sontaytang
Phượt thủ
Chuyến đi Tây Tạng đầu tiên đã để lại khá nhiều ấn tượng chẳng bao giờ quên được, nhưng “ấn tượng” nhất có lẽ là cú sốc độ cao giữa đường.
Từ Golmu ở độ cao 3600m, tôi và người bạn đồng hành đi xe đến Lhasa, thủ phủ Tây Tạng, sau khoảng hơn 10 giờ, chúng tôi dừng xe để nghỉ tại đỉnh đèo Tanggula 5500m. Khi còn cách đỉnh đèo khoảng 2 tiếng thì tôi đã thật sự cảm nhận được sự tác động của độ cao đối với cơ thể, hay còn gọi là chứng phù não. Nhưng cảm giác nhức đầu như búa bổ tại đỉnh đèo mới thực sự kinh khủng, đáng sợ hơn là bạn đồng hành của tôi còn thê thảm hơn nhiều, điều này khiến tôi vô cùng lo lắng vì tôi biết sự nguy hiểm chết người của chứng phù não đã xảy ra khá nhiều mà chẳng ai có thể phòng ngừa được. Cũng may là gã tài xế cũng biết sợ nên đã vội vàng phóng xe hết tốc lực về Lhasa ở độ cao 3200m để tránh tai vạ vì đã đưa chúng tôi đi lậu không giấy phép. Sau chuyến đi này tôi đã phải trăn trở rất nhiều để tìm cách khắc phục nhược điểm chết người của người Việt Nam chỉ quen sống cách mực nước biển chỉ vài chục mét ở Sài Gòn, vì chỉ có vậy tôi mới có thể tiếp tục niềm đam mê tìm hiểu nền văn hóa phong phú của xứ sở Tây Tạng đầy huyền bí , vả lại, sau khoảng 10 năm lang thang tại Trung Quốc tôi cũng đã thực sự chẳng còn mấy hứng thú để khám phá thêm gì nữa. Đúng là số phận đưa đẩy, trong lúc đang bối rối thì con trai tôi sau khi tham gia những lớp Yoga Kumnye tại 1 học viện Phật Giáo Tây Tạng tại Amsterdam, đã giới thiệu và hướng dẫn cho tôi khá cặn kẽ môn Yoga này cùng với niềm tin mạnh mẽ là nó sẽ giúp tôi rất nhiều trong cuộc sống. Như vớ được chiếc phao, tôi đã lao vào miệt mài tìm hiểu và luyện tập Kumnye một cách say mê, nhưng điều làm tôi thật sự ấn tượng nhất chính là triết lý sống của Tarthang Tulku, người truyền bá môn Yoga Kumnye này ra thế giới ngoài Tây Tạng.
Niềm tin nào cũng cần sự kiểm chứng, vì thế sau một thời gian khá dài tập luyện, tôi đã thu xếp để lang thang tại Tây Tạng ở các độ cao khác nhau vào mùa đông khi nhiệt độ xuống dưới hơn âm 10 độ C trong vài tuần. Và cuộc đời thật kì lạ, những ngọn đèo cao vút ở Tây Tạng, nơi trước đây đã cho tôi những cơn nhức đầu đáng sợ, thì nay lại cho tôi những niềm hạnh phúc vô bờ vì giờ đây tôi đã có thể đứng trên đèo thoải mài nhìn ngắm phong cảm tuyệt vời của trùng trùng những ngọn núi tuyết độc nhất vô nhị của Tây Tạng, mà chẳng còn cảm thấy khó chịu bởi độ cao và cái lạnh khủng khiếp của Tây tạng nữa.
Và giờ đây khi đang ngồi viết những dòng chữ này, tôi bỗng cảm nhận rằng môn Yoga Kumnye thực ra đã cho tôi hơn thế rất nhiều, với những triết lý sâu xa của Phật giáo thấm dần qua quá trình tu tập Yoga đã khiến tôi nhìn cuộc đời của mình và của người khác xưa nhiều lắm, thực vậy, đời người cũng chẳng tệ như tôi đã từng nghĩ trước đây.
Mùa đông Tây Tạng vẫy gọi.
Kim Sơn
Cửa hàng Đồ Xưa Tây Tạng Trung Quốc
http://chodientu.vn/doxua_taytangtrungquoc
Từ Golmu ở độ cao 3600m, tôi và người bạn đồng hành đi xe đến Lhasa, thủ phủ Tây Tạng, sau khoảng hơn 10 giờ, chúng tôi dừng xe để nghỉ tại đỉnh đèo Tanggula 5500m. Khi còn cách đỉnh đèo khoảng 2 tiếng thì tôi đã thật sự cảm nhận được sự tác động của độ cao đối với cơ thể, hay còn gọi là chứng phù não. Nhưng cảm giác nhức đầu như búa bổ tại đỉnh đèo mới thực sự kinh khủng, đáng sợ hơn là bạn đồng hành của tôi còn thê thảm hơn nhiều, điều này khiến tôi vô cùng lo lắng vì tôi biết sự nguy hiểm chết người của chứng phù não đã xảy ra khá nhiều mà chẳng ai có thể phòng ngừa được. Cũng may là gã tài xế cũng biết sợ nên đã vội vàng phóng xe hết tốc lực về Lhasa ở độ cao 3200m để tránh tai vạ vì đã đưa chúng tôi đi lậu không giấy phép. Sau chuyến đi này tôi đã phải trăn trở rất nhiều để tìm cách khắc phục nhược điểm chết người của người Việt Nam chỉ quen sống cách mực nước biển chỉ vài chục mét ở Sài Gòn, vì chỉ có vậy tôi mới có thể tiếp tục niềm đam mê tìm hiểu nền văn hóa phong phú của xứ sở Tây Tạng đầy huyền bí , vả lại, sau khoảng 10 năm lang thang tại Trung Quốc tôi cũng đã thực sự chẳng còn mấy hứng thú để khám phá thêm gì nữa. Đúng là số phận đưa đẩy, trong lúc đang bối rối thì con trai tôi sau khi tham gia những lớp Yoga Kumnye tại 1 học viện Phật Giáo Tây Tạng tại Amsterdam, đã giới thiệu và hướng dẫn cho tôi khá cặn kẽ môn Yoga này cùng với niềm tin mạnh mẽ là nó sẽ giúp tôi rất nhiều trong cuộc sống. Như vớ được chiếc phao, tôi đã lao vào miệt mài tìm hiểu và luyện tập Kumnye một cách say mê, nhưng điều làm tôi thật sự ấn tượng nhất chính là triết lý sống của Tarthang Tulku, người truyền bá môn Yoga Kumnye này ra thế giới ngoài Tây Tạng.
Niềm tin nào cũng cần sự kiểm chứng, vì thế sau một thời gian khá dài tập luyện, tôi đã thu xếp để lang thang tại Tây Tạng ở các độ cao khác nhau vào mùa đông khi nhiệt độ xuống dưới hơn âm 10 độ C trong vài tuần. Và cuộc đời thật kì lạ, những ngọn đèo cao vút ở Tây Tạng, nơi trước đây đã cho tôi những cơn nhức đầu đáng sợ, thì nay lại cho tôi những niềm hạnh phúc vô bờ vì giờ đây tôi đã có thể đứng trên đèo thoải mài nhìn ngắm phong cảm tuyệt vời của trùng trùng những ngọn núi tuyết độc nhất vô nhị của Tây Tạng, mà chẳng còn cảm thấy khó chịu bởi độ cao và cái lạnh khủng khiếp của Tây tạng nữa.
Và giờ đây khi đang ngồi viết những dòng chữ này, tôi bỗng cảm nhận rằng môn Yoga Kumnye thực ra đã cho tôi hơn thế rất nhiều, với những triết lý sâu xa của Phật giáo thấm dần qua quá trình tu tập Yoga đã khiến tôi nhìn cuộc đời của mình và của người khác xưa nhiều lắm, thực vậy, đời người cũng chẳng tệ như tôi đã từng nghĩ trước đây.
Mùa đông Tây Tạng vẫy gọi.
Kim Sