Mỗi năm theo phong tục tập quán người Tày, Nùng coi ngày 3/3 (âm lịch) là ngày tết thanh minh hay còn gọi là lễ mở cửa mồ. Người Tày, Nùng quan niệm ngày 3/3 âm lịch hàng năm rất quan trọng thậm trí còn quan trọng hơn cả Tết nguyên đán vì trong ngày này con cháu khắp nơi thể hiện sự tôn kính, thương nhớ đến ông bà tổ tiên của mình, dù trong Nam hay miền Trung đến các vùng, thành phố ngoài Bắc thì đều phải nhớ đến ngày “Tết” của tổ tiên mình.
Là một người con của quê hương Cao Bằng mang trong mình dòng máu người Tày tôi cũng không thể không biết và nhớ đến ngày này. Được sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng trong tôi là dòng máu của những người con Cao Bằng, mặc dù về quê thường xuyên nhưng mỗi lần về tôi lại mang một cảm giác giống nhau, bồi hồi, thương nhớ, háo hức… như được trở về với người mẹ về với đại gia đình, tôi thích cảm giác đó, tôi yêu cảm giác đó. Mặc dù về quê thường xuyên nhưng tôi mới chỉ dự một cái ” tết” riêng và đặc biệt của quê hương đó là “Rằm tháng 7”, theo phong tục trên Cao Bằng thì có 2 ngày tết lớn và quan trọng hơn cả tết nguyên đán đó là tết thanh minh 3/3 âm lịch và ngày rằm tháng 7 âm lịch. Những ngày này dù bận bịu việc gì, dù cơ quan nhà nước hay tư nhân ở trên Cao Bằng cũng đều dành thời gian để chuẩn bị gói bánh (bánh dậm, bánh gai…), mọi thứ đều rất rục rịch, sôi nổi… Ngày 3/3 thì thị xã đã vắng giờ còn vắng hơn, nhà nhà, người người đều chuẩn bị, dao, xẻng, mâm, chiếu để đi ra mộ làm cỏ, thắp hương. Không khí nhộn nhịp, anh em từ khắp nơi về gặp mặt nhau mừng rỡ, những người con xa quê hương nhiều năm cũng về để thắp cho tổ tiên một nén hương để lấy một chút không khí quê và trở lại với tuổi thơ nơi mình đã sinh ra, lớn lên… Trên đây là đôi dòng cảm xúc của tôi về quê hương đất tổ. Sau đây mời các bạn cùng đến với hành trình “Về nguồn”. Người
Hành trình của tôi bắt đầu từ Hà Nội đến Bắc Kạn (chặng 1), Bắc Kạn đến Cao Bằng (chặng 2), thị xã Cao Bằng đến huyện Hà Quảng (chặng 3) và huyện Hà Quảng đến Pác Bó (chặng 4).
Chặng 1 Hà Nội-Bắc Kạn : Khởi hành 3h00, đến 20h30’ đây là chặng khởi hành. Lần đầu đi xe máy cũng là lần đầu đưa vợ mới cưới về quê nên không tránh khỏi những sự cố. Chặng này là chặng khởi đầu khó khăn khi phải vượt qua đoạn đường từ Sóc Sơn đến Thái Nguyên, với những ổ trâu, ổ voi dăng khắp nơi, đường hẹp, nhiều xe tải lớn khiến vận tốc có khi xuống chỉ còn 30km/h. Trong chặng này trời mưa và đường đi khó nên tôi và vợ không tranh thủ chụp ảnh được. Cảm giác đi đến Bắc Kạn trong đêm thật là sợ hãi và căng thẳng. Một bên là vực một bên là núi đá trời mưa ướt, ẩm thấp cộng thêm sương mù khiến chiếc đèn pha xe máy của tôi như chỉ là một que diêm giữa trời đất, mỗi khi nhìn thấy nhà dân là chúng tôi cảm thấy nhẹ người mặc dù hai mắt đã căng đỏ, đầu đã nhức vì phải tập chung, căng mắt nhìn đường. Khi đến Bắc Kạn hai vợ chồng đã thở phào nhẹ nhõm khi tìm được địa chỉ nhà nghỉ mà một người bạn đã cung cấp, đói, rét, bẩn đó là những gì mà trong chặng 1 chúng tôi đã phải trải qua.
Chặng 2 Bắc Kạn-Cao Bằng: Sau cơn mưa rào lúc sáng sớm thời tiết khá hơn hẳn, sáng, quang và nhất là không rét. Hai vợ chồng làm một bát phở Nam Định, rửa qua xe và bơm lốp đúng 8h01’ 2 vợ chồng lên đường.
Trời không mưa nhưng khá ẩm ướt khiến cho tốc độ giảm không quá 50km/h. Cảnh vật sau cơn mưa thật là đẹp, cây cối được rửa sạch, phủ lên một mầu xanh mướt. Cuối cùng sau một hồi cua uốn lượn chúng tôi cũng đến được cung đường thử thách đầu tiên Đèo Giàng ( từ TP. Bắc Kạn đến Cao Bằng có độ dài 121 km trong đó phải vượt qua 5 con đèo 3 của Bắc Kạn và 2 của Cao Bằng. 5 con đèo đó là đèo Giàng, đèo Gió, đèo Ngân Sơn, đèo Cao Bắc và đèo Tài Hồ Sìn).
Trước khi leo đèo 2 vợ chồng cũng tranh thủ làm vài kiểu với cây cầu cũ này:
Leo đèo được một đoạn thì khung cảnh của núi rừng miền cao hiện ra
Mùa hoa gạo, những cung đường cua chữ U xuất hiện ngày càng dầy đặc và nhiều hơn. Những người mới lần đầu đi những cung đường như thế này dù xe ô tô hay xe máy thì đều sẽ có cảm giác bị chóng mặt và say xe còn riêng tôi thì ngồi sau tay lái lượn những đoạn cua như vậy thật là thích thú và cảm giác rất phiêu:
Là một người con của quê hương Cao Bằng mang trong mình dòng máu người Tày tôi cũng không thể không biết và nhớ đến ngày này. Được sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng trong tôi là dòng máu của những người con Cao Bằng, mặc dù về quê thường xuyên nhưng mỗi lần về tôi lại mang một cảm giác giống nhau, bồi hồi, thương nhớ, háo hức… như được trở về với người mẹ về với đại gia đình, tôi thích cảm giác đó, tôi yêu cảm giác đó. Mặc dù về quê thường xuyên nhưng tôi mới chỉ dự một cái ” tết” riêng và đặc biệt của quê hương đó là “Rằm tháng 7”, theo phong tục trên Cao Bằng thì có 2 ngày tết lớn và quan trọng hơn cả tết nguyên đán đó là tết thanh minh 3/3 âm lịch và ngày rằm tháng 7 âm lịch. Những ngày này dù bận bịu việc gì, dù cơ quan nhà nước hay tư nhân ở trên Cao Bằng cũng đều dành thời gian để chuẩn bị gói bánh (bánh dậm, bánh gai…), mọi thứ đều rất rục rịch, sôi nổi… Ngày 3/3 thì thị xã đã vắng giờ còn vắng hơn, nhà nhà, người người đều chuẩn bị, dao, xẻng, mâm, chiếu để đi ra mộ làm cỏ, thắp hương. Không khí nhộn nhịp, anh em từ khắp nơi về gặp mặt nhau mừng rỡ, những người con xa quê hương nhiều năm cũng về để thắp cho tổ tiên một nén hương để lấy một chút không khí quê và trở lại với tuổi thơ nơi mình đã sinh ra, lớn lên… Trên đây là đôi dòng cảm xúc của tôi về quê hương đất tổ. Sau đây mời các bạn cùng đến với hành trình “Về nguồn”. Người
Hành trình của tôi bắt đầu từ Hà Nội đến Bắc Kạn (chặng 1), Bắc Kạn đến Cao Bằng (chặng 2), thị xã Cao Bằng đến huyện Hà Quảng (chặng 3) và huyện Hà Quảng đến Pác Bó (chặng 4).
Chặng 1 Hà Nội-Bắc Kạn : Khởi hành 3h00, đến 20h30’ đây là chặng khởi hành. Lần đầu đi xe máy cũng là lần đầu đưa vợ mới cưới về quê nên không tránh khỏi những sự cố. Chặng này là chặng khởi đầu khó khăn khi phải vượt qua đoạn đường từ Sóc Sơn đến Thái Nguyên, với những ổ trâu, ổ voi dăng khắp nơi, đường hẹp, nhiều xe tải lớn khiến vận tốc có khi xuống chỉ còn 30km/h. Trong chặng này trời mưa và đường đi khó nên tôi và vợ không tranh thủ chụp ảnh được. Cảm giác đi đến Bắc Kạn trong đêm thật là sợ hãi và căng thẳng. Một bên là vực một bên là núi đá trời mưa ướt, ẩm thấp cộng thêm sương mù khiến chiếc đèn pha xe máy của tôi như chỉ là một que diêm giữa trời đất, mỗi khi nhìn thấy nhà dân là chúng tôi cảm thấy nhẹ người mặc dù hai mắt đã căng đỏ, đầu đã nhức vì phải tập chung, căng mắt nhìn đường. Khi đến Bắc Kạn hai vợ chồng đã thở phào nhẹ nhõm khi tìm được địa chỉ nhà nghỉ mà một người bạn đã cung cấp, đói, rét, bẩn đó là những gì mà trong chặng 1 chúng tôi đã phải trải qua.
Chặng 2 Bắc Kạn-Cao Bằng: Sau cơn mưa rào lúc sáng sớm thời tiết khá hơn hẳn, sáng, quang và nhất là không rét. Hai vợ chồng làm một bát phở Nam Định, rửa qua xe và bơm lốp đúng 8h01’ 2 vợ chồng lên đường.
Trời không mưa nhưng khá ẩm ướt khiến cho tốc độ giảm không quá 50km/h. Cảnh vật sau cơn mưa thật là đẹp, cây cối được rửa sạch, phủ lên một mầu xanh mướt. Cuối cùng sau một hồi cua uốn lượn chúng tôi cũng đến được cung đường thử thách đầu tiên Đèo Giàng ( từ TP. Bắc Kạn đến Cao Bằng có độ dài 121 km trong đó phải vượt qua 5 con đèo 3 của Bắc Kạn và 2 của Cao Bằng. 5 con đèo đó là đèo Giàng, đèo Gió, đèo Ngân Sơn, đèo Cao Bắc và đèo Tài Hồ Sìn).
Trước khi leo đèo 2 vợ chồng cũng tranh thủ làm vài kiểu với cây cầu cũ này:
Leo đèo được một đoạn thì khung cảnh của núi rừng miền cao hiện ra
Mùa hoa gạo, những cung đường cua chữ U xuất hiện ngày càng dầy đặc và nhiều hơn. Những người mới lần đầu đi những cung đường như thế này dù xe ô tô hay xe máy thì đều sẽ có cảm giác bị chóng mặt và say xe còn riêng tôi thì ngồi sau tay lái lượn những đoạn cua như vậy thật là thích thú và cảm giác rất phiêu:
Last edited: