What's new

Varanasi - India : nơi tam giới giao hòa "Thiên đường - Trần thế- Địa ngục"

Varanasi - India : nơi tam giới giao hòa "Thiên đường - Trần thế- Địa ngục"

Hỡi các phượt tử : từ nay đến tháng 4 là mùa hành hương của tín đồ Hindu đến Varanasi. Vùng đất Varanasi (Kashi) là điểm hành hương không thể không đến của những tín đồ đạo Hindus ở mọi thời đại. Thường đuợc biết đến với tên Benares. Varanasi là thành phố có người sinh sống liên tục cổ nhất trên thế giới. Dưới đây là một vài dòng Mark Twain đã nói có thể diễn tả hết tất cả những gì về thành phố này: ‘’ Benaras lâu đời hơn cả lịch sử, cổ hơn cả truyền thống, xa xưa hơn cả những huyền thoại và có thể nói là nó "già" gấp đôi tất cả những thứ đó cộng lại” Những người theo đạo Hindus tin rằng bất cứ ai được chết trên vùng đất Varanasi sẽ đạt được sự cứu rỗi và tự do thoát khỏi vòng tròn của kiếp luân hồi. Dưới đây là một số hình ảnh về nơi này do mình copy trên gửi lên. Hy vọng nó sẽ là nguồn cảm hứng cho các phượt tử đến trực tiếp nơi này.
eveninggangaaartiatdashashwamedhghatvaranasi.jpg
[/IMG]
indiaphotos02560x420.jpg
[/IMG]
varanasigaruda1.gif
[/IMG]
 
Last edited:
Re: Varanasi - India : nơi tam giới giao hòa "Thiên đường - Trần thế- Địa ngục

Ganges tại Varanasi được tin rằng có quyền năng gột sạch mọi tội lỗi .
Ganges được cho rằng là mái tóc thần Shiva. Cũng có tài liệu nói Ganga? là vợ của thần silva.
theghatsofvaranasi.jpg
1225360519054.jpg
[/IMG]
 
Last edited:
Re: Varanasi - India : nơi tam giới giao hòa "Thiên đường - Trần thế- Địa ngục

Tắm sông Hằng là một hoạt động của lễ hội Kumbh Mela của Ấn Độ Giáo kéo dài đến ba tháng. Ngày 15/4 là ngày cuối cùng trong 4 ngày được coi là ngày đẹp của lễ hội.
Lễ hội Kumbh Mela được tổ chức ba năm một lần, đây là một lễ kỷ niệm để tưởng niệm một trận chiến huyền thoại giữa các thần linh và ma quỷ để giành một bình chứa mật hoa trường sinh bất tử. Trong trận chiến này, 4 giọt mật đã rớt xuống 4 thị trấn của Ấn độ. Vì vậy, lễ hội sẽ được tổ chức luân phiên tại 4 địa điểm nay


Tương truyền, 6000 năm trước thành phố này do thần Shiva-một vị thần của Đạo Hindu lập ra, bất kỳ người nào chết ở đây đều đến được với thần Shiva. Từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ thứ VI trước Công Nguyên, Varanasi đã trở thành trung tâm tôn giáo của Ấn Độ. Thế kỷ thứ V trước Công nguyên, Đức Phật tổ Thích Ca Mâu Ni đã từng đến đây. Thế kỷ VII, Cao tăng đời Đường Trung Quốc - Huyền Trang cũng đã từng đến đây.
 
Re: Varanasi - India : nơi tam giới giao hòa "Thiên đường - Trần thế- Địa ngục

Với Sarnath, nơi Đức phật thuyết giảng bài giảng đầu tiên sau khi ngài giá ngộ. Varanasi là biểu tượng của sự phục hưng đạo Hindu. Kiến thức, Triết học, văn hóa, Lòng mộ đạo, Hội họa và hàng thủ công mỹ nghệ đã từng phát triển mạnh mẽ trong hàng thế kỷ.
varanasiindiabridewomanbeautifulportraitghat.jpg
[/IMG]
 
Re: Varanasi - India : nơi tam giới giao hòa "Thiên đường - Trần thế- Địa ngục

Điểm đặc biệt hấp dẫn của Varanasi là các đài hỏa táng lộ thiên có kiến trúc nguy nga, đồ sộ, nơi đây bạn sẽ chứng kiến nhiều nghi thức tôn giáo diễn ra hàng ngày, hàng giờ, cực kỳ ấn tượng là nghi thức hoả táng ở hai ghat Harishchandra và Manikarnika. Có thể nói bạn đã đứng trước cửa của Địa ngục hoặc Thiên đường ?(tôi cũng không biết nữa). Ngọn lửa thiêu xác ở Manikarnika chưa bao giờ tắt từ suốt hơn 2.000 năm qua. Người Hindu giáo tin rằng đây chính là nơi linh thiêng nhất bên bờ sông Hằng. Do vậy, ai cũng mong muốn khi chết đi được đưa thân xác đến đây hoả táng, nhưng chi phí vận chuyển, tiền dịch vụ, mua củi hoả thiêu… là con số không hề nhỏ cho một gia đình bình thường ở Ấn Độ. Việc hoả táng phải chờ đợi khá lâu, vì mỗi ngày có quá nhiều ước nguyện được lên miền cực lạc đang chờ đợi tại nơi này.
Bạn có thể cảm nhận khói nghi ngút lẫn trong mùi khét của thi hài đang được hoả táng. Dưới mé sông, những xác người được tẩm liệm kỹ, quấn chặt trong các dải lụa vàng, hai thanh tre nẹp song song với thi thể đặt nằm lấp xấp dưới mé nước, quanh đó những người thân đang tiến hành nghi thức cầu nguyện, hoa cúc vàng và nến được thả trôi trên sông Hằng như cầu cho vong linh người đã khuất được siêu thoát. Những tín đồ Hindu giáo vẫn bình thản tắm gội, tẩy trần, gần những xác người, phía xa xa những chiếc ghe đang chở theo các bao tro tàn từ thân xác mới hoả táng rải khắp mặt sông. Chính nơi đây trần tục, địa ngục và cực lạc như hoà quyện làm một

indiaphotos10560x839.jpg
1225361322205.jpg
indiaphotos94560x354.jpg
[/IMG]
varanasighats43.jpg
1225357281419.jpg
1225361267155.jpg
[/IMG]
 
Re: Varanasi - India : nơi tam giới giao hòa "Thiên đường - Trần thế- Địa ngục

Ảnh bạn FireTiger chụp hay sưu tầm vậy ?
 
Re: Varanasi - India : nơi tam giới giao hòa "Thiên đường - Trần thế- Địa ngục

Kính bác là em copy về đấy ạ.
Nhưng thấy chưa có Phượt tử nào đi vùng này chộp hình về cho anh em nên em mới copy về để tạo nguồn cảm hứng cho các phượt tử Tây du ký một phen thôi.
Em còn một số tấm hình nữa thực sụ là góc ít người biết của vùng đất này định up lên cho anh em xem nhưng thấy bác Peterpan xóa nên không up nữa. Thục ra kông phải mình bất kính với người đã khuất mà mình muốn mọi người cùng tìm hiểu về một vùng đất, tôn giáo, tập quán thôi. Mình không có hành động, lời bình nào bất kính cả.
 
Re: Varanasi - India : nơi tam giới giao hòa "Thiên đường - Trần thế- Địa ngục

Cảm ơn bạn đã chia sẻ cùng Diễn đàn !

Tuy nhiên ảnh đi "copy về" thì bạn nên ghi rõ nguồn hoặc ít ra cũng trích giúp bọn em cái chữ sưu tầm cho nó tỏ tường ạ !

Còn việc post ảnh của bạn. Đúng là không có lời bình hay hành động nào bất kính nào, nhưng cũng không nhất thiết phải cận cảnh tới mức đó, gây phản cảm cho người xem!
Như mấy ảnh minh họa trong bài số #5 là hợp lí, bạn PeterPan đâu có chỉnh sửa gì đâu !! :)

Chờ thêm bài/ảnh chia sẻ của bạn !! :)
 
Re: Varanasi - India : nơi tam giới giao hòa "Thiên đường - Trần thế- Địa ngục

Thực ra không phải mình bất kính với người đã khuất mà mình muốn mọi người cùng tìm hiểu về một vùng đất, tôn giáo, tập quán thôi. Mình không có hành động, lời bình nào bất kính cả.

Chào bạn,

Một số điều tôi cần nói với bạn thì bác Anh Già và bạn Susu đã nói, tôi không nhắc lại nữa. Chỉ xin nói rõ thêm về câu nói của bạn mà tôi đã trích dẫn ở trên.

Hình bạn đưa là hình chụp cận cảnh, không có lớp vải che và ở xa như một số hình khác (tôi thiết nghĩ chỉ cần tả như thế thôi). Bạn hãy thử nghĩ nếu người thân của người được chụp ảnh vô tình nhìn thấy bức ảnh đó, họ sẽ nghĩ gì?

Đôi lời góp ý như vậy.

Bạn có 24 giờ để ghi rõ vào các bài viết đâu là của bạn, đâu là sưu tầm (dùng chức năng "Sửa bài viết" bạn nhé). Sau 24 giờ, nếu bạn đã sửa, các bài góp ý sẽ được xóa để tránh ngắt mạch bài viết của bạn. Nếu ngược lại, tôi sẽ phải có hình thức xử lý phù hợp.

Mong bạn tiếp tục chia sẻ.
 
Re: Varanasi - India : nơi tam giới giao hòa "Thiên đường - Trần thế- Địa ngục

Ngay khi mở đầu topic mình đã nói là copy trên mạng về. Vậy mà các bác cứ hỏi xem là tự chụp hay sưu tầm ở đâu về ? Chắc các bạn không đọc hết nên nhạy cảm quá.
Nguồn thì quá nhiều nên không thể nói là nguồn nào được. Mỗi bức hình mình có thể thấy ở rất nhiều trang. Có bức hình có in cả nguồn nữa nên mình không muốn mất quá nhiều thời gian để ghi nhận tấm hình này ở trang này, tấm hình kia ở trang kia được - Cả quốc tế và Việt nam. Bạn cứ thử gõ Varasani trên google thì sẽ có rất nhiều
thông tin : Ví dụ trang này http://www.varanasicity.com/history-of-varanasi.html và nhiều trang khác nữa. Những trang này là những trang thông tin du lịch nên các hình ảnh đẹp. Nếu thông tin nào của nước ngoài hay hay thì mình dịch lại bài viết của họ để lấy thông tin dẫn chứng thôi.
Tuy nhiên mình cũng tìm thấy nhiều hình ảnh do các phượt tử nước ngoài chụp về những góc khác : rất đời thường nhưng khốc liệt, dữ dội và đây là một phần văn hóa của vùng đất này. Mình cũng đã xem trên Kênh Discavery có phát một phim về vùng đất này : Rất chân thật và khốc liệt. Người dân nơi đây coi đó là sự linh thiêng còn chúng ta xem nó để hiểu biết và có thể là đồng cảm. Sau khi bộ phim này phát hành, mình đã tìm hiểu rất nhiều thông tin về vùng đất này và thực sự yêu mến nó.
Thật khó để có người chia sẻ những bức hình khốc liệt và dữ dội. Tìm hiểu về một cô gái mình yêu mà chỉ nhìn mặt đáng yêu còn mặt chưa đẹp hoặc nét thực tế (mà đôi khi mình không thích) thì ngoảnh mặt đi thì thật khó nói quá. Phượt tử không thể chỉ yêu hoa lá cành mà còn phải tìm hiểu được cái đặc sắc, nét tiêu biểu của vùng đất mà mình đã chinh phục. Nếu có thể phải là những góc nhìn mới lạ.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,146
Bài viết
1,173,964
Members
191,971
Latest member
ykubecom
Back
Top