Ron Haeberle – phóng viên chiến trường

18.jpg


Với đủ kiểu tàn phá của lính Charles

19.jpg


Đủ kiểu tra xét, hành quyết. Hãi quá các bạn ạ

20.jpg


21.jpg


Các bạn để ý bức hình người đàn bà phía góc trái trên cùng – đó là mẹ của cậu bé Mỹ Lai – Trần Văn Đức mà tôi đề cập ở trên.

Bức ảnh nổi tiếng nhất trong bộ ảnh của Ron Haeberle, nhờ bức ảnh này mà phong trào phản chiến đã phát triển lên đến đỉnh điểm tại Mỹ

22.jpg
 
Last edited:
Tâm trí tôi hơi bị khủng hoảng. Tôi vội ra ngoài sân chích điếu thuốc. Trước mắt là một khung cảnh thanh bình của Sơn Mỹ hôm nay, tôi vội shoot

23.jpg


24.jpg


Sau đó tôi lại men theo lối vào để đến với ngôi nhà còn nguyên vẹn nhất ở khu di tích (mặc dù đã được phục chế rồi)

25.jpg


Đó là nhà của ông Đỗ Ký

26.jpg


Bên mâm cơm, tôi đoán gia đình này có 6 thành viên, như vậy chắc còn 1 người sống sót

27.jpg
 
Những vật dụng quen thuộc thường ngày của một ngôi nhà vùng quê thời đó

28.jpg


29.jpg


30.jpg


31.jpg


Tôi quay trở lại Nhà chứng tích, và gặp hình ảnh của Hugh Thompson – người anh hùng của bà con Sơn Mỹ. Ông đã ra lệnh cho tiểu đội do thám trên không chĩa súng thẳng vào đại đội Charles và sẵn sàng nổ súng nếu bất cứ ai tiếp tục thảm sát. Mặc dù lúc bấy giờ quân hàm của ông vẫn thấp hơn William Calley.

32.jpg


Sau đó ông quay lại Mỹ Lai cùng phụ tá Colburn – người cũng ở trên chiếc trực thăng năm đó và gặp lại Đỗ Ba, người được ông cứu sống ở dưới mương trong vụ thảm sát.

Ông mất năm 2006. Vì bệnh ung thư.
 
Một mô hình trong Nhà chứng tích

33.jpg


Đồ chơi còn sót lại

34.jpg


Đồ chơi của lính Charles

35.jpg


Thấy chú nhóc đang tạo dáng, này thì shoot

36.jpg


Tôi kết thúc bằng hình ảnh cây dừa cao vút tấp bên rặng trúc

37.jpg


Và hai cậu bé trường Tịnh Khê như là hình ảnh đại diện cho Sơn Mỹ hôm nay

38.jpg


Người ngoại quốc có một câu : “It’s easy to forgive, but hard to forget” – tạm dịch là “thứ tha thì dễ đó, nhưng làm sao mà quên được”. Hàng năm không đợi đến ngày này, vẫn có nhiều cựu chiến binh Mỹ liên quan cũng như không liên quan đến Mỹ Lai, họ đến chắc không ngoài mục đích sám hối, mong được sự thứ tha. Tôi nghĩ người Sơn Mỹ đã tha thứ cho họ. Nhưng còn chuyện có quên được không thì có họ mới biết.

Riêng tôi nghĩ là không.

Lời kết : Trong suốt hành trình phượt bụi chủ yếu để tìm niềm vui. Đến với thiên nhiên, núi rừng Tây Bắc. Bơi lội với sóng biển chỉ mình ta với ta. Khoái cái thú bắt cá, cua đồng hào sảng Nam Bộ. Đôi lúc tôi lại rẽ đến một nơi nào đó đôi chút gắn liền với những kí ức buồn, để hành trình phượt nếm đủ “hỉ nộ ái ố”, để cảm xúc dâng trào.

Các bạn có đồng ý với tôi về điều này không ?
 
