Chúng tôi, những người rảnh rỗi đi phượt chỉ còn biết tiếc những phiến đá cổ vô hồn nằm bừa bãi này mà thôi… Chúng mãi đi vào dĩ vãng
Cách đây chỉ mấy năm thôi, trong giới phượt rộ lên một điểm đến thú vị, đó là Tây Yên Tử – Ngọa Vân, một khu vực của xã Bình Khê, Đông Triều, QN, cũng thuộc dãy núi Yên Tử – được cho là cổ kính hơn và cách biệt hơn so với khu di tích Yên Tử – Chùa Đồng. Tuy nhiên không nằm ngoài quy luật công nghiệp hóa, hiện đại hóa đền chùa, sự tự nhiên hùng vĩ của Tây Yên Tử không còn nữa. Là người được may mắn có mặt 3 năm liền, chứng kiến sự đổi thay từng ngày của vùng đất ấy, tôi xin viết lại về những kỉ niệm sẽ chắc chắn không còn nữa vào ngày mai.
đoàn phượt xuyên rừng trong một ngày 3 năm trước
“Huyền tích Tây Yên Tử”, “Tây Yên Tử có lẽ là địa điểm khiến dân du lịch bụi phải đi bộ với hành trình dài nhất, với khoảng 20 km đường núi để đến Am Ngọa Vân và chùa Hồ Thiên. Để thực hiện chuyến đi, bạn nhất thiết phải có một thể lực tốt, sự chuẩn bị kỹ càng và một chút tìm hiểu về văn hóa tâm linh để cảm nhận hành trình một cách sâu sắc nhất.”“Tây Yên Tử – cuộc bộ hành bất tận““Các bạn trẻ đang hừng hực khí thế tập dượt khả năng sinh tồn trong rừng rậm đã học được qua các chương trình của Discovery.”…
Quả thực, sau khi đổ máu, đổ mổ hôi, đổ công sức đi hết chừng đó quãng đường, tất cả mọi người đều cảm thấy vô cùng hài lòng vì sự kì vĩ của thiên nhiên. Những bãi đá, những rừng trúc, những cổng đá, suối cạn, những con dốc… tất cả đều tự nhiên và hùng vĩ như chưa bao giờ tự nhiên hơn.
Bãi đá chồng, đường lên Ngọa Vân
Những hình ảnh thiên nhiên bắt mắt khi tìm kiếm trên Google với từ khóa Tây Yên Tử
Suối cạn, phải đi bộ qua 9 con suối này bạn mới tới được Ngọa Vân. (ảnh trên forum)
Con đường xuyên qua rừng trúc hoang vắng để lên chùa
Cổng đá cũ, di tích còn lại trên Ngọa Vân
Tôi không lên án, nhưng cũng chẳng ủng hộ những dự án hiện đại hóa di tích lịch sử, thiên nhiên. Mỗi người tham gia xây dựng dự án họ có những lí do riêng để làm như vậy. Có thể mọi người không đủ sức để leo núi, để đi bộ hàng chục cây sẽ nói chúng tôi ích kỉ, chỉ muốn giữ di tích cho riêng mình, rồi di tích cũng sẽ tàn lụi theo thời gian thôi.
Bây giờ nhìn lại, chẳng ai nhận ra TYT của ngày xưa nữa, nó cũng thành chùa Đồng Yên Tử, thành chùa Hương, chùa Ba Vàng, chùa Cao Linh, chùa Cái Bầu v.v… những cái tên chùa thân quen mà người dân quanh tôi vẫn thường đi vào dịp tết. Người ta vẫn chen chúc nhau, chập mặt vào mông nhau trên những bậc thang trên đường lên tới đỉnh thiêng cầu bình an, cầu lộc phúc.
Con đường mòn nhỏ chỉ đủ đi bộ giờ đã to thế này rồi
Người ta đập tan nền chùa cũ để xây chùa bê tông
Trước kia con đường này là đường mòn chỉ có thể đi bộ hoặc xe máy, hai bên là rừng trúc rất đẹpBây giờ người ta đã có thể đi cả ô tô lên chùa qua những con đường lát gạch này
Con suối ngày nào chỉ đủ một bánh xe qua
Một vùng Tây Yên Tử nay đã có cáp treo
Xin được đăng lại bức ảnh này. Như một kỉ niệm về một di tích quá khứ.
Last edited by a moderator: