hettien
Phượt thủ
Là dân phượt thì ai cũng mê giày, cũng có thể nói giày là một đồ dùng quan trong bậc nhất trong các chuyến leo núi hoặc dã ngoại hoặc chạy bộ hoặc thể dục, vân vân và vê vê. Thế nhưng sau mỗi chuyến đi, hoặc sau khi giày bị bẩn, hôi thì anh em mình lại hay quẳng cho các bạn đánh giày hoặc tệ hơn, để cho vợ giặt đôi giày yêu quý. Và thế là giày của chúng ta nhanh chóng bị bong tróc, ngấm nước, bung đế, sùi da lộn... Sau đây em xin trình các bác cách vệ sinh, chăm sóc cho đôi giày sao cho em nó đẹp đẽ và bền bỉ.
Với giày vải hoặc giày thể thao thông thường, không có tính năng đặc biệt gì, các bác quẳng vào máy giặt cho nhàn thân. Với giày da lộn thông thường, không chống nước, các bác cứ để cho các bạn đánh giày dùng cồn oánh thoải mái. Nhưng với các loại giày chống nước và chống trơn trượt thì các bác tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn bên dưới hộ em. Có vẻ cầu kỳ nhưng khi các bác đã hiểu nguyên tắc thì rất nhanh và đơn giản.
NẾU GIÀY CHỈ BẨN SƠ: dùng cây lăn bụi quần áo, hoặc bàn chải giặt loại mềm, hoặc bàn chải đánh răng loại mềm, hoặc khăn ẩm làm sạch. Nếu chưa thỏa mãn thì dùng giấy ướt (loại dùng để lau đít trẻ con) vắt kiệt nước mà lau, rất sạch.
NẾU GIÀY RẤT BẨN HOẶC ĐI ĐÃ LÂU, NHIỀU MÙI HÔI: đương nhiên chúng ta phải giặt.
- Dùng vòi xịt trong toa lét loại bỏ bùn đất bám trên đế và bên ngoài giày.
- Pha một chậu nước ấm (khoảng 30 độ trở xuống), nhớ là hơi ấm thôi để dễ dàng làm sạch những chất cặn bã hữu cơ giắt sâu trong thớ vải tạo ra mùi hôi, chứ đừng có dùng nước nóng. Đổ vào một ít dầu gội đầu, khuấy đều rồi ngâm đôi giày yêu quý khoảng 30 phút. Tiếp theo dùng bàn chải mềm oánh bên ngoài, bùi nhùi cọ bên trong. Tiếp theo dùng vòi xịt toa lét phun tóe loe cả ngoài lẫn trong, rồi vẩy kỹ và để ráo nước.
- Làm khô. Chuyện làm khô giày này nên áp dụng cho tất cả các loại giày chứ không riêng gì giày chống nước. Chúng ta phải phơi giày trong bóng râm, thoáng gió. Nếu vì lý do phong thủy hoặc nhà không có cái bóng râm nào, bắt buộc phải phơi ngoài nắng thì phải lấy giấy mềm (giấy bản hoặc giấy chùi đít chẳng hạn) quấn 2-3 lớp bên ngoài. Không dùng giấy báo đã in vì mực in có thể “đóng dấu” sang giày. Một cách rất hay, rất nhanh, rất an toàn là dùng quạt máy thổi mạnh vào bên trong giày. Trừ khi trời quá nồm ẩm, không thì chỉ qua một đêm là ta có đôi giày sạch sẽ khô ráo thơm tho.
NHỮNG ĐIỀU CẤM KỊ:
- Không dùng cồn, xăng, dầu hỏa, xăng thơm…, chúng sẽ phá hủy kết cấu chất liệu của giày, làm “đường may kín” giảm tính chống nước.
- Không dùng xà phòng giặt, thuốc tẩy…, chúng sẽ làm xơ cứng bề mặt (đặc biệt với da lộn) và phá hủy kết cấu chất liệu của giày. Mà đối với giày thì làm gì có loại bẩn nào cứng đầu đâu.
- Không dùng bàn chải cứng vì chúng sẽ làm da lộn xù lên, và trên thực tế thì không cần thiết phải dùng bàn chải cứng mới có thể làm sạch giày.
- Không sấy giày bằng nhiệt, ngâm nước nóng hoặc phơi giày trực tiếp dưới nắng vì chúng sẽ phá hủy kết cấu chất liệu của giày, làm chai cứng bề mặt và gây lão hóa các phần cao su, nhựa.
HẾT
Khi nào các bác cần giày hịn thì ới em ở chỗ chữ ký, há há....
Với giày vải hoặc giày thể thao thông thường, không có tính năng đặc biệt gì, các bác quẳng vào máy giặt cho nhàn thân. Với giày da lộn thông thường, không chống nước, các bác cứ để cho các bạn đánh giày dùng cồn oánh thoải mái. Nhưng với các loại giày chống nước và chống trơn trượt thì các bác tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn bên dưới hộ em. Có vẻ cầu kỳ nhưng khi các bác đã hiểu nguyên tắc thì rất nhanh và đơn giản.
NẾU GIÀY CHỈ BẨN SƠ: dùng cây lăn bụi quần áo, hoặc bàn chải giặt loại mềm, hoặc bàn chải đánh răng loại mềm, hoặc khăn ẩm làm sạch. Nếu chưa thỏa mãn thì dùng giấy ướt (loại dùng để lau đít trẻ con) vắt kiệt nước mà lau, rất sạch.
NẾU GIÀY RẤT BẨN HOẶC ĐI ĐÃ LÂU, NHIỀU MÙI HÔI: đương nhiên chúng ta phải giặt.
- Dùng vòi xịt trong toa lét loại bỏ bùn đất bám trên đế và bên ngoài giày.
- Pha một chậu nước ấm (khoảng 30 độ trở xuống), nhớ là hơi ấm thôi để dễ dàng làm sạch những chất cặn bã hữu cơ giắt sâu trong thớ vải tạo ra mùi hôi, chứ đừng có dùng nước nóng. Đổ vào một ít dầu gội đầu, khuấy đều rồi ngâm đôi giày yêu quý khoảng 30 phút. Tiếp theo dùng bàn chải mềm oánh bên ngoài, bùi nhùi cọ bên trong. Tiếp theo dùng vòi xịt toa lét phun tóe loe cả ngoài lẫn trong, rồi vẩy kỹ và để ráo nước.
- Làm khô. Chuyện làm khô giày này nên áp dụng cho tất cả các loại giày chứ không riêng gì giày chống nước. Chúng ta phải phơi giày trong bóng râm, thoáng gió. Nếu vì lý do phong thủy hoặc nhà không có cái bóng râm nào, bắt buộc phải phơi ngoài nắng thì phải lấy giấy mềm (giấy bản hoặc giấy chùi đít chẳng hạn) quấn 2-3 lớp bên ngoài. Không dùng giấy báo đã in vì mực in có thể “đóng dấu” sang giày. Một cách rất hay, rất nhanh, rất an toàn là dùng quạt máy thổi mạnh vào bên trong giày. Trừ khi trời quá nồm ẩm, không thì chỉ qua một đêm là ta có đôi giày sạch sẽ khô ráo thơm tho.
NHỮNG ĐIỀU CẤM KỊ:
- Không dùng cồn, xăng, dầu hỏa, xăng thơm…, chúng sẽ phá hủy kết cấu chất liệu của giày, làm “đường may kín” giảm tính chống nước.
- Không dùng xà phòng giặt, thuốc tẩy…, chúng sẽ làm xơ cứng bề mặt (đặc biệt với da lộn) và phá hủy kết cấu chất liệu của giày. Mà đối với giày thì làm gì có loại bẩn nào cứng đầu đâu.
- Không dùng bàn chải cứng vì chúng sẽ làm da lộn xù lên, và trên thực tế thì không cần thiết phải dùng bàn chải cứng mới có thể làm sạch giày.
- Không sấy giày bằng nhiệt, ngâm nước nóng hoặc phơi giày trực tiếp dưới nắng vì chúng sẽ phá hủy kết cấu chất liệu của giày, làm chai cứng bề mặt và gây lão hóa các phần cao su, nhựa.
HẾT
Khi nào các bác cần giày hịn thì ới em ở chỗ chữ ký, há há....