Last edited:
Cám ơn bạn vì những chia sẻ, vì chuyến đi mà thực sự không nhiều người thực hiện trên con đường Phượt.
Tôi cũng đã đến Sơn Mỹ hai năm về trước, khi nhìn những bức ảnh về cuộc thảm sát ắt hẳn cảm xúc của tôi và bạn cũng giống nhau… Hôm ấy thực sự tôi không dám đi đến những ngôi nhà để xem như thế nào, tôi cảm nhận như người dân vẫn còn đang ở đó, vợ vẫn đang nhóm bếp, trẻ con đang chơi ngoài sân và hơn nữa tôi không cam đảm để nhìn thấy bữa cơm ấm áp yên bình của người dân để rồi giật mình nhận ra những cảnh yên bình như vậy đã bị cướp đi nhanh như một cơn gió.
Là người sinh ra sau chiến tranh, tôi không nghe đến những tiếng ầm ầm của đạn bom, tôi không nghe những tiếng gào thét thảm thiết của trẻ nhỏ, tiếng khóc chồng khóc con của các chị, các bà, các mẹ, những tiếng rên đau của mọi người khi bị mảnh đạn găm vào người... tôi chỉ biết đến những cử chỉ thân thiện của những người phục vụ du lịch chào đón lính Mỹ những người trở về chiến trường xưa, tôi chỉ biết đến những cái bắt tay chặt của những hợp đồng Việt Mỹ, tôi chỉ biết đến những nụ cười của người Mỹ khi họ phát những phần kẹo cho các em tại các trung tâm mồ côi... tôi chỉ biết đến sự khủng khiếp đó qua lời kể của bà, qua sách vở, qua những thướt phim tư liệu, qua sách vở và đặc biệt khi đặt chân đến Sơn Mỹ.
Tôi đã đến Sơn Mỹ, đến nhà mồ Ba Chúc, đến bảo tàng di tích chiến tranh, và xa hơn đến Killing Fields để chứng kiến sự kinh hoàng của những thảm sát, để biết tội ác của những kẻ không có trái tim, để lắng xuống khi nhìn những sự ra đi trong đau đớn của người dân lương thiện, để cảm nhận sự mất mát của những người bị mất đi người thân… và để biết rằng mình may mắn hơn nhiều người khi được sinh ra trong thời bình.
Khi tôi viết những dòng này, bạn biết gì không, tôi và bạn có cùng chung quan điểm.
 
Tôi đã đến Sơn Mỹ mùa hè năm ngoái, làng quê sơn Mỹ vẫn xanh, trời xanh, ruộng lúa xanh, những hàng dừa soi bóng, gió biển vẫn thổi về lồng lộng. Sơn Mỹ bình yên như bao làng Việt Nam quê khác, chỉ có những nỗi đau là vẫn còn lẩn khuất đâu đó trong cái khung cảnh bình yên này ...
 
Hi Kim Nguyen,

Nếu như trường hợp đi một mình đến đó, chọn một buổi không có nhiều người, xách máy ảnh lang thang trong khu di tích rồi lan ra ngoài cánh đồng phía bên ngoài thì mình cảm nhận sự việc như vẫn xảy ra mới đây. Rất lạ. Bởi vậy câu chuyện về Mỹ Lai chỉ lu mờ ít nhất cũng 50 năm nữa, khi mà hầu như thế hệ ngày đó đều đã "rụng về cội".

Thật hay tôi cũng giống như bạn, đã đến Ba Chúc, đến Tuol Sleng nhưng chưa đến Killing Fields. Mai mốt mình cũng sẽ có bài cảm nhận về 2 nơi này mà chắc chắn mức độ đau thương sẽ cao hơn.

Kim Nguyen ở Hội An hả ?
 
Hi axionov_nd,

Đợt đó vì đi trong ngày nên chưa thăm thú hết Sơn Mỹ. Nhìn chung Sơn Mỹ cũng giống như Tam Quan ở Bình Định, đi đâu cũng thấy dừa. Mà vào mua hè thì nóng kinh khủng, nắng rất rát. Đang tính đến Sơn Mỹ mùa lúa chín chắc chụp được cả đống hình.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,338
Bài viết
1,175,284
Members
192,056
Latest member
Lyminhchung
Back
Top