What's new

Về "Photo Tour Theo dấu người tình, 2013".

Chương trình PHOTO TOUR 5-2013
Theo dấu Người tình

Năm 1993, khi bộ phim Người tình (L’Amant) của đạo diễn người Pháp Jean-Jacques Annaud, dựa theo cuốn tiểu thuyết mang tính tự truyện của nữ nhà văn Marguerite Duras, được công chiếu tại Việt Nam, nó đã làm dấy lên làn sóng “Thời trang người tình” trong giới trẻ. Bộ phim cũng đã gợi cảm hứng cho nhiều bạn trẻ rong ruổi trở lại con đường của cô gái Donadieu (Jane March, diễn viên người Anh) và người tình châu Á (tài tử Hongkong Lương Gia Huy thủ vai) đã từng đi. Làn sóng du lịch khám phá Đồng bằng sông Cửu Long (Mekong Delta) và Sa Đéc cũng bùng lên ở phương Tây trong thập niên 1990.

Lấy cảm hứng từ làn sóng du lịch văn hoá này, chương trình miền Tây du ký-Photo Tour 5/2013, từ ngày 9/5 đến ngày 12/5/2013 mở đầu cho hành trình du lịch Vòng quanh Việt Nam trên những chiếc xe 2 bánh của những người đam mê di chuyển và ghi nhật ký bằng hình ảnh, khám phá vẻ đẹp của nhiều vùng đất và con người Việt Nam.

Các thành viên tham gia chương trình sẽ được trải nghiệm những cảm giác đặc biệt của một hành trình khám phá Đồng bằng sông Cửu Long đặc sắc và độc đáo, khó tìm thấy ở bất cứ tour du lịch nào. Ngoài ra, các thành viên cũng sẽ tham gia vào hoạt động cộng đồng (chụp ảnh lấy ngay cho người dân địa phương) trên hành trình.

Đặc biệt, hình ảnh do các thành viên ghi lại trên hành trình sẽ có cơ hội tham gia cuộc thi và nhận được những giải thưởng hấp dẫn, gồm :

-Ảnh đẹp trong ngày : Hàng ngày (4 ngày), ảnh chụp trên hành trình của các thành viên được cộng đồng bình chọn trên trang phuot.vn, với 02 giải thưởng mỗi ngày, mỗi giải trị giá 1.000.000 VNĐ

-Ảnh được yêu thích nhất : Kết thúc hành trình, ảnh chụp của các thành viên được cộng đồng bình chọn trên trang phuot.vn . Top 3 Ảnh được nhiều bầu chọn nhất sẽ nhận giải thưởng của Ban tổ chức trị giá 15.000.000 VNĐ, 10.000.000 VNĐ và 5.000.000 VNĐ

-Bộ ảnh Phong cách Vespa với chủ đề Vespa Timeless, khuyến khích các tác phẩm thể hiện những khoảnh khắc đẹp của xe máy Vespa LXV 125 trên hành trình. Giải thưởng do Nhà tài trợ Vespa lựa chọn và trao tặng, trị giá giải thưởng là 01 chiếc xe máy Vespa đời mới.

-Bộ ảnh Ấn tượng Canon với chủ đề Theo dấu nhiếp ảnh gia , khuyến khích các tác phẩm thể hiện được niềm đam mê nhiếp ảnh, cảm xúc của nhiếp ảnh gia trước vẻ đẹp của thiên nhiên và con người đồng bằng sông Cửu Long. Giải thưởng do Nhà tài trợ Canon lựa chọn và trao tặng, trị giá giải thưởng là 01 máy ảnh Canon EOS M kit 22mm + adapter
Các tác phẩm lọt vào chung kết sẽ được trưng bày triển lãm tại Hà Nội trong tháng 6/2013.

Bạn có đam mê du lịch ?
Bạn có đam mê chụp ảnh ?
Bạn có muốn đóng góp cho cộng đồng ?

Hãy đăng ký ngay từ lúc này để trở thành thành viên của hành trình Photo Tour 2013 tại địa chỉ : https://www.phuot.vn/.

https://www.phuot.vn/threads/88071-To...%9CI-T%C3%8CNH

Thời gian đăng ký tham gia : từ 10/4 đến hêt 27/4/2013

Và một cuộc đăng ký sôi động đã diễn ra, sau 17 ngày, 10 thành viên chính thức đã may mắn được tuyển chọn, gồm:



1. Nick Nhocdenthui


2. Nick Doigiaymoi


3. Nick Độc Hành


4. Nick Tư Ếch


5. Nick Namnguyen


6. Nick Quycoctu


7. Nick Tiny


8. Nick Biendaikho


9. Nick Huong Le


10. Nick Buddy Phuong

....

Các thành viên tham gia buổi offline chính thức của đoàn vào 10g sáng ngày thứ Tư, 8/5, tại địa chỉ :

Đại lý Sapa (Piaggio) 372-374 đường Nguyễn Thị Thập, quận 7.

Nội dung off :

-BTC thông báo những thông tin cần lưu ý trước chuyến đi và thông tin về việc post ảnh, dự thi

-Phát áo, mũ, túi cho các thành viên

-Ky cam kết nhận xe, máy ảnh

-Nhà tài trợ Vespa, Canon thông báo về tiêu chí chấm giải thưởng Vespa, Canon, kể cả chia sẻ một số hình ảnh demo

Đây cũng sẽ là địa điểm tập hợp để xuất phát ngày 9/5.



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php


Các chủ đề của Canon trong 4 ngày hành trình:
Chủ đề 1 : Theo dấu người tình
Chủ đề 2 : Gương mặt miền Tây
Chủ đề 3 : Sông nước miền Tây
Chủ đề 4 : Cảnh sắc phương Nam
Chủ đề của Vespa là "Vespa khoảnh khắc bất tận".

Ngày 1, 09-5-2013.
NGÀY 1: 9/5/2013 – TPHCM – SAĐÉC
06h00 – 06h30 Tập trung tại điểm tập kết
• Địa điểm: Đại lý Piagio SAPA, 372-374 Nguyễn Thị Thập, Q7, TPHCM.
06h30 – 09h00 TP. HCM – Mỹ Tho - Ăn sáng tại Mỹ Tho (NH TRUNG LƯƠNG)(70km)
09h00 – 11h30 Mỹ Tho – Chợ Lách – Cù lao An Bình (50km)
11h30 – 14h00 Ăn trưa (KDL VINH SANG) -Nghỉ trưa tại Cù lao An Bình.
14h00 – 15h30 Cù lao An Bình – Phà An Bình – Vĩnh Long – chùa Phước Kiểng- Sa Đéc (30km)
15h30 – 18h00 Chụp ảnh lò gạch tại Sa Đéc, hoàng hôn trên sông
18h00 – 20h00 Di chuyển về khách sạn, ăn tối(NH TÁM THÀNH)
Buổi tối Tự do tham quan thị xã Sa Đéc, giao lưu, nghỉ ngơi
K/S SaĐéc: 99 HùngVương, P1, Sa Đéc. Tel (067-386 28 28/386 1430)

07h, hơn 20 chiếc Vespa chuẩn bị xuất phát từ showroom Sapa, Q.7...Theo lộ trình dự kiến như bản đồ sau đây.

attachment.php



attachment.php

Chuẩn bị xuất phát.
 
Last edited:
...Trên đại lộ Nguyễn văn Linh...


attachment.php



attachment.php


...qua quốc lộ 1A


attachment.php



08h, đoàn đến Long An.


attachment.php

Vòng xoay cửa ngỏ Tân An.


09h đoàn tới ngã 3 Trung Lương, tạm dừng chân, nghĩ mệt và ăn sáng.


attachment.php



Vì vừa nhận con Canon M ngày hôm qua, tôi vẫn chưa quen sử dụng nên nhân lúc rổi rảnh tôi nhờ các bạn Canon (theo hổ trợ đoàn) hướng dẫn thêm….


attachment.php



attachment.php



Chú thích thêm của Doigiaymoi: Các ảnh trong bài là sản phẩm của các thành viên đi theo đoàn, tác giả xin các bạn đồng hành cho phép "mượn" đở để minh họa cho bài viết. Xin chân thành cảm ơn. Doigiaymoi.
 
chào chú..cho cháu hỏi ngu tí .Cháu thấy có mấy xe không có biển số đi như vậy có bị trở ngại gì không ạ???
 
Last edited:
.Cháu thấy có mấy xe không có biển số đi như vậy có bị trở ngại gì không ạ???

Suốt 4 ngày đi, đoàn không gặp trở ngại gì với lực lượng CS có lẽ vì đoàn đi rất tuân thủ luật lệ giao thông :).
Thực tế thì toàn bộ loạt xe mới đã đăng ký xe thử nghiệm, có giấy đăng ký tạm, bảo hiểm đầy đủ.
183126_4623893846950_921509966_n.jpg
 
Sau khi điểm tâm xong, đoàn tiếp tục cuộc hành trình “Theo dấu người tình”, nhưng không theo quốc lộ 1A để đi Mỹ Thuận, rồi về Sa Đéc, mà chạy thẳng vào thành phố Mỹ Tho, qua cầu Rạch Miễu. Đây là cây cầu dây văng lớn thứ 3 ở đồng bằng sông Cửu Long, băng qua 2 nhánh sông Tiền và cù lao Thới Sơn. Trong Ký sự bến phà, tôi có nhắc đến Rạch Miễu, khi đó phà phải chạy vòng qua đầu cù lao Thới Sơn và Cồn Phụng, nơi ông Đạo Dừa từng cư ngụ, rất xa, khiến Bến tre như một ốc đảo nghèo khó, cách biệt với Mỹ Tho năng động không xa. Bây giờ cầu Rạch Miễu với tổng chiều dài trên 2800m(không tính đường dẫn), đã làm cho khoảng cách “liền đường” 14km giửa Bến tre và Mỹ Tho chẳng còn ý nghĩa. Có lẽ đây là kỷ lục “gần nhất” giửa 2 thành phố tỉnh lỵ của 2 tỉnh kề nhau trong cả nước, nội ô của 2 thành phố được nối liền bởi một cây cầu!


attachment.php

Cầu Rạch Miễu, 09h40’ 09-5-2013.


attachment.php

Qua cầu Rạch Miễu, 09h45’.


Quan khỏi trạm thu phí cầu Rạch Miễu thì có một số thành viên “lạc bầy”, phải chờ gần 30’.


attachment.php

Nằm nghĩ chờ bạn đồng hành.


Từ nơi nghĩ này, như trong ảnh trên, chúng tôi rẻ phải theo quốc lộ 60, qua cầu Hàm Luông rồi tiếp tục chạy vào tỉnh lộ 882 băng ngang huyện Chợ Lách. Cả đoàn hơn 20 chiếc Vespa đời mới, bây giờ không còn “sang trọng” lướt nhanh trên quốc lộ nửa, mà len lỏi qua các con đường nhỏ rợp bóng cây.


attachment.php

Tỉnh lộ 882 đi Chợ Lách, Bến Tre.


attachment.php

Vượt qua các con đưởng nhỏ…


attachment.php

…rợp bóng cây.


attachment.php

...Đôi khi, hàng chục chiếc Vespa mới cáu cạnh, len lỏi qua cả những đoạn đường …mòn, như thế này!
 
Cái Mơn, thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách là quê hương của nhà văn hóa lớn không những của đất nước mà còn của thế giới, Pétrus Trương Vĩnh Ký.Ông thông thạo 27 thứ tiếng, được xem là “ông tổ của nghề báo Việt Nam” vì đã sáng lập tờ báo đầu tiên trong nước, Gia Định Báo.
Cái Mơn, cái có nghĩa là rạch, mơn nghe nói là do đọc trại ra từ tiếng Khmer “khmum” nghĩa là mật ong, vì con rạch này khi xưa có nhiều ong mật, vốn rất cần mật hoa để sống, mà đây lại là nơi sản xuất hoa quả, cây kiểng nổi tiếng nhất nhì Miền Nam, thật là một giải thích thuyết phục. Vườn cây tiếp nối vườn cây, vừa cung cấp hoa kiểng cây trái cho thị trường, vừa sản xuất các giống mới cho các nhà nông nơi khác.
Đi ngang Cái Mơn mà không nhắc đến sầu riêng Cái Mơn là một điều thiếu sót. Nghe nói giống sầu riêng này do ông giáo Nho học Nguyễn Duy Lưu (1857- 1947) mang về từ Campuchia, khi ông được mời sang dạy học cho con cháu hoàng gia (không biết có phải cùng giống với sầu riêng Kampot, ngon nổi tiếng hiện nay của Campuchia không?). Sầu riêng Cái Mơn đã từng nổi tiếng Nam kỳ từ đầu thế kỷ trước (1910) và bây giờ, dù có nhiều giống mới xuất hiện, vẫn khó thể thay thế loại trái đặc hửu này của đất Chợ Lách, Bến Tre.


attachment.php

Sầu riêng Cái Mơn.


Ngày nay, nhờ các tiến bộ kỷ thuật, giống sầu riêng Cái Mơn có năng suất rất cao, múi lớn hơn, dầy cơm hơn và nghe nói chất lượng cũng tăng lên.


attachment.php

Năng suất cao.


attachment.php

Lớn trái, cơm dày.


Nhưng nhiều người lại thích sầu riêng Ban Mê Thuột, vẫn giữ nguyên đặc tính vốn có từ lâu, tuy không lớn trái, nhưng ngọt, béo và…ngon hơn. Tôi cũng rất thích loại sầu riêng này, khi đến BMT vào đúng mùa trái chín, nhất định tôi phải ăn cho được!


attachment.php

Sầu riêng Ban Mê Thuột, ăn 1 lần lại muốn ăn …thêm!


Chúng tôi tiếp tục chạy qua một vùng quê “thuần chất Nam bộ”, con đường tỉnh lộ không đủ “lớn” để làm mất đi cái êm đềm tĩnh lặng của một miền cây trái sum suê, mùa nào quả đó, Cái Mơn của Chợ Lách luôn “ngọt ngào” tươi mát. Đây là lần đầu tiên trong đời tôi được rong ruổi ngang qua.
Quả thật, từ lúc bắt đầu vào tỉnh lộ, tôi không thể nào nhớ được mình đã đi qua những đâu, len lỏi vào những chỗ nào.
Độc hành, nick của người bạn đi cùng, chứng tỏ là một tay lái tốt, có lẽ đã từng đi qua vùng này nên tôi không thấy bạn bở ngở khi tiếp cận những cung đường mới, ngoằn ngoèo, hẹp té. Thật ra, cậu ta là “phượt quái” , người gốc Bắc, nhưng lăn lóc miền Tây đã nhiều năm, vừa cưới cô vợ Nam bộ rặc, gốc Phụng Hiệp, Hậu Giang. Đây là lần đầu tiên tôi được ngồi phía sau trong một chuyến “rong chơi” bằng xe 2 bánh, thảnh thơi chộp ảnh.


attachment.php

Lần đầu tiên tôi được ngồi “phía sau” trên đường phượt, người chở là anh bạn trẻ có nick là “Độc Hành”.



Khoảng 12h, đoàn rẻ vào nhà thờ Phú Hiệp, không lớn, nhưng cái vẻ cổ kính thật dễ thương khiến tôi nhớ đến …

HOA TRẮNG THÔI CÀI LÊN ÁO TÍM
Kiên Giang
Lâu quá không về thăm xóm đạo
Từ ngày binh lửa cháy quê hương
Khói bom che lấp chân trời cũ
Che cả người thương nóc giáo đường
Mười năm trước em còn đi học
Áo tím điểm tô đời nữ sinh
Hoa trắng cài duyên trên áo tím
Em còn nguyên vẹn tuổi băng trinh
Quen biết nhau qua tình lối xóm
Cổng trường đối diện ngó lầu chuông
Mỗi lần chúa nhật em xem lễ
Anh học bài ôn trước cổng trường
Thuở ấy anh hiền và nhát quá
Nép mình bên gác thánh lầu chuông
Để nghe khe khẽ lời em nguyện
Thơ thẩn chờ em trước thánh đường
Mỗi lần tan lễ, chuông ngừng đổ
Hai bóng cùng đi một lối về
E lệ em cầu kinh nho nhỏ
Thẹn thùng, anh đứng lại không đi
Sau mười năm lẻ anh thôi học
Nức nở chuông trường buổi biệt ly
Rộn rã từng hồi, chuông xóm đạo
Khi nàng áo tím bước vu quy
Anh nhìn áo cưới mà anh ngỡ
Chiếc áo tang liệm kín khối sầu!
Hoa trắng thôi cài trên áo tím
Giữ làm chi kỹ vật ban đầu!
Em lên xe cưới về quê chồng
Dù cách đò ngang cách mấy sông
Vẫn nhớ bóng vang thời áo tím
Nên tình thơ ủ kín trong lòng
Từ lúc giặc ruồng vô xóm đạo
Anh làm chiến sĩ giữ quê hương
Giữ màu áo tím, cành hoa trắng
Giữ cả trường xưa, nóc giáo đường
Giặc chiếm lầu chuông xây ổ súng
Súng gầm rung đổ gạch nhà thờ
Anh đem gạch nát, xây tường lủng
Chiếm lại lầu chuông, giết kẻ thù
Nhưng rồi người bạn đồng song ấy
Đã chết hiên ngang dưới bóng cờ
Chuông đổ ban chiều, hồi vĩnh biệt
Tiễn anh ra khỏi cổng nhà thờ
Hoa trắng thôi cài trên áo tím
Mà cài trên nắp áo quan tài
Điểm tô công trận bằng hoa trắng
Hoa tuổi học trò, mờ thắm tươi
Xe tang đã khuất nẻo đời
Chuông nhà thờ khóc đưa người ngàn thu
Từ đây tóc rũ khăn sô
Em cài hoa trắng lên mồ người xưa.
*****
28/ 5/ 58


…và cũng chợt nhận ra mình đang ngang qua một vùng đạo lâu đời của miền Nam Kỳ Lục tỉnh.



attachment.php



Nhiều góc ảnh đẹp đã được các bạn trẻ bấm máy tại đây. Tôi cũng “lăn lóc” chộp ké các “mẫu”, vốn là thành viên của đoàn, dĩ nhiên “góc máy” của mình không “chính qui” như các bạn ấy. Chẳng hề gì, quan trọng là cuộc rong chơi, nhất là tôi đang có một người bạn đồng hành rất dễ thương và chịu khó, Độc hành.


attachment.php
 
Cả đoàn hơn 20 xe Vespa đã khuấy động bầu không khí yên tĩnh của chốn tôn nghiêm, tuy nhiên, sự khuấy động có trật tự và vui vẻ này hình như chỉ làm cho ngôi nhà thờ cổ thêm một lần “xôn xao” thú vị giữa vùng quê xanh mát, hiền hòa .


attachment.php

Trong sân nhà thờ Phú Hiệp.

Và mọi người lại hăng hái lợi dụng cái không gian bình lặng, giản dị này, vốn hiếm gặp nơi quốc lộ, để thực hiện các “tác phẩm” của mình.


attachment.php

Các thành viên đang “tác nghiệp” tại nhà thờ Phú Hiệp, Chợ Lách, Bến Tre.


attachment.php



Sau gần 30’ chụp ảnh, chúng tôi rời nhà thờ Phú Hiệp tiếp tục theo tỉnh lộ 882 chạy dần về hướng sông Tiền. Cũng chẳng lâu sau, gặp nhà thờ Chúa Kitô vua, Chợ Lách, cả đoàn tạm dừng lại tiếp tục làm nhiệm vụ.


attachment.php

Nhà thờ Kitô vua, Chợ Lách (Bến Tre).


attachment.php



Rời nhà thờ Kito vua, con lộ nhựa nhỏ hẹp tiếp tục dẫn chúng tôi xuyên qua những vườn cây trái yên bình trước sự ngạc nhiên của người dân hiền hòa, dễ mến. Đột ngột, người dẫn đầu rẻ vào con đường lót “đal” nhỏ, đó là đoạn dẫn vào khu du lịch sinh thái Vinh Sang, nằm bên bờ sông Cổ chiên, là một nhánh của Tiền giang. Con đường thật hẹp, chạy ngoằn ngoèo qua các vườn cây rậm, vượt những con rạch nhỏ, cặp theo các kênh, mươn, nếu không khéo tay lái, rất dễ lọt xuống nước! Tôi thầm nghĩ khu du lịch mà đường dẫn vào “nhiêu khê” như thế này thì làm sao hút khách được! Sau này, khi vào tới nơi tôi mới hiểu đây chỉ là “cửa” sau, “mặt tiền” của KDL Vinh Sang chính là sông Cổ Chiên, mà bờ bên kia là thành phố Vĩnh Long, du khách chủ yếu đến từ hướng này, bằng thuyền.


attachment.php



attachment.php

Cầu “đal” gập ghềnh...


attachment.php

…trên đường vào khu du lịch Vinh Sang.
 
Last edited:
Khu du lịch Vinh Sang rộng 2,2 ha, nằm ở đầu cù lao An Bình, đối diện với thành phố Vĩnh Long bên kia sông. Khai trương vào năm 2005, nằm trên vùng sông nước đầy cây trái, Vinh Sang nhanh chóng nổi tiếng bởi sự đa dạng các loại hình giải trí đặc thù của miền Tây Nam bộ như câu, bắt cá, trượt nước, trượt cỏ, đàn ca tài tử, tham quan chợ nổi Cái Bè…


attachment.php



Sau một buổi sáng vượt khoảng 130km, dừng nghĩ nhiều lần để gom đoàn và bấm máy sáng tác, mọi người thật sự thấm mệt. Và dù đang trong một vùng sông nước rợp bóng cây xanh, nhưng cái nóng của đầu hè đã làm mọi người khát nước, những ngụm trà đá lúc chờ cơm thật là “ngon”!

Bảng thực đơn của buổi ăn trưa thịnh soạn, như sau:

-Ốc hấp hèm.
-Cá tai tượng chiên xù.
-Bò xào rau muống.
-Lẩu cá sấu, bún.
-Cá ba sa kho tộ, bầu luộc.
-Cơm trắng, trái cây, trà đá, khăn lạnh.


attachment.php

He he, ốc hấp hèm bốc khói, có vẻ ngon với các bạn trẻ, còn tui thì “trợn trắng” nuốt!...


attachment.php

…toàn bộ các món còn lại đều …OK ngon!


Cơm xong, mọi người vội tìm một nơi thích hợp, bên lề cỏ dưới bóng cây…cố nằm chợp mắt một chút trước khi tiếp tục cuộc hành trình.


attachment.php

Tuy nhiên, vẫn có nhiều bạn “săn tìm người tình”, không thèm nghĩ.

14h30, mọi người rời khu du lịch Vinh Sang, tiếp tục len lỏi qua con đường nhựa nhỏ chạy về hướng bờ sông Cổ Chiên, để chụp ảnh Sông Tiền và cầu Mỹ Thuận phía nơi xa.


attachment.php

...tiếp tục cuộc hành trình...

attachment.php

...ghé bờ sông Cổ Chiên...


attachment.php

...với thấp thoáng bờ xa là cầu Mỹ Thuận.
 
Last edited:
Sau khoảng 10 phút chụp ảnh ở bờ sông Cổ Chiên, chúng tôi tiếp tục lên đường khi trời chuyển cơn mưa. Theo chương trình, đoàn sẽ qua phà Đình Khao rồi về Sa Đéc, chụp ảnh lò gạch. Tình hình này đe dọa khó hoàn thành được kế hoạch đó nếu bị mưa. Nhưng chạy trời không khỏi…mưa, chúng tôi đã phải tấp vội vào các nhà dân dọc đường để tránh bị ướt …máy ảnh và soạn áo đi mưa ra mặc.


attachment.php

Tui xăng ống quần để chuẩn bị đi trong mưa.

attachment.php

Trưởng đoàn Mơ đang “rầu” trong bụng vì cơn mưa bất chợt làm chậm trể chuyến đi.

Cơn mưa đã ghìm chân chúng tôi gần 30’, sợ không kịp tới Sa Đéc khi trời còn nắng, vài thành viên vội tìm mua thêm áo mưa cho các bạn thiếu, để đoàn hoàn thành nốt lộ trình theo kế hoạch. Và Trưởng đoàn đã quyết định qua phà An Bình, gần hơn, để sang thành phố Vĩnh Long.

attachment.php

Và khi bảo đảm ai cũng đủ áo mưa, đoàn tiếp tục lên đường.

Phà An Bình nằm ngang thành phố Vĩnh Long, cách phà Đình Khao khoảng 05km đường chim bay về phía thượng lưu sông Cổ Chiên. An Bình là cù lao lớn nằm trên giòng Tiền giang của sông Mekong, khiến phụ lưu này phân thành 2 nhánh nhỏ: sông Tiền, thoát ra Biển Đông bằng cửa Hàm Luông và sông Cổ chiên thoát ra ở cửa Cổ Chiên và cửa Cung Hầu.
Khi đến phà, trời đã dứt mưa, nhưng những khối mây “đeo chì” vẫn còn đe dọa, khiến bến phà chiều dù thật đông khách nhưng vẫn nhuốm ít nhiều cái vẻ “thê lương”.


attachment.php

Trên phà An Bình.


attachment.php

Mây nặng trên đầu khi phà vượt sóng.

Đây là cuộc vượt sông bằng phà đầu tiên của hành trình tìm lại dấu người tình, chắc chắn không phải ngẫu nhiên mà người thiết kế tour lại bỏ qua chiếc cầu hiện đại Mỹ Thuận ở phía thượng nguồn, rất dễ dàng để đi về Sa Đéc, mà chọn một bến phà quê thầm lặng trên giòng Cổ Chiên này. Dừng một chút nơi bờ sông mênh mông nước, ngắm một chút chiếc cầu dây văng xa tít phía xa, ngẫu nhiên chăng? Tôi không nghĩ thế, bởi giờ đây lại lênh đênh trên sóng nước, của giòng sông đã từng chứng kiến một chuyện tình không trọn vẹn nhưng quá thừa lãng mạn để đi vào văn học một cách thật tuyệt vời! Tôi thật sự khâm phục và thầm cảm ơn người đưa ra ý tưởng, thiết kế cái lộ trình “lắt léo” vừa được trải qua, nhờ thế tôi và chắc chắn một số bạn đồng hành mới có dịp ít nhất một lần trong đời “rong ruổi” theo cái cung bậc êm đềm của một miền quê thuần chất Nam bộ như đã nói. Đồng thời cũng khiến các thành viên Photo tour thấm thía cái chất lãng mạn của cuộc tình, bằng cách tự minh cảm nhận cái bâng khuâng của người tình khi nhìn sóng nước vổ mạn thuyền đang lặng lẽ sang sông.
Không hiểu sao, trong văn học và cả nghệ thuật tạo hình, người ta hay dùng hình tượng bến sông để diễn tả sự chia ly và dĩ nhiên đi kèm theo là cái nỗi buồn cách biệt:

Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
(Trong Tống Biệt hành của Thâm Tâm)

Người đi đi mãi không về
Cây đa bến nước con đò năm xưa…
(Ca dao)

…và hình như là một ngẫu nhiên thực tế, khiến người thiếu nữ Pháp 15 tuổi rưởi và chàng thanh niên Việt gốc Hoa gặp nhau trên phà Mỹ Thuận khi vượt ngang sông Tiền, để bắt đầu một câu chuyện tình lãng mạn…
Chiều nay, trên giòng sông năm xưa, hình ảnh chiếc cầu dây văng nhờ nhờ phía xa, dù có lộng lẫy, hiện đại, cũng không thể làm người ta quên đi những chuyến đò ngang đã từng một thời chuyên chở khách đường xa. Và bây giờ, trên chuyến phà muộn trong chiều hôm tắt nắng, áng mây đen nằng nặng phía chân trời, tôi không khỏi ngậm ngùi liên tưởng đến cái hình bóng “người tình” đã một thời vượt giòng sông mênh mông ngày trước…Với tôi, người ấy vẫn trẻ mãi tuổi 15, khi lơ đểnh nhìn giòng sông xuôi chảy xuống hạ nguồn; cuộn khói đen tuôn ngược về phía sau con đò giửa cái mênh mông hiu quạnh, như một báo hiệu buồn của câu chuyện tình lãng mạn vừa bắt đầu đến với cô thiếu nữ chớm tròn trăng kia.Chuyện tình, bắt đầu từ một giòng sông rồi cũng kết thúc ở một giòng sông khác, khi nó đưa “Người Tình”trở về quê hương, để mãi mãi xa rời nơi sinh trưởng, với một khối tình trĩu nặng tuổi thơ ngây.

attachment.php



attachment.php

Qua phà An Bình.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,750
Bài viết
1,136,911
Members
192,578
Latest member
newtottaax
Back
Top