Tôi cũng không nhớ là mình xuống Vũng Tàu bao nhiêu lần rồi. Nhưng lần này khác mọi lần, khác vì lần đầu một mình tôi 1 ngựa đi Vũng Tàu. Địa điểm đầu tiên tôi ghé là Nhà Lớn ở đảo Long Sơn. Nhà Lớn khác với những nơi gọi là địa danh lịch sử mà tôi đã từng đến. Mọi người được chào đón rất niềm nở, có nước uống ở trên bàn, có sập cho mọi người ngả lưng nghỉ khi mệt và vào dịp lễ hội ( một năm 2 lần) thì có nơi để nghỉ lại qua đêm. Các bà, các ông vẫn búi tóc, mặc quần áo màu đen. Tôi liên tưởng đến địa phương nào cũng làm du lịch, người địa phương ý thức như ở nơi đây thì khách du lịch còn đến nhiều hơn nữa. Các ông các bà tự nguyện đến làm việc ở Nhà Lớn. Tôi gặp nói chuyện với một bà và quên không hỏi tên bà, bà thấy tôi tò mò chụp ảnh ở khu bếp bà hỏi thế có muốn xem kho lúa không? Bà mở cửa cho tôi xem kho lúa của Nhà Lớn. Kho lúa được thiết kế hình thức như nhà sàn, để cao cho lúa không bị ẩm mốc. Bà nói: ở đây làm ra muối hàng năm có đưa muối xuống miền Tây cho bà con dưới đó. Rồi bà con dưới đó lại biếu thóc Nhà Lớn. Khi đến thăm Nhà Lớn chắc hẳn bạn sẽ thấy đánh số thứ tự trên một số viên ngói trên mái, tấm cửa gỗ xếp, hay tấm gỗ cặn ở kho thóc. Bà giải thích cho tôi là đánh số để sau khi lấy ra thì biết tứ tự để đặt lại cho đúng, ngói đánh số để sau khi có đưa ngói xuống đánh rữa thì khi xếp lại không bị lộn. Dì Hai – bà năm nay cũng khoãng 70 tuổi nói cho tôi biết về việc người ta hay nhầm gọi Nhà Lớn là chùa. Bà nói cho tôi biết về việc thế hệ trước đó gìn giữ Nhà Lớn và kính ông bà, tổ tiên, ăn ở hiền lành, tử tế, cách biết ơn tổ tiên trước 3 bữa ăn hàng ngày.
Một căn nhà trong khu Nhà Lớn
Một bác đang pha sơn để sơn gỗ của Nhà Lớn
Một cánh cửa của kho lúa trong Nhà Lớn
Khu của các ông và các bà chia ra riêng biệt, sau khi thăm quan và trò chuyện cùng các bà tôi qua 1 căn kế bên trong khu Nhà Lớn thì gặp mấy ông đang trò chuyện, uống nước trà. Các ông, các bác cũng hỏi chuyện, mọi người vẫn mặc bộ đồ màu đen, để râu và búi tóc phía sau. Có một ông còn hỏi tôi: để tóc thế này có kỳ không con? Tôi trả lời: dạ con thấy mọi người ở đây đặc biệt hơn nơi khác là vẫn giữ nét truyền thống. Nó là đặc trưng mà nơi khác đâu có”. Các ông cười oh, oh còn chêu là con cháu mấy ông đứng ở ngã 3, ngã tư ấy ( ý là những ông tướng ngày xưa có tượng đài ở một số vòng xoay giao thông bây giờ). Tôi cũng hỏi về cái quan tài mà cả làng dùng chung khi có người chết thì đúng là như thế. Trưa nắng, mệt nên tôi chưa tìm thấy nơi cất chiếc quan tài đó ấy. Có dịp đến Long Sơn tôi sẽ cố gắng tìm ra.
Các ông, các bác ở bên khu của Nam
Một phần mái của Nhà Lớn
Tôi định sẽ đi một vòng đảo Long Sơn nhưng nghe mấy bác bán hàng trước Nhà Lớn nói là con đường đi từ Long Sơn qua đảo Gò Găng và Gò Găng qua Vũng Tàu rất vắng không nên đi lúc giữa trưa 1h, 2h, còn chỉ tôi cách khi gặp người theo dõi khi đi qua những đoạn đó thế nào nữa. Vâng, mấy cô, mấy chị rất tốt và khuyên khi thấy tôi đi 1 mình. Thế là tôi chạy xe ra bến Đập rùi ngược lại thẳng tiến về Vũng Tàu chanh thủ lúc trưa mọi người còn đi lại đông. Đường vắng, tôi phóng xe vù vù mà không dám đi chậm ngắm cảnh. Cảnh trên đảo Gò Găng rất đẹp khi đứng ở trên cầu nhìn xuống.
Tôi một tối lang thang ở bờ biển
Chỗ quen mỗi lần ghé Vũng Tàu
Tôi không đi tham quan các địa điểm như mọi người vẫn hay tham quan khi đến Vũng Tàu, cũng một phần đi nhiều rồi, cũng một phần muốn khám phá nơi khác. Sáng tôi tính đi đón bình minh nhưng ngó ra ngoài cửa sổ thấy trời nhiều mây thế là nướng thêm tí nữa. Tôi thấy thích cái quán café Thiên Đường ở bên bờ biển khu bãi trước rồi. Buổi sáng khi không khí còn trong lành, biển còn vỗ sóng nhẹ, ngồi bên bờ biển ngắm táu qua lại nhâm nhi ly café thì còn gì bằng. Thú vị lắm. Ai đó thử một lần xem sao. Mà đến quán đi xuống bậc thang xuống dưới thấp ngắm biển rõ hơn và đến quán tầm 6h30 đến 7h30 thì chọn được vị trí đẹp, sau thời gian ấy quán bắt đầu đông và mất dần sự yên tĩnh.
Cafe ở Càe Thiên Đường
Lang thang chụp bông hoa dại
Tôi xuống đúng dịp diểm ra lễ hội thả diều quốc tế. Buổi sáng chủ nhật gió yếu nên mọi người chưa thi được mà thả chơi trước. Còn diểu sáo của Việt Nam thi riêng phần diều qua liễn, eo khó lắm ấy. Diều của các đội Quốc tế đủ mọi hình thù khác nhau. Tôi quen cô Lianna wati – người Indonesia, cô là một nghệ nhân làm diều, cô có 2 người con trai đi cùng và lúc chia tay cô không quên tặng tôi một cây diều nhỏ. Lớn rồi nhưng có người khác tặng quà là thích. Thế là tôi có quà về tặng thằng cháu nhỏ ở nhà. Diều của cô Lianna tham gia rất sặc sỡ nhìn như một thiếu nữ yểu điệu. Tôi ấn tượng với 4 con diều mèo đen của đội đến từ Thái Lan, xem họ trình diễn thú vị lắm.
Một trong những con diều của cô Lianna
Tiếc là trưa tôi phải về để chuẩn bị chiều về lại Sài Gòn không thể xem buổi thi, đọ sức của các đội vào lúc 3h chiều. Nhưng lần đầu được xem biểu diễn thả diều cũng là một trải nghiệm thú vị và đáng nhớ với tôi rồi.
Một căn nhà trong khu Nhà Lớn
Một bác đang pha sơn để sơn gỗ của Nhà Lớn
Một cánh cửa của kho lúa trong Nhà Lớn
Khu của các ông và các bà chia ra riêng biệt, sau khi thăm quan và trò chuyện cùng các bà tôi qua 1 căn kế bên trong khu Nhà Lớn thì gặp mấy ông đang trò chuyện, uống nước trà. Các ông, các bác cũng hỏi chuyện, mọi người vẫn mặc bộ đồ màu đen, để râu và búi tóc phía sau. Có một ông còn hỏi tôi: để tóc thế này có kỳ không con? Tôi trả lời: dạ con thấy mọi người ở đây đặc biệt hơn nơi khác là vẫn giữ nét truyền thống. Nó là đặc trưng mà nơi khác đâu có”. Các ông cười oh, oh còn chêu là con cháu mấy ông đứng ở ngã 3, ngã tư ấy ( ý là những ông tướng ngày xưa có tượng đài ở một số vòng xoay giao thông bây giờ). Tôi cũng hỏi về cái quan tài mà cả làng dùng chung khi có người chết thì đúng là như thế. Trưa nắng, mệt nên tôi chưa tìm thấy nơi cất chiếc quan tài đó ấy. Có dịp đến Long Sơn tôi sẽ cố gắng tìm ra.
Các ông, các bác ở bên khu của Nam
Một phần mái của Nhà Lớn
Tôi định sẽ đi một vòng đảo Long Sơn nhưng nghe mấy bác bán hàng trước Nhà Lớn nói là con đường đi từ Long Sơn qua đảo Gò Găng và Gò Găng qua Vũng Tàu rất vắng không nên đi lúc giữa trưa 1h, 2h, còn chỉ tôi cách khi gặp người theo dõi khi đi qua những đoạn đó thế nào nữa. Vâng, mấy cô, mấy chị rất tốt và khuyên khi thấy tôi đi 1 mình. Thế là tôi chạy xe ra bến Đập rùi ngược lại thẳng tiến về Vũng Tàu chanh thủ lúc trưa mọi người còn đi lại đông. Đường vắng, tôi phóng xe vù vù mà không dám đi chậm ngắm cảnh. Cảnh trên đảo Gò Găng rất đẹp khi đứng ở trên cầu nhìn xuống.
Tôi một tối lang thang ở bờ biển
Chỗ quen mỗi lần ghé Vũng Tàu
Tôi không đi tham quan các địa điểm như mọi người vẫn hay tham quan khi đến Vũng Tàu, cũng một phần đi nhiều rồi, cũng một phần muốn khám phá nơi khác. Sáng tôi tính đi đón bình minh nhưng ngó ra ngoài cửa sổ thấy trời nhiều mây thế là nướng thêm tí nữa. Tôi thấy thích cái quán café Thiên Đường ở bên bờ biển khu bãi trước rồi. Buổi sáng khi không khí còn trong lành, biển còn vỗ sóng nhẹ, ngồi bên bờ biển ngắm táu qua lại nhâm nhi ly café thì còn gì bằng. Thú vị lắm. Ai đó thử một lần xem sao. Mà đến quán đi xuống bậc thang xuống dưới thấp ngắm biển rõ hơn và đến quán tầm 6h30 đến 7h30 thì chọn được vị trí đẹp, sau thời gian ấy quán bắt đầu đông và mất dần sự yên tĩnh.
Cafe ở Càe Thiên Đường
Lang thang chụp bông hoa dại
Tôi xuống đúng dịp diểm ra lễ hội thả diều quốc tế. Buổi sáng chủ nhật gió yếu nên mọi người chưa thi được mà thả chơi trước. Còn diểu sáo của Việt Nam thi riêng phần diều qua liễn, eo khó lắm ấy. Diều của các đội Quốc tế đủ mọi hình thù khác nhau. Tôi quen cô Lianna wati – người Indonesia, cô là một nghệ nhân làm diều, cô có 2 người con trai đi cùng và lúc chia tay cô không quên tặng tôi một cây diều nhỏ. Lớn rồi nhưng có người khác tặng quà là thích. Thế là tôi có quà về tặng thằng cháu nhỏ ở nhà. Diều của cô Lianna tham gia rất sặc sỡ nhìn như một thiếu nữ yểu điệu. Tôi ấn tượng với 4 con diều mèo đen của đội đến từ Thái Lan, xem họ trình diễn thú vị lắm.
Một trong những con diều của cô Lianna
Tiếc là trưa tôi phải về để chuẩn bị chiều về lại Sài Gòn không thể xem buổi thi, đọ sức của các đội vào lúc 3h chiều. Nhưng lần đầu được xem biểu diễn thả diều cũng là một trải nghiệm thú vị và đáng nhớ với tôi rồi.