timan
Banned
Sự khác biệt giữa xe đạp đường trường và xe đạp địa hình
Sự khác biệt giữa xe đạp road (đường trường) và xe đạp MTB địa hình (leo núi)
xe đạp road (đường trường) và xe đạp địa hình (leo núi) tuy đều là xe đạp nhưng có khái niệm và theo đuổi mục đích hoàn toàn khác nhau. Nếu bạn muốn “du sơn ngoạn thủy”, đi du lịch bằng xe đạp đường dài thì đương nhiên chiếc xe bạn phải chọn là xe đạp địa hình, trên các diễn đàn xe đạp mình cũng thấy nhiều bạn thắc mắc về điều này. Còn nếu như bạn có niềm đam mê và hứng thú với tốc độ và tốc độ là thứ duy nhất bạn quan tâm và phấn khích thì road là đích nhắm tới của bạn. Xét về ngoại hình, xe đạp địa hình “hầm hố” và khá phức tạp chứ không có dáng vẻ thanh thoát của xe road, nhưng để đánh giá một chiếc xe có tính năng tốt không thể dựa vào dáng vẻ bên ngoài mà chỉ có thể thông qua sự kết hợp hài hòa giữa các bộ phận tạo nên một sức mạnh tổng thể cho chiếc xe, đem lại cho người đạp xe một cảm giác hài lòng và thỏa mãn khi cưỡi. Xe đạp leo núi không những đem lại cho người đạp cảm giác “ổn định”, “thoải mái”, “chắc chắn”, “phong độ” mà còn đem lại cảm giác lái tuyệt vời cũng như khả năng phanh hãm an toàn. Còn xe đạp road thì mọi chi tiết xe đều thiết kế dành riêng cho tốc độ, vì diện tích tiếp xúc giữa lốp xe và mặt đường rất hẹp nên loại xe này “kén đường”, chỉ phù hợp với bề mặt đường chất lượng tốt, ít ổ gà ổ voi, trên mặt đường ướt hoặc có bùn dễ bị trượt ngã, tính linh hoạt kém.
Vì sao lại có sự khác biệt như vậy? chúng ta sẽ đi từ những khác biệt khái quát dễ nhận thấy bằng mắt:
Có hai sự khác biệt lớn, thứ nhất là lốp xe đạp road mảnh và phần tiếp xúc với mặt đường hẹp, lốp xe đạp địa hình bản rộng hơn và đương nhiên phần tiếp xúc với mặt đường cũng rộng hơn. Điểm khác biệt tiếp theo là tay lái của xe road hẹp và cong, còn tay lái của xe đạp địa hình thường là thẳng hoặc hình cánh én, hoặc sừng dê. Xe đạp road thì phù hợp với đường thành phố còn xe đạp địa hình thì phù hợp với các cung đường xấu, offroad và đường núi. Điểm khác biệt cuối cùng là xe road thông thường có cỡ lốp 28 inch (28”), quãng đường do vòng quay bánh xe tạo ra lớn hơn quãng đường do vòng quay lốp xe địa hình tạo ra, nhẹ và nhanh hơn, còn xe địa hình thì có cỡ lốp 26 inch hoặc 24 inch, nặng và chậm hơn lốp xe touring.
Chúng ta tiếp tục đi sâu vào từng bộ phận xe để tìm câu trả lời:
Lốp xe: ký hiệu lốp xe road 700C của Pháp tương ứng với đường kính lốp 28”, độ rộng tối đa là 23 mm, còn lốp xe MTB có đường kính 26” và có độ rộng thông dụng 1.9 trở lên, cá biệt có những loại lốp hẹp nhỏ hơn hoặc bằng 1.5” để cải tạo xe địa hình đi đường trường
Tay lái và thăng bằng: tay lái xe đạp địa hình do hoạt động trên đường xấu hoặc đường núi nên có độ rộng của tay lái lớn hơn với mục đích nhắm tới để giữ thăng bằng, khống chế xe với nhiều kỹ thuật khác nhau còn tay lái xe road do yêu cầu về tốc độ nên tay lái thu hẹp lại tối đa để tránh “cản gió”.
Khung xe: do xe đạp địa hình hoạt động trên các địa hình phức tạp, thường xuyên gặp chấn động mạnh và phải chịu lực cao còn xe đạp road di chuyển tốc độ cao, thiết kế tập trung nhất vào quán tính của pedal và trọng lượng. Khung xe đạp road thanh mảnh, thiết kế khí động học còn khung xe đạp địa hình thì cơ bắp vững chãi, thiết kế góc độ khung của xe đạp địa hình rất cầu kỳ. Chất liệu được sử dụng để làm khung xe road cũng ưu tiên cho trọng lượng nhẹ còn chất liệu sử dụng để làm khung xe địa hình chú trọng nhất vào vấn đề chịu lực.
Phanh hãm: vì di chuyển trên những cung đường nguy hiểm, nhiều trường hợp bên núi bên vực nên xe đạp địa hình cần loại phanh có lực hãm lớn, có thể ngay lập tức khóa chết bánh xe, ở thời kỳ đầu loại xe này sử dụng phanh V, sau này vì yêu cầu chế động cao hơn nên chuyển thành phanh đĩa cơ học và cao cấp nhất là phanh áp lực dầu. Phanh xe road vẫn chỉ tập trung cao độ cho tốc độ và trọng lượng nhẹ, điều này cũng không có gì là lạ vì khi xe đang di chuyển với tốc độ cao mà người điều khiển xe chế động quá đột ngột sẽ khiến lốp xe bị mất ma sát, gây ra việc trượt trên đường và mất đi tác dụng của phanh hãm.
Càng trước:càng trước của xe địa hình là một bộ phận tối quan trọng của xe địa hình. Đối với người có kinh nghiệm đánh giá tính năng xe, chỉ cần nhìn vào bộ phận này cũng có thể đánh giá đúng tới 80% giá trị thực của chiếc xe. Càng xe MTB ẩn chứa rất nhiều công nghệ và kỹ thuật cao, là sự kết hợp giữa việc chịu lực tác động mạnh, giảm chấn động tới tay lái và yên xe nhưng đồng thời lại nhẹ, còn ở xe đạp road thì càng trước chỉ đơn giản là một bộ phận của xe và nhiều loại khung xe còn đi liền càng trước thành một bộ.
Trọng lượng: trọng lượng của xe đạp địa hình và road đều vô cùng quan trọng khi thi đấu, xe đạp địa hình có thể có trọng lượng tới 12.5 kg nhưng xe đạp road thì không bao giờ vượt quá 10.5 kg, thậm chí trang bị, phụ kiện và thậm chí trọng lượng cơ thể người đạp cũng được ép cân ép lạng cho nhẹ hơn. Vì trọng lượng xe càng nặng thì người đạp càng mất nhiều lực, tiêu hao nhiều năng lượng hơn và nhanh xuống sức hơn.
Sự khác biệt về tính năng và mục đích sử dụng:
Xe đạp địa hình sử dụng trong môi trường phức tạp như núi cao, offroad và các cung đường xấu nhiều chướng ngại vật và ổ gà, không chú trọng tốc độ cao, chịu được các hoàn cảnh khắc nghiệt của thời tiết và môi trường, thậm chí chịu được sự va đập và cả các sự cố trong quá trình di chuyển.
Xe road chỉ phù hợp trong môi trường phù hợp, chú trọng vào việc di chuyển tốc độ cao và đi quãng đường xa, vì vậy mọi người gọi loại xe này là xe đường trường.
Khác biệt về tư thế tổng thể:
Hai loại xe này còn khác biệt nhau về độ cản gió và tư thế đạp xe. Tốc độ càng cao thì người đạp càng tiêu hao nhiều sức lực, sự tiêu hao này không liên quan nhiều tới ma sát giữa bánh xe và mặt đường, cũng không liên quan nhiều tới ma sát giữa các bộ phận, trục, vòng bi mà liên quan rất nhiều tới việc cản gió, tốc độ càng cao thì sự cản gió càng lớn, xe đạp địa hình không phải là loại xe thiết kế cho tốc độ nên cũng không cần bàn tới, trừ phi bạn muốn cải tạo xe địa hình thành xe touring với một đôi lốp trọc bản hẹp 1.5” và bộ tay lái phụ touring lắp thêm. Còn đối với xe road, tốc độ càng cao thì sự chống cản gió càng hợp lý do tư thế người đạp xe và thiết kế xe kết hợp tạo thành, các vận động viên có thể duy trì sự di chuyển trên đường với tốc độ 60 km/h, có điều phải hết sức cẩn thận đánh giá cung đường vì chỉ cần một sự sơ suất nhỏ hoặc xe bất ngờ gặp một hòn đá hoặc cát cũng có thể gây ra tai nạn nguy hiểm.
Ngoài ra, còn sự khác biệt cuối giữa số bánh răng của đĩa trước và líp và xích, líp của xe road có số răng ít hơn líp của xe địa hình để tận dụng tốt hơn lực đạp chuyển thành tốc độ, sự kết hợp này được các nhà sản xuất tính toán để kết hợp với nhau kỹ lưỡng, đồng bộ để đạt hiệu quả cao và tính năng cao nhất còn số răng líp của xe đạp địa hình thì có số răng nhiều hơn để tăng thêm lực leo dốc, xích của xe địa hình cũng dày hơn để chịu được lực kéo tốt hơn.
Cũng có thể có nhiều điểm khác biệt khác nữa mà bài viết giản đơn này còn thiếu sót chưa đề cập tới, cũng như nhiều sự khác biệt về cảm giác đem lại trong quá trình đạp xe do mỗi dòng xe của mỗi loại xe tạo ra sẽ có điểm khác biệt, rất mong các bạn yêu thích xe đạp đóng góp thêm!
biên dịch theo trang Kiến thức xe đạp
Trần Tuấn
nguồn: http://docchieu.vn
Sự khác biệt giữa xe đạp road (đường trường) và xe đạp MTB địa hình (leo núi)
xe đạp road (đường trường) và xe đạp địa hình (leo núi) tuy đều là xe đạp nhưng có khái niệm và theo đuổi mục đích hoàn toàn khác nhau. Nếu bạn muốn “du sơn ngoạn thủy”, đi du lịch bằng xe đạp đường dài thì đương nhiên chiếc xe bạn phải chọn là xe đạp địa hình, trên các diễn đàn xe đạp mình cũng thấy nhiều bạn thắc mắc về điều này. Còn nếu như bạn có niềm đam mê và hứng thú với tốc độ và tốc độ là thứ duy nhất bạn quan tâm và phấn khích thì road là đích nhắm tới của bạn. Xét về ngoại hình, xe đạp địa hình “hầm hố” và khá phức tạp chứ không có dáng vẻ thanh thoát của xe road, nhưng để đánh giá một chiếc xe có tính năng tốt không thể dựa vào dáng vẻ bên ngoài mà chỉ có thể thông qua sự kết hợp hài hòa giữa các bộ phận tạo nên một sức mạnh tổng thể cho chiếc xe, đem lại cho người đạp xe một cảm giác hài lòng và thỏa mãn khi cưỡi. Xe đạp leo núi không những đem lại cho người đạp cảm giác “ổn định”, “thoải mái”, “chắc chắn”, “phong độ” mà còn đem lại cảm giác lái tuyệt vời cũng như khả năng phanh hãm an toàn. Còn xe đạp road thì mọi chi tiết xe đều thiết kế dành riêng cho tốc độ, vì diện tích tiếp xúc giữa lốp xe và mặt đường rất hẹp nên loại xe này “kén đường”, chỉ phù hợp với bề mặt đường chất lượng tốt, ít ổ gà ổ voi, trên mặt đường ướt hoặc có bùn dễ bị trượt ngã, tính linh hoạt kém.
Vì sao lại có sự khác biệt như vậy? chúng ta sẽ đi từ những khác biệt khái quát dễ nhận thấy bằng mắt:
Có hai sự khác biệt lớn, thứ nhất là lốp xe đạp road mảnh và phần tiếp xúc với mặt đường hẹp, lốp xe đạp địa hình bản rộng hơn và đương nhiên phần tiếp xúc với mặt đường cũng rộng hơn. Điểm khác biệt tiếp theo là tay lái của xe road hẹp và cong, còn tay lái của xe đạp địa hình thường là thẳng hoặc hình cánh én, hoặc sừng dê. Xe đạp road thì phù hợp với đường thành phố còn xe đạp địa hình thì phù hợp với các cung đường xấu, offroad và đường núi. Điểm khác biệt cuối cùng là xe road thông thường có cỡ lốp 28 inch (28”), quãng đường do vòng quay bánh xe tạo ra lớn hơn quãng đường do vòng quay lốp xe địa hình tạo ra, nhẹ và nhanh hơn, còn xe địa hình thì có cỡ lốp 26 inch hoặc 24 inch, nặng và chậm hơn lốp xe touring.
Chúng ta tiếp tục đi sâu vào từng bộ phận xe để tìm câu trả lời:
Lốp xe: ký hiệu lốp xe road 700C của Pháp tương ứng với đường kính lốp 28”, độ rộng tối đa là 23 mm, còn lốp xe MTB có đường kính 26” và có độ rộng thông dụng 1.9 trở lên, cá biệt có những loại lốp hẹp nhỏ hơn hoặc bằng 1.5” để cải tạo xe địa hình đi đường trường
Tay lái và thăng bằng: tay lái xe đạp địa hình do hoạt động trên đường xấu hoặc đường núi nên có độ rộng của tay lái lớn hơn với mục đích nhắm tới để giữ thăng bằng, khống chế xe với nhiều kỹ thuật khác nhau còn tay lái xe road do yêu cầu về tốc độ nên tay lái thu hẹp lại tối đa để tránh “cản gió”.
Khung xe: do xe đạp địa hình hoạt động trên các địa hình phức tạp, thường xuyên gặp chấn động mạnh và phải chịu lực cao còn xe đạp road di chuyển tốc độ cao, thiết kế tập trung nhất vào quán tính của pedal và trọng lượng. Khung xe đạp road thanh mảnh, thiết kế khí động học còn khung xe đạp địa hình thì cơ bắp vững chãi, thiết kế góc độ khung của xe đạp địa hình rất cầu kỳ. Chất liệu được sử dụng để làm khung xe road cũng ưu tiên cho trọng lượng nhẹ còn chất liệu sử dụng để làm khung xe địa hình chú trọng nhất vào vấn đề chịu lực.
Phanh hãm: vì di chuyển trên những cung đường nguy hiểm, nhiều trường hợp bên núi bên vực nên xe đạp địa hình cần loại phanh có lực hãm lớn, có thể ngay lập tức khóa chết bánh xe, ở thời kỳ đầu loại xe này sử dụng phanh V, sau này vì yêu cầu chế động cao hơn nên chuyển thành phanh đĩa cơ học và cao cấp nhất là phanh áp lực dầu. Phanh xe road vẫn chỉ tập trung cao độ cho tốc độ và trọng lượng nhẹ, điều này cũng không có gì là lạ vì khi xe đang di chuyển với tốc độ cao mà người điều khiển xe chế động quá đột ngột sẽ khiến lốp xe bị mất ma sát, gây ra việc trượt trên đường và mất đi tác dụng của phanh hãm.
Càng trước:càng trước của xe địa hình là một bộ phận tối quan trọng của xe địa hình. Đối với người có kinh nghiệm đánh giá tính năng xe, chỉ cần nhìn vào bộ phận này cũng có thể đánh giá đúng tới 80% giá trị thực của chiếc xe. Càng xe MTB ẩn chứa rất nhiều công nghệ và kỹ thuật cao, là sự kết hợp giữa việc chịu lực tác động mạnh, giảm chấn động tới tay lái và yên xe nhưng đồng thời lại nhẹ, còn ở xe đạp road thì càng trước chỉ đơn giản là một bộ phận của xe và nhiều loại khung xe còn đi liền càng trước thành một bộ.
Trọng lượng: trọng lượng của xe đạp địa hình và road đều vô cùng quan trọng khi thi đấu, xe đạp địa hình có thể có trọng lượng tới 12.5 kg nhưng xe đạp road thì không bao giờ vượt quá 10.5 kg, thậm chí trang bị, phụ kiện và thậm chí trọng lượng cơ thể người đạp cũng được ép cân ép lạng cho nhẹ hơn. Vì trọng lượng xe càng nặng thì người đạp càng mất nhiều lực, tiêu hao nhiều năng lượng hơn và nhanh xuống sức hơn.
Sự khác biệt về tính năng và mục đích sử dụng:
Xe đạp địa hình sử dụng trong môi trường phức tạp như núi cao, offroad và các cung đường xấu nhiều chướng ngại vật và ổ gà, không chú trọng tốc độ cao, chịu được các hoàn cảnh khắc nghiệt của thời tiết và môi trường, thậm chí chịu được sự va đập và cả các sự cố trong quá trình di chuyển.
Xe road chỉ phù hợp trong môi trường phù hợp, chú trọng vào việc di chuyển tốc độ cao và đi quãng đường xa, vì vậy mọi người gọi loại xe này là xe đường trường.
Khác biệt về tư thế tổng thể:
Hai loại xe này còn khác biệt nhau về độ cản gió và tư thế đạp xe. Tốc độ càng cao thì người đạp càng tiêu hao nhiều sức lực, sự tiêu hao này không liên quan nhiều tới ma sát giữa bánh xe và mặt đường, cũng không liên quan nhiều tới ma sát giữa các bộ phận, trục, vòng bi mà liên quan rất nhiều tới việc cản gió, tốc độ càng cao thì sự cản gió càng lớn, xe đạp địa hình không phải là loại xe thiết kế cho tốc độ nên cũng không cần bàn tới, trừ phi bạn muốn cải tạo xe địa hình thành xe touring với một đôi lốp trọc bản hẹp 1.5” và bộ tay lái phụ touring lắp thêm. Còn đối với xe road, tốc độ càng cao thì sự chống cản gió càng hợp lý do tư thế người đạp xe và thiết kế xe kết hợp tạo thành, các vận động viên có thể duy trì sự di chuyển trên đường với tốc độ 60 km/h, có điều phải hết sức cẩn thận đánh giá cung đường vì chỉ cần một sự sơ suất nhỏ hoặc xe bất ngờ gặp một hòn đá hoặc cát cũng có thể gây ra tai nạn nguy hiểm.
Ngoài ra, còn sự khác biệt cuối giữa số bánh răng của đĩa trước và líp và xích, líp của xe road có số răng ít hơn líp của xe địa hình để tận dụng tốt hơn lực đạp chuyển thành tốc độ, sự kết hợp này được các nhà sản xuất tính toán để kết hợp với nhau kỹ lưỡng, đồng bộ để đạt hiệu quả cao và tính năng cao nhất còn số răng líp của xe đạp địa hình thì có số răng nhiều hơn để tăng thêm lực leo dốc, xích của xe địa hình cũng dày hơn để chịu được lực kéo tốt hơn.
Cũng có thể có nhiều điểm khác biệt khác nữa mà bài viết giản đơn này còn thiếu sót chưa đề cập tới, cũng như nhiều sự khác biệt về cảm giác đem lại trong quá trình đạp xe do mỗi dòng xe của mỗi loại xe tạo ra sẽ có điểm khác biệt, rất mong các bạn yêu thích xe đạp đóng góp thêm!
biên dịch theo trang Kiến thức xe đạp
Trần Tuấn
nguồn: http://docchieu.vn
Last edited: