Vận Mệnh 13
Phượt thủ
Ô Quy Hồ đệ nhất đèo
Giới phượt thưởng rỉ tai nhau rằng: chưa qua Ô Quy Hồ thì chưa phải ''phượt thủ''. Độ cao, chiều dài cũng như độ hiểm trở của Ô Quy Hồ đã khiến con đèo này được mệnh danh là vua đèo vùng Tây Bắc. Đèo Ô Quy Hồ còn có tên gọi là đèo Hoàng Liên, đèo Hoàng Liên Sơn hay đèo Mây vì trên đỉnh đèo quanh năm mây phủ. Đèo mang tên một loài chim có tiếng kêu da diết, gắn với huyền thoại về câu chuyện tình yêu không thành của một đôi trai gái.
Đèo Ô Quy Hồ thuộc quốc lộ 4D, vắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, là ranh giới của hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai. Đây là con đèo giữ kỉ lục về độ dài vùng Tây Bắc với chiều dài lên đến gần 50km, đỉnh đèo nằm ở độ cao gần 2000m, nằm giữa mây núi ngút ngàn, nên còn được gọi với tên Cổng Trời. Con đèo này là một thử thách với những tài xế đường dài, một bên là vực sâu hun hút, một bên là vách đá dựng đứng, đã có rất nhiều tai nạn thảm khốc xảy ra trên cung đường này.
Tuy cung đường này rất nguy hiểm, nhưng nó vẫn là điểm lựa chọn số một cho những chuyến phượt mạo hiểm vùng cao vì cảnh đẹp hoang sơ và những khúc cua tưởng chừng như bất tận.
"Sừng trời" Khau Phạ
Là con đèo hiểm trở nhất, dài nhất và cũng đẹp nhất trên tuyến quốc lộ 32, Khau Phạ nằm tiếp giáp giữa hai tỉnh Phú Thọ và Yên Bái, đi qua nhiều địa danh nổi tiếng như La Pán Tấn, Tả Sình Láng, Mù Cang Chải, Tú Lệ... Với độ dài trên 40km, Khau Phạ là một trong những cung đường đèo quanh co và dốc đứng bậc nhất Việt Nam.
Nằm ở độ cao trên 1.200m so với mực nước biển, đèo Khau Phạ thường xuyên mịt mù sương phủ, đỉnh đèo nhô lên trong biển mây, vì thế người Thái đặt cho con đèo cái tên Sừng Trời (Khau Phạ có nghĩa là chiếc sừng nhô lên tận trời).
Khau Phạ đẹp nhất vào mùa lúa chín, khoảng tháng 9, tháng 10, khi những nương lúa đã ngả màu vàng rưc. Con đèo ngoằn nghèo uốn quanh những dãy núi điệp trùng, len lỏi giữa đại ngàn nguyên sơ, hùng vĩ và thấp thoáng bên dưới là những triền ruộng bậc thang đang vào vụ gặt hái. Con đèo còn là nơi tiếp giáp với trời theo quan niệm của người H?TMông, họ tin rằng ở nơi đây, trời có thể nghe thấu tiếng than của con người. Vì vậy mỗi khi có chuyện chẳng lành, mùa màng thất bát, họ lại lên đỉnh đèo để khấn Giàng.
"Pha Đin " con đèo huyền thoại
Đèo Pha Đin được đọc chệch đi từ tiếng dân tộc Phạ Đin: có nghĩa là Trời và Đất. Đỉnh đèo có độ cao 1.600m so với mực nước biển. Con đèo nổi tiếng với chiến thắng Điện Biên Phủ và cũng nổi tiếng với những khúc cua tay áo hiểm trở. Con đường đèo quanh co liên tục, những đoạn dốc dựng đứng nối tiếp nhau suốt 32km chiều dài. Lưng chừng đèo mịt mờ mây phủ, dưới chân đèo là những bản làng lác đác, nhưng lên gần đến đỉnh đèo thì hầy như không còn bản làng nào nữa, chỉ có trời xanh thẳm và núi rừng hùng vĩ hoà quyện lấy nhau như nơi gặp gỡ giữa trời và đất.
"Sống mũi ngựa" Mã Pì Lèng
Nằm ở tỉnh Hà Giang, nơi địa đầu Tổ Quốc, con đèo dài 20km này vắt vẻo, chênh vênh giữa những lớp đá, núi lô xô, đội nhau lên tới tận chân trời. Không ở đâu trên đất nước Việt Nam cảnh sắc thiên nhiên lại hùng vĩ và hoang sơ như ở Mã Pì Lèng. Một bên đèo là những ngọn núi xám chì trùng trùng điệp điệp với những vách đá tai mèo dựng đứng, bê kia là vực sâu thăm thẳm, phía dưới là dòng Nho Quế uốn lượn như một sợi chỉ thiên thanh.
Mã Pì Lèng theo tiếng dân tộc có nghĩa là sống mũi ngựa, đó cũng là tên ngọn núi nơi con đèo hùng vĩ này vắt ngang qua. Đèo được xây dựng từ những năm 60 của thế kỉ XX, do các công nhân người dân tọc H?TMông làm. Ban đầu đèo chỉ là con đường nhỏ cheo leo dành cho xe thồ và người đi bộ. Để mở đường, những công nhân này phải treo mình trên dây giữa lưng chừng vách núi để đục đá mở đường trong suốt 11 tháng.
Nghe đến những con đèo này là em chỉ muốn xách xe đi lun thui. Nhưng do thời gian không cho phép đi nhiều nên mạn phép hỏi các bác là có thể đi 1 chuyến mà qua hết "Tứ đại đỉnh đèo" này không ạ?
Mong các bác chỉ giáo để thằng em mở rộng tầm mắt.
Giới phượt thưởng rỉ tai nhau rằng: chưa qua Ô Quy Hồ thì chưa phải ''phượt thủ''. Độ cao, chiều dài cũng như độ hiểm trở của Ô Quy Hồ đã khiến con đèo này được mệnh danh là vua đèo vùng Tây Bắc. Đèo Ô Quy Hồ còn có tên gọi là đèo Hoàng Liên, đèo Hoàng Liên Sơn hay đèo Mây vì trên đỉnh đèo quanh năm mây phủ. Đèo mang tên một loài chim có tiếng kêu da diết, gắn với huyền thoại về câu chuyện tình yêu không thành của một đôi trai gái.
Đèo Ô Quy Hồ thuộc quốc lộ 4D, vắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, là ranh giới của hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai. Đây là con đèo giữ kỉ lục về độ dài vùng Tây Bắc với chiều dài lên đến gần 50km, đỉnh đèo nằm ở độ cao gần 2000m, nằm giữa mây núi ngút ngàn, nên còn được gọi với tên Cổng Trời. Con đèo này là một thử thách với những tài xế đường dài, một bên là vực sâu hun hút, một bên là vách đá dựng đứng, đã có rất nhiều tai nạn thảm khốc xảy ra trên cung đường này.
Tuy cung đường này rất nguy hiểm, nhưng nó vẫn là điểm lựa chọn số một cho những chuyến phượt mạo hiểm vùng cao vì cảnh đẹp hoang sơ và những khúc cua tưởng chừng như bất tận.
"Sừng trời" Khau Phạ
Là con đèo hiểm trở nhất, dài nhất và cũng đẹp nhất trên tuyến quốc lộ 32, Khau Phạ nằm tiếp giáp giữa hai tỉnh Phú Thọ và Yên Bái, đi qua nhiều địa danh nổi tiếng như La Pán Tấn, Tả Sình Láng, Mù Cang Chải, Tú Lệ... Với độ dài trên 40km, Khau Phạ là một trong những cung đường đèo quanh co và dốc đứng bậc nhất Việt Nam.
Nằm ở độ cao trên 1.200m so với mực nước biển, đèo Khau Phạ thường xuyên mịt mù sương phủ, đỉnh đèo nhô lên trong biển mây, vì thế người Thái đặt cho con đèo cái tên Sừng Trời (Khau Phạ có nghĩa là chiếc sừng nhô lên tận trời).
Khau Phạ đẹp nhất vào mùa lúa chín, khoảng tháng 9, tháng 10, khi những nương lúa đã ngả màu vàng rưc. Con đèo ngoằn nghèo uốn quanh những dãy núi điệp trùng, len lỏi giữa đại ngàn nguyên sơ, hùng vĩ và thấp thoáng bên dưới là những triền ruộng bậc thang đang vào vụ gặt hái. Con đèo còn là nơi tiếp giáp với trời theo quan niệm của người H?TMông, họ tin rằng ở nơi đây, trời có thể nghe thấu tiếng than của con người. Vì vậy mỗi khi có chuyện chẳng lành, mùa màng thất bát, họ lại lên đỉnh đèo để khấn Giàng.
"Pha Đin " con đèo huyền thoại
Đèo Pha Đin được đọc chệch đi từ tiếng dân tộc Phạ Đin: có nghĩa là Trời và Đất. Đỉnh đèo có độ cao 1.600m so với mực nước biển. Con đèo nổi tiếng với chiến thắng Điện Biên Phủ và cũng nổi tiếng với những khúc cua tay áo hiểm trở. Con đường đèo quanh co liên tục, những đoạn dốc dựng đứng nối tiếp nhau suốt 32km chiều dài. Lưng chừng đèo mịt mờ mây phủ, dưới chân đèo là những bản làng lác đác, nhưng lên gần đến đỉnh đèo thì hầy như không còn bản làng nào nữa, chỉ có trời xanh thẳm và núi rừng hùng vĩ hoà quyện lấy nhau như nơi gặp gỡ giữa trời và đất.
"Sống mũi ngựa" Mã Pì Lèng
Nằm ở tỉnh Hà Giang, nơi địa đầu Tổ Quốc, con đèo dài 20km này vắt vẻo, chênh vênh giữa những lớp đá, núi lô xô, đội nhau lên tới tận chân trời. Không ở đâu trên đất nước Việt Nam cảnh sắc thiên nhiên lại hùng vĩ và hoang sơ như ở Mã Pì Lèng. Một bên đèo là những ngọn núi xám chì trùng trùng điệp điệp với những vách đá tai mèo dựng đứng, bê kia là vực sâu thăm thẳm, phía dưới là dòng Nho Quế uốn lượn như một sợi chỉ thiên thanh.
Mã Pì Lèng theo tiếng dân tộc có nghĩa là sống mũi ngựa, đó cũng là tên ngọn núi nơi con đèo hùng vĩ này vắt ngang qua. Đèo được xây dựng từ những năm 60 của thế kỉ XX, do các công nhân người dân tọc H?TMông làm. Ban đầu đèo chỉ là con đường nhỏ cheo leo dành cho xe thồ và người đi bộ. Để mở đường, những công nhân này phải treo mình trên dây giữa lưng chừng vách núi để đục đá mở đường trong suốt 11 tháng.
Nghe đến những con đèo này là em chỉ muốn xách xe đi lun thui. Nhưng do thời gian không cho phép đi nhiều nên mạn phép hỏi các bác là có thể đi 1 chuyến mà qua hết "Tứ đại đỉnh đèo" này không ạ?
Mong các bác chỉ giáo để thằng em mở rộng tầm mắt.