Hàng năm cứ dịp tết trung thu là chúng tôi lại háo hức và náo nức cho mùa lễ hội. Lễ hội trung thu quê tôi làm lớn lắm, suốt từ những ngày ngâu tháng 7 những người dân quê tôi đã tất bật cho việc chuẩn bị những chiếc đèn thật đặc biệt, thật to và thật đẹp.
Rồi trung thu cũng đến, ngày nào cũng có hàng chục hàng trăm chiếc đèn lớn nhỏ với đầy màu sắc rước trên đường phố, những chiếc đèn được kéo bằng sức điện ắc qui, máy nổ, to như những chiếc ô tô, trên đó trẻ con cả phố ngồi chật kín, đứa lớn thì hò reo vẫy gọi, đứa bé thì nhảy nhót, còn những bé tí teo thì ngơ ngác mắt tròn vo nhìn theo những chiếc đèn to đùng mang cả tuổi thơ của chúng trong đó.
Như một dịp để tri ân, những người con xa quê nô nức về nhà, chỉ để được quây quần bên gia đình ấm cúng, để trẻ con có một trung thu trọn vẹn và đúng nghĩa. Tôi thấy mình thật may mắn khi được sinh ra ở thành phố Tuyên Quang thơ mộng bên dòng Lô xanh dịu dàng, được hít thở không khí của mỗi sớm mai miền núi, trong trẻo, mát lành.
Câu chuyện kể rằng cách đây cũng khá lâu chừng hơn 1 thập kỷ. Ngày ấy, khi trung thu đến, những chiếc đèn ông sao dán bóng kính lòe loẹt, mỏng manh và mất an toàn nhan nhản khắp những ngõ nhỏ và tràn ngập trên phố lớn, những chiếc súng bắn nước bằng nhựa được mang ra phụt khắp nơi … độc hại, thế rồi ở con phố đó, lần đầu tiên năm đó, trong một cuộc họp tổ dân phổ, có một người già phát biểu " trẻ con bây giờ khổ quá các bác ạ, chúng chẳng còn trung thu nữa, tổ mình phải làm gì cho các cháu thôi." Như một lời hiệu triệu, cả tổ dân phố bắt tay vào làm một chiếc máy bay thật to với mong ước con cháu mình vươn mãi tới những chân trời xa, thành danh và cống hiến cho quê hương đất nước. Rồi những chiếc đèn cứ to mãi, to mãi...như những tấm lòng bao la của những người già năm ấy dành cho con, cho cháu. Và cứ thế nó đã trở thành 1 niềm tự hào của cả một cộng đồng những người dân Tuyên Quang, mang lễ hội đến cho mọi nhà, mang tình yêu và sức mạnh tinh thần cổ vũ những ước mơ của tuổi thơ....
Rồi trung thu cũng đến, ngày nào cũng có hàng chục hàng trăm chiếc đèn lớn nhỏ với đầy màu sắc rước trên đường phố, những chiếc đèn được kéo bằng sức điện ắc qui, máy nổ, to như những chiếc ô tô, trên đó trẻ con cả phố ngồi chật kín, đứa lớn thì hò reo vẫy gọi, đứa bé thì nhảy nhót, còn những bé tí teo thì ngơ ngác mắt tròn vo nhìn theo những chiếc đèn to đùng mang cả tuổi thơ của chúng trong đó.
Như một dịp để tri ân, những người con xa quê nô nức về nhà, chỉ để được quây quần bên gia đình ấm cúng, để trẻ con có một trung thu trọn vẹn và đúng nghĩa. Tôi thấy mình thật may mắn khi được sinh ra ở thành phố Tuyên Quang thơ mộng bên dòng Lô xanh dịu dàng, được hít thở không khí của mỗi sớm mai miền núi, trong trẻo, mát lành.
Câu chuyện kể rằng cách đây cũng khá lâu chừng hơn 1 thập kỷ. Ngày ấy, khi trung thu đến, những chiếc đèn ông sao dán bóng kính lòe loẹt, mỏng manh và mất an toàn nhan nhản khắp những ngõ nhỏ và tràn ngập trên phố lớn, những chiếc súng bắn nước bằng nhựa được mang ra phụt khắp nơi … độc hại, thế rồi ở con phố đó, lần đầu tiên năm đó, trong một cuộc họp tổ dân phổ, có một người già phát biểu " trẻ con bây giờ khổ quá các bác ạ, chúng chẳng còn trung thu nữa, tổ mình phải làm gì cho các cháu thôi." Như một lời hiệu triệu, cả tổ dân phố bắt tay vào làm một chiếc máy bay thật to với mong ước con cháu mình vươn mãi tới những chân trời xa, thành danh và cống hiến cho quê hương đất nước. Rồi những chiếc đèn cứ to mãi, to mãi...như những tấm lòng bao la của những người già năm ấy dành cho con, cho cháu. Và cứ thế nó đã trở thành 1 niềm tự hào của cả một cộng đồng những người dân Tuyên Quang, mang lễ hội đến cho mọi nhà, mang tình yêu và sức mạnh tinh thần cổ vũ những ước mơ của tuổi thơ....