Không biết từ bao giờ trên đỉnh đèo Đá Trắng có một “chợ cóc” nho nhỏ bán những thứ “đặc sản” của núi rừng.
Đã quen thuộc lắm rồi, cứ lần nào đi cung đường Tây Bắc, cứ lần nào qua đỉnh đèo Đá Trắng giữa Tân Lạc và Mai Châu (Hòa Bình) chúng tôi lại dừng lại nơi những quán lá nhỏ liêu xiêu nơi đỉnh đèo. Lúc đi thì ăn bắp ngô luộc hay lót dạ ống cơm lam, lúc về thì đèo đôi ba mớ rau hay giò phong lan như một thứ quà miền sơn cước.
Đèo Đá Trắng chìm trong sương mù.
Những ống cơm lam trên đỉnh đèo giúp kẻ lữ hành đỡ mệt nhọc.
Không hẳn là chợ, dãy lán được dựng lên sơ sài bởi bà con sống dưới chân núi để bán những sản vật của núi rừng do chính người dân nơi đây kiếm được. Trong giá lạnh của đỉnh đèo, của sương núi, đối với những người dân là sự vất vả của gánh mưu sinh nhưng với những kẻ lữ hành là chút hơi ấm của cuộc sống trên đỉnh đèo hoang vắng, là một bến dừng chân trên chặng đường mệt nhọc.
Rau cải mèo bán trên đường Tây Bắc.
Trong số những loài rau mang hương vị của núi rừng Tây Bắc được bày bán trên đỉnh đèo xin được kể tên cải mèo. Có lẽ bởi loài cải này vẫn được những đồng bào Mông sống quẩn quanh trên đỉnh núi mù sương trồng làm thức ăn mà thành tên gọi chăng?
Cải mèo được trồng ven các nương ngô, lúa, cạnh bờ ruộng và từ đó cây mọc lên một cách tự nhiên không cần chăm sóc. Lá cải mèo có nếp nhăn quanh rìa cùng với ngồng cải, khi chế biến món ăn cho hương vị ngon, giòn, đậm đà và hơi ngăm ngăm đắng. Cái vị nhặng nhặng đắng khó làm quen nhưng khi ăn xong chỉ còn vị ngọt rất riêng đọng lại nơi vị giác.
Ngoài cải mèo, còn có rau dớn, rau bò khai. Rau dớn mọc dại ở ven các dòng suối, bên bờ khe hay giữa các phiến đá. Rau hái về còn tươi xanh, nhặt búp non rồi rửa sạch để ráo nước. Cái vị thanh thanh, ngọt ngọt, trôi vào cổ họng làm mát gan, mát ruột khiến người ta ăn một lần rồi nhớ mãi.
Rau dớn có vị thanh thanh, ngọt ngọt.Rau bò khai là một loại rau tự nhiên rất được ưa chuộng tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Thoạt nhìn khá giống ngọn su su nhưng mảnh mai, yếu ớt và màu xanh non tơ hơn. Rau bò khai mọc hoang ở vùng núi đá, ngọn rau thường men theo những thân gỗ lớn để vươn lên giống như những cây tầm gửi.
Rau bò khai xanh non non tơ.
Những loài rau đặc sản của núi rừng vừa ngon vừa lạ với người miền xuôi.
Người ta hái ngọn bò khai về để xào nấu, chẳng cần phải cầu kỳ gì, chỉ cần mỡ phi tỏi vàng rồi cho rau vào xào to lửa, nhanh tay là đã có món rau ngon tuyệt, xanh mướt, giòn, ngọt với mùi thơm rất khó tả.
Có dịp qua Tây Bắc bạn hãy dừng chân nơi đỉnh đèo Đá Trắng để mang về một chút hương vị vùng mây núi, để thưởng thức những loài rau đặc sản của núi rừng mà người thành phố không phải lúc nào cũng có được.
Đã quen thuộc lắm rồi, cứ lần nào đi cung đường Tây Bắc, cứ lần nào qua đỉnh đèo Đá Trắng giữa Tân Lạc và Mai Châu (Hòa Bình) chúng tôi lại dừng lại nơi những quán lá nhỏ liêu xiêu nơi đỉnh đèo. Lúc đi thì ăn bắp ngô luộc hay lót dạ ống cơm lam, lúc về thì đèo đôi ba mớ rau hay giò phong lan như một thứ quà miền sơn cước.
Đèo Đá Trắng chìm trong sương mù.
Những ống cơm lam trên đỉnh đèo giúp kẻ lữ hành đỡ mệt nhọc.
Không hẳn là chợ, dãy lán được dựng lên sơ sài bởi bà con sống dưới chân núi để bán những sản vật của núi rừng do chính người dân nơi đây kiếm được. Trong giá lạnh của đỉnh đèo, của sương núi, đối với những người dân là sự vất vả của gánh mưu sinh nhưng với những kẻ lữ hành là chút hơi ấm của cuộc sống trên đỉnh đèo hoang vắng, là một bến dừng chân trên chặng đường mệt nhọc.
Rau cải mèo bán trên đường Tây Bắc.
Trong số những loài rau mang hương vị của núi rừng Tây Bắc được bày bán trên đỉnh đèo xin được kể tên cải mèo. Có lẽ bởi loài cải này vẫn được những đồng bào Mông sống quẩn quanh trên đỉnh núi mù sương trồng làm thức ăn mà thành tên gọi chăng?
Cải mèo được trồng ven các nương ngô, lúa, cạnh bờ ruộng và từ đó cây mọc lên một cách tự nhiên không cần chăm sóc. Lá cải mèo có nếp nhăn quanh rìa cùng với ngồng cải, khi chế biến món ăn cho hương vị ngon, giòn, đậm đà và hơi ngăm ngăm đắng. Cái vị nhặng nhặng đắng khó làm quen nhưng khi ăn xong chỉ còn vị ngọt rất riêng đọng lại nơi vị giác.
Ngoài cải mèo, còn có rau dớn, rau bò khai. Rau dớn mọc dại ở ven các dòng suối, bên bờ khe hay giữa các phiến đá. Rau hái về còn tươi xanh, nhặt búp non rồi rửa sạch để ráo nước. Cái vị thanh thanh, ngọt ngọt, trôi vào cổ họng làm mát gan, mát ruột khiến người ta ăn một lần rồi nhớ mãi.
Rau dớn có vị thanh thanh, ngọt ngọt.
Rau bò khai xanh non non tơ.
Những loài rau đặc sản của núi rừng vừa ngon vừa lạ với người miền xuôi.
Người ta hái ngọn bò khai về để xào nấu, chẳng cần phải cầu kỳ gì, chỉ cần mỡ phi tỏi vàng rồi cho rau vào xào to lửa, nhanh tay là đã có món rau ngon tuyệt, xanh mướt, giòn, ngọt với mùi thơm rất khó tả.
Có dịp qua Tây Bắc bạn hãy dừng chân nơi đỉnh đèo Đá Trắng để mang về một chút hương vị vùng mây núi, để thưởng thức những loài rau đặc sản của núi rừng mà người thành phố không phải lúc nào cũng có được.