nhavan
Phượt tử
Sắp tới tết Đoan Ngọ 5/5 Âm lịch, mình giới thiệu với các bạn 1 món ăn cổ truyền ko thể thiếu trong mâm cúng tết Đoan Ngọ của người Hoa nha. Đó là bánh Bá Trạng hay còn gọi là bánh Ú.
Sự tích của bánh Bá Trạng cũng là truyền thuyết của tết Đoan Ngọ về một bậc trung thần thời Chiến Quốc tên là Khuất Nguyên. Khuất Nguyên là đại thần của Sở Hoài Vương thời Xuân Thu. Ông đề xướng nhiều chính sách làm nước giàu binh mạnh, ra sức liên kết với Tề để kháng Tần, nhưng vấp phải sự phản đối kịch liệt của nhóm quý tộc như công tử Tử Lan. Sau này Sở Khoảnh Tương Vương lên ngôi, Khuất Nguyên bị gièm pha mất chức, đồng thời bị đuổi ra khỏi đô thành, đày đến nơi xa xôi hẻo lánh. Năm 278 trước công nguyên, quân Tần đánh kinh đô nước Sở, Khuất Nguyên nhìn thấy tổ quốc bị xâm lược, lòng đau như dao cắt, vào ngày mồng 5 tháng 5, Khuất Nguyên đã nhảy xuống sông Mịch La tự vẫn.
Sau khi Khuất Nguyên mất, dân chúng vô cùng đau buồn, ngư phủ chèo thuyền trên sông tìm vớt thi thể của ông. Có một người vì Khuất Nguyên đã dùng cơm nắm, trứng gà chuẩn bị trước, quăng xuống sông, hi vọng giao long ăn no không làm hại đến thi thể Khuất Nguyên. Mọi người nhìn thấy cũng bắt chước theo. Lại có một vị thầy thuốc lấy một vò rượu Hùng hoàng rót xuống sông, nói rằng để cho giao long thuỷ thú say, tránh làm hại đại phu Khuất Nguyên. Về sau vì sợ cơm nắm bị giao long ăn, mọi người lại nghĩ ra cách dùng lá gói lại, bên ngoài cột dây tơ màu, sau phát triển thành bánh ú như ngày nay.
Bánh Ú có 2 loại nhân mặn và nhân ngọt, được gói bằng lá tre khô thành hình chóp. Bánh nhân mặn gồm có gạo nếp, đậu xanh không vỏ, thịt ba rọi, nấm đông cô, trứng muối, tôm khô gói lại và luộc trong 3-4 tiếng. Bánh Ú có nét tương đồng với bánh chưng, nhưng màu sắc, hình dánh và nhân bánh có chút khác biệt. Đây là cũng một đặc trưng ẩm thực của người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh, nên nếu các bạn có dịp tới thành phố Hồ Chí Minh đúng dịp tết Đoan Ngọ thì nhớ thưởng thức loại bánh truyền thống này nhé.
Sự tích của bánh Bá Trạng cũng là truyền thuyết của tết Đoan Ngọ về một bậc trung thần thời Chiến Quốc tên là Khuất Nguyên. Khuất Nguyên là đại thần của Sở Hoài Vương thời Xuân Thu. Ông đề xướng nhiều chính sách làm nước giàu binh mạnh, ra sức liên kết với Tề để kháng Tần, nhưng vấp phải sự phản đối kịch liệt của nhóm quý tộc như công tử Tử Lan. Sau này Sở Khoảnh Tương Vương lên ngôi, Khuất Nguyên bị gièm pha mất chức, đồng thời bị đuổi ra khỏi đô thành, đày đến nơi xa xôi hẻo lánh. Năm 278 trước công nguyên, quân Tần đánh kinh đô nước Sở, Khuất Nguyên nhìn thấy tổ quốc bị xâm lược, lòng đau như dao cắt, vào ngày mồng 5 tháng 5, Khuất Nguyên đã nhảy xuống sông Mịch La tự vẫn.
Sau khi Khuất Nguyên mất, dân chúng vô cùng đau buồn, ngư phủ chèo thuyền trên sông tìm vớt thi thể của ông. Có một người vì Khuất Nguyên đã dùng cơm nắm, trứng gà chuẩn bị trước, quăng xuống sông, hi vọng giao long ăn no không làm hại đến thi thể Khuất Nguyên. Mọi người nhìn thấy cũng bắt chước theo. Lại có một vị thầy thuốc lấy một vò rượu Hùng hoàng rót xuống sông, nói rằng để cho giao long thuỷ thú say, tránh làm hại đại phu Khuất Nguyên. Về sau vì sợ cơm nắm bị giao long ăn, mọi người lại nghĩ ra cách dùng lá gói lại, bên ngoài cột dây tơ màu, sau phát triển thành bánh ú như ngày nay.
Bánh Ú có 2 loại nhân mặn và nhân ngọt, được gói bằng lá tre khô thành hình chóp. Bánh nhân mặn gồm có gạo nếp, đậu xanh không vỏ, thịt ba rọi, nấm đông cô, trứng muối, tôm khô gói lại và luộc trong 3-4 tiếng. Bánh Ú có nét tương đồng với bánh chưng, nhưng màu sắc, hình dánh và nhân bánh có chút khác biệt. Đây là cũng một đặc trưng ẩm thực của người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh, nên nếu các bạn có dịp tới thành phố Hồ Chí Minh đúng dịp tết Đoan Ngọ thì nhớ thưởng thức loại bánh truyền thống này nhé.