SXS_TYT
Phượt thủ
+ Nick thành viên: SXS_TYT
+ Địa chỉ email: [email protected]
+ Sđt: 0983425353
+ Tên bài dự thi:Xuôi vào miền Nam
-------------------------------------------------------
Một ngày giữa tháng bảy, cách đây đã ba năm. Ngày mà tôi chưa hề biết đến thế nào là “phượt”, ngày mà “chủ nghĩa xê dịch” ở Việt Nam chưa được phổ biến như bây giờ. Ngày đó tôi còn là một cậu sinh viên non nớt mới bước ra từ mái trường với tấm bằng kĩ sư. Chưa có kinh nghiệm lẫn kỹ năng, xin vào công ty nào cũng bị từ chối. May mắn được một công ty nhỏ nhận vào làm nhưng sau một thời gian ngắn thử việc cũng bị họ đuổi khéo. Tạm gác lòng kiêu hãnh sang một bên, tôi kiếm việc làm thêm như bao người lao động phổ thông. Bồi bàn, bảo vệ, rồi đến nhân viên phát tờ rơi. Vất vả làm lụng, vài tháng sau tôi cũng có được chút ít tiền trong tay. Ý định mua sắm một chiếc điện thoại thời thượng lúc bấy giờ nảy sinh trong đầu tôi. Nhưng không, đó không phải là lựa chọn của tôi. Từ lâu tôi đã tò mò về tính cách, về con người miền Nam. Nghe những người đã từng sống ở miền Nam, họ cho rằng miền Nam khác hẳn miền Bắc. Khác về giao thông, về con người, về tính cách, về lối sống…Tôi luôn mong một ngày nào đó sẽ có cơ hội xác thực điều đấy. Và điều đấy đã đến. Lòng kiêu hãnh của chàng sinh viên mới ra trường muốn làm một điều gì đấy to tát để chứng minh bản thân mình. Cộng với khát khao khám phá, tìm hiểu về miền Nam mến thương. Cùng với chút tiền kiếm được trong tay. Tôi quyết định một mình khám phá miền Nam thân yêu.
Biết trước rằng bố mẹ sẽ không cho phép. Tôi đã nói dối bố mẹ:
- Con về nhà của một người bạn ở Ninh Bình chơi mấy hôm bố mẹ ạ!
Bố mẹ tôi đồng ý và dặn dò qua loa. Tôi đã xin giấy phép gia đình thế đấy các bạn ạ!
Tối hôm đó, khăn gói balo sẵn sàng cho chuyến đi. Chuyến đi mà tôi không hề biêt trước điều gì đang chờ đón mình. Cả đêm hồi hộp, lo lắng, mãi tới gần sáng tôi mới chợp mắt được.
Sáng hôm sau, khi mặt trời tỏa nắng trên khắp các con phố, tôi nhảy xe bus ra ga Hà Nội. Sở dĩ, tôi lựa chọn tàu hỏa là vì muốn tận dụng nốt thời hạn ghi trên thẻ sinh viên. Mong được giảm giá 10% khi xuất trình thẻ sinh viên. Tàu hỏa tuyến Bắc - Nam có các hạng vé, giá rẻ nhất là ghế ngồi cứng, tiếp theo đắt hơn chút nữa sẽ là ngồi mềm, cao hơn chút nữa là giường nằm…Với số tiền ít ỏi trong tay, tôi phải cân nhắc lựa chọn giá vé phù hợp với túi tiền của mình. Chọn ngồi cứng với giá vé bình dân và rẻ nhất là lựa chọn hợp lý.
Ngồi vắt vẻo mấy giờ liền trong nhà chờ, đợi đoàn tàu chuyển bánh. Chơi game, đọc truyện tranh là cách để giết thời gian lúc này. Mười hai giờ mười lăm phút, đã đến giờ lên tàu.
Tu…Tu…Tu…! Người lái tàu kéo ba hồi còi báo hiệu đoàn tàu TN17 sắp chuyển bánh. Năm phút sau đoàn tàu khởi hành. Thế là tôi đã trên đường khám phá miền Nam thân yêu. Tôi háo hức ngắm nhìn Hà Nội qua ô cửa kính, ngắm nhìn Hà Nội như thể người con ngắm nhìn quê hương, Tổ Quốc, trước khi ly biệt để tới nơi xứ người bôn ba. Tạm biệt Hà Nội! Tôi đi đây!
Đoàn tàu như một xã hội thu nhỏ, với đầy đủ các tầng lớp. Người giầu thượng lưu có, người trung lưu có, người dân lao đông nghèo có…Và dĩ nhiên, sự lựa chọn của họ cũng khác nhau. Người giàu chọn vé giường nằm, người lao động nghèo chọn ghế cứng giá rẻ.
Đối lập với những chiếc giường nằm êm ái, có máy lạnh - điều hòa, có ga trải sạch sẽ là những chiếc ghế ngồi thô ráp, nhếch nhác và nóng bức. Toa tàu dành cho những người dân lao động thu nhập thấp, đó là nơi mà tôi đã vật lộn hai ngày một đêm. Sở dĩ tôi dùng từ vật lộn là vì có quá quá nhiều vất vả, hành xác mà bạn phải chịu đựng. Bạn phải ngồi suốt cả ngày trên chiếc ghế cứng, chật chội và không hề lót đệm. Bạn sẽ biết thế nào là mông bạn mất cảm giác, tê dại và đau đớn vì ngồi quá nhiều. Đêm đến bạn sẽ như bao người lao động nghèo khổ khác, sàn tàu bẩn thỉu chứa đầy cát bụi kia sẽ là giường nằm của bạn. Gầm ghế hay hành lang dành cho việc di chuyển, bất cứ nơi nào người ta cũng có thể ngả lưng được. Tôi bắt gặp một hình ảnh, hình ảnh mà tôi nhớ mãi đến bây giờ. Đó là cụ già già và đứa trẻ lên ba. Ông cụ tóc bạc phơ, trông gầy gò ốm yếu nằm dưới gầm ghế ôm đứa cháu nhỏ. Ánh sáng đèn loe lói hai bên đường thỉnh thoảng lại hắt qua cửa sổ vào làm lộ vẻ khắc khổ của cụ. Những chiếc giường êm ái ở toa hạng sang kia không dành cho cụ và đứa bé. Tôi hỏi nhẹ nhàng:
- Sao cụ không nằm trên ghế đi ạ?
- Ghế cứng, ta nằm mãi cũng chán! Ông cụ bảo.
Tôi muốn làm điều gì đấy cho cụ và đứa cháu nhỏ, nhưng không thể. Tôi chỉ biết hỏi han cụ, nô đùa cùng đứa bé, mua cho cụ một vài hộp sữa và một vài hộp bánh cho đứa trẻ. Người trẻ khỏe như tôi còn vất vả vật lộn với chuyến đi, thế mà trông cụ già vẫn tươi tỉnh không lộ ra sự mệt mỏi. Cụ bảo:
- Ta quen với cái khổ từ ngày xưa rồi. Giới trẻ bây giờ, mới khổ có tý mà đã nhăn nhó kêu la…!
Tôi im lặng khi nghe cụ bảo thế.
Gần sáng, đoàn tàu ì ạch vượt qua đèo Hải Vân. Cảm giác lạnh người khi đoàn tầu vặn mình răng rắc uốn mình qua từng khúc cua chênh vênh trên đèo Hải Vân. Sáu giờ mười lăm phút, đoàn tàu chạy qua sườn núi. Ánh mặt trời xuyên qua ô cửa kính làm mọi người tỉnh giấc. Những cánh buồm nâu nhấp nhô trên từng ngọn sóng êm đềm. Ngắm nhìn bình minh lên ngôi trên eo biển thật tuyệt. Nước biển xanh trong ánh lên bao điều trong lành. Tôi hối hả chụp lại, ghi lại. Có điều, không phải bằng máy ảnh hay máy quay phim mà là bằng chính cảm nhận của tâm hồn mình. Chốn bồng lai tiên cảnh há chăng là nơi này?
Vài tiếng sau, đoàn tàu dừng lại ở ga Đà Nẵng, tôi chia tay ông cụ già và cháu bé. Tạm biệt hai số phận khắc khổ. Tôi tiếp tục hành trình lẻ loi của mình. Thấy trưởng toa tàu đang loay hay phát từng chai nước uống cho mọi người, tôi vội hỏi nhỏ.
- Sắp tới thành phố Hồ Chí Minh chưa hả anh?
- Còn khá lâu em à! Trưởng toa vội đáp.
Thêm chút tò mò, anh ấy hỏi.
- Chú mày vào Sài Gòn chơi hả?
- Vâng! Giọng tôi chìm hẳn.
Chưa hề đặt chân tới thành phố Hồ Chí Minh lần nào, tôi có chút lo lắng và rụt rè. Liệu mình sẽ ăn ngủ ở đâu, đi đứng như thế nào…Hàng loạt câu hỏi lo lắng nảy sinh trong đầu tôi. Trò chuyện thêm với trưởng toa, tôi đã nắm thêm được chút ít thông tin về nơi mà tôi sắp đến. Anh ta còn nhiệt tình lấy hẳn tấm bản đồ rồi chỉ cho tôi điểm đi, điểm dừng của xe bus…Và tặng luôn tấm bản đồ thành phố Hồ Chí Minh cho tôi. Tôi lẩm nhẩm, xuống tàu xong rồi đi xe ôm ra Công Trường Dân Chủ, tiếp tục đi xe bus trên đường Cách Mạng Tháng Tám…
Đoàn tàu hỏa tiếp tục đưa tôi qua những vùng đất lạ mà lâu nay tôi chỉ biết qua sách báo. Khi đoàn tầu chạy qua tỉnh Quảng Ngãi, nơi mà tôi chăm chú theo dõi hơn cả. Bởi vùng đất được nhắc rất nhiều trong nhật kí Đặng Thùy Trâm, đặc biệt là Đức Phổ – Quảng Ngãi. Đức Phổ ngày nay vẫn là vùng đất đầy nắng gió, người dân kham khổ bám trụ trên mảnh đất khô cằn. Loài cây bạch đàn, biểu tưởng cho sức sống kiên cường có mặt khắp nơi trên mảnh đất này. Qua ô cửa kính, những ngôi nhà hiện lên theo lối kiến trúc xây dựng nhà mái cao và dốc. Chúng hầu hết được xây theo kiểu nhà cấp bốn, tường khá thấp nhằm mục đích chống nóng và thích nghi với thời tiết nóng bức.
Gió chiều lao xao qua những tán bạch đàn. Quảng Ngãi khuất dần tầm mắt tôi.
+ Địa chỉ email: [email protected]
+ Sđt: 0983425353
+ Tên bài dự thi:Xuôi vào miền Nam
-------------------------------------------------------
Một ngày giữa tháng bảy, cách đây đã ba năm. Ngày mà tôi chưa hề biết đến thế nào là “phượt”, ngày mà “chủ nghĩa xê dịch” ở Việt Nam chưa được phổ biến như bây giờ. Ngày đó tôi còn là một cậu sinh viên non nớt mới bước ra từ mái trường với tấm bằng kĩ sư. Chưa có kinh nghiệm lẫn kỹ năng, xin vào công ty nào cũng bị từ chối. May mắn được một công ty nhỏ nhận vào làm nhưng sau một thời gian ngắn thử việc cũng bị họ đuổi khéo. Tạm gác lòng kiêu hãnh sang một bên, tôi kiếm việc làm thêm như bao người lao động phổ thông. Bồi bàn, bảo vệ, rồi đến nhân viên phát tờ rơi. Vất vả làm lụng, vài tháng sau tôi cũng có được chút ít tiền trong tay. Ý định mua sắm một chiếc điện thoại thời thượng lúc bấy giờ nảy sinh trong đầu tôi. Nhưng không, đó không phải là lựa chọn của tôi. Từ lâu tôi đã tò mò về tính cách, về con người miền Nam. Nghe những người đã từng sống ở miền Nam, họ cho rằng miền Nam khác hẳn miền Bắc. Khác về giao thông, về con người, về tính cách, về lối sống…Tôi luôn mong một ngày nào đó sẽ có cơ hội xác thực điều đấy. Và điều đấy đã đến. Lòng kiêu hãnh của chàng sinh viên mới ra trường muốn làm một điều gì đấy to tát để chứng minh bản thân mình. Cộng với khát khao khám phá, tìm hiểu về miền Nam mến thương. Cùng với chút tiền kiếm được trong tay. Tôi quyết định một mình khám phá miền Nam thân yêu.
Biết trước rằng bố mẹ sẽ không cho phép. Tôi đã nói dối bố mẹ:
- Con về nhà của một người bạn ở Ninh Bình chơi mấy hôm bố mẹ ạ!
Bố mẹ tôi đồng ý và dặn dò qua loa. Tôi đã xin giấy phép gia đình thế đấy các bạn ạ!
Tối hôm đó, khăn gói balo sẵn sàng cho chuyến đi. Chuyến đi mà tôi không hề biêt trước điều gì đang chờ đón mình. Cả đêm hồi hộp, lo lắng, mãi tới gần sáng tôi mới chợp mắt được.
Sáng hôm sau, khi mặt trời tỏa nắng trên khắp các con phố, tôi nhảy xe bus ra ga Hà Nội. Sở dĩ, tôi lựa chọn tàu hỏa là vì muốn tận dụng nốt thời hạn ghi trên thẻ sinh viên. Mong được giảm giá 10% khi xuất trình thẻ sinh viên. Tàu hỏa tuyến Bắc - Nam có các hạng vé, giá rẻ nhất là ghế ngồi cứng, tiếp theo đắt hơn chút nữa sẽ là ngồi mềm, cao hơn chút nữa là giường nằm…Với số tiền ít ỏi trong tay, tôi phải cân nhắc lựa chọn giá vé phù hợp với túi tiền của mình. Chọn ngồi cứng với giá vé bình dân và rẻ nhất là lựa chọn hợp lý.
Ngồi vắt vẻo mấy giờ liền trong nhà chờ, đợi đoàn tàu chuyển bánh. Chơi game, đọc truyện tranh là cách để giết thời gian lúc này. Mười hai giờ mười lăm phút, đã đến giờ lên tàu.
Tu…Tu…Tu…! Người lái tàu kéo ba hồi còi báo hiệu đoàn tàu TN17 sắp chuyển bánh. Năm phút sau đoàn tàu khởi hành. Thế là tôi đã trên đường khám phá miền Nam thân yêu. Tôi háo hức ngắm nhìn Hà Nội qua ô cửa kính, ngắm nhìn Hà Nội như thể người con ngắm nhìn quê hương, Tổ Quốc, trước khi ly biệt để tới nơi xứ người bôn ba. Tạm biệt Hà Nội! Tôi đi đây!
Đoàn tàu như một xã hội thu nhỏ, với đầy đủ các tầng lớp. Người giầu thượng lưu có, người trung lưu có, người dân lao đông nghèo có…Và dĩ nhiên, sự lựa chọn của họ cũng khác nhau. Người giàu chọn vé giường nằm, người lao động nghèo chọn ghế cứng giá rẻ.
Đối lập với những chiếc giường nằm êm ái, có máy lạnh - điều hòa, có ga trải sạch sẽ là những chiếc ghế ngồi thô ráp, nhếch nhác và nóng bức. Toa tàu dành cho những người dân lao động thu nhập thấp, đó là nơi mà tôi đã vật lộn hai ngày một đêm. Sở dĩ tôi dùng từ vật lộn là vì có quá quá nhiều vất vả, hành xác mà bạn phải chịu đựng. Bạn phải ngồi suốt cả ngày trên chiếc ghế cứng, chật chội và không hề lót đệm. Bạn sẽ biết thế nào là mông bạn mất cảm giác, tê dại và đau đớn vì ngồi quá nhiều. Đêm đến bạn sẽ như bao người lao động nghèo khổ khác, sàn tàu bẩn thỉu chứa đầy cát bụi kia sẽ là giường nằm của bạn. Gầm ghế hay hành lang dành cho việc di chuyển, bất cứ nơi nào người ta cũng có thể ngả lưng được. Tôi bắt gặp một hình ảnh, hình ảnh mà tôi nhớ mãi đến bây giờ. Đó là cụ già già và đứa trẻ lên ba. Ông cụ tóc bạc phơ, trông gầy gò ốm yếu nằm dưới gầm ghế ôm đứa cháu nhỏ. Ánh sáng đèn loe lói hai bên đường thỉnh thoảng lại hắt qua cửa sổ vào làm lộ vẻ khắc khổ của cụ. Những chiếc giường êm ái ở toa hạng sang kia không dành cho cụ và đứa bé. Tôi hỏi nhẹ nhàng:
- Sao cụ không nằm trên ghế đi ạ?
- Ghế cứng, ta nằm mãi cũng chán! Ông cụ bảo.
Tôi muốn làm điều gì đấy cho cụ và đứa cháu nhỏ, nhưng không thể. Tôi chỉ biết hỏi han cụ, nô đùa cùng đứa bé, mua cho cụ một vài hộp sữa và một vài hộp bánh cho đứa trẻ. Người trẻ khỏe như tôi còn vất vả vật lộn với chuyến đi, thế mà trông cụ già vẫn tươi tỉnh không lộ ra sự mệt mỏi. Cụ bảo:
- Ta quen với cái khổ từ ngày xưa rồi. Giới trẻ bây giờ, mới khổ có tý mà đã nhăn nhó kêu la…!
Tôi im lặng khi nghe cụ bảo thế.
Gần sáng, đoàn tàu ì ạch vượt qua đèo Hải Vân. Cảm giác lạnh người khi đoàn tầu vặn mình răng rắc uốn mình qua từng khúc cua chênh vênh trên đèo Hải Vân. Sáu giờ mười lăm phút, đoàn tàu chạy qua sườn núi. Ánh mặt trời xuyên qua ô cửa kính làm mọi người tỉnh giấc. Những cánh buồm nâu nhấp nhô trên từng ngọn sóng êm đềm. Ngắm nhìn bình minh lên ngôi trên eo biển thật tuyệt. Nước biển xanh trong ánh lên bao điều trong lành. Tôi hối hả chụp lại, ghi lại. Có điều, không phải bằng máy ảnh hay máy quay phim mà là bằng chính cảm nhận của tâm hồn mình. Chốn bồng lai tiên cảnh há chăng là nơi này?
Vài tiếng sau, đoàn tàu dừng lại ở ga Đà Nẵng, tôi chia tay ông cụ già và cháu bé. Tạm biệt hai số phận khắc khổ. Tôi tiếp tục hành trình lẻ loi của mình. Thấy trưởng toa tàu đang loay hay phát từng chai nước uống cho mọi người, tôi vội hỏi nhỏ.
- Sắp tới thành phố Hồ Chí Minh chưa hả anh?
- Còn khá lâu em à! Trưởng toa vội đáp.
Thêm chút tò mò, anh ấy hỏi.
- Chú mày vào Sài Gòn chơi hả?
- Vâng! Giọng tôi chìm hẳn.
Chưa hề đặt chân tới thành phố Hồ Chí Minh lần nào, tôi có chút lo lắng và rụt rè. Liệu mình sẽ ăn ngủ ở đâu, đi đứng như thế nào…Hàng loạt câu hỏi lo lắng nảy sinh trong đầu tôi. Trò chuyện thêm với trưởng toa, tôi đã nắm thêm được chút ít thông tin về nơi mà tôi sắp đến. Anh ta còn nhiệt tình lấy hẳn tấm bản đồ rồi chỉ cho tôi điểm đi, điểm dừng của xe bus…Và tặng luôn tấm bản đồ thành phố Hồ Chí Minh cho tôi. Tôi lẩm nhẩm, xuống tàu xong rồi đi xe ôm ra Công Trường Dân Chủ, tiếp tục đi xe bus trên đường Cách Mạng Tháng Tám…
Đoàn tàu hỏa tiếp tục đưa tôi qua những vùng đất lạ mà lâu nay tôi chỉ biết qua sách báo. Khi đoàn tầu chạy qua tỉnh Quảng Ngãi, nơi mà tôi chăm chú theo dõi hơn cả. Bởi vùng đất được nhắc rất nhiều trong nhật kí Đặng Thùy Trâm, đặc biệt là Đức Phổ – Quảng Ngãi. Đức Phổ ngày nay vẫn là vùng đất đầy nắng gió, người dân kham khổ bám trụ trên mảnh đất khô cằn. Loài cây bạch đàn, biểu tưởng cho sức sống kiên cường có mặt khắp nơi trên mảnh đất này. Qua ô cửa kính, những ngôi nhà hiện lên theo lối kiến trúc xây dựng nhà mái cao và dốc. Chúng hầu hết được xây theo kiểu nhà cấp bốn, tường khá thấp nhằm mục đích chống nóng và thích nghi với thời tiết nóng bức.
Gió chiều lao xao qua những tán bạch đàn. Quảng Ngãi khuất dần tầm mắt tôi.
Last edited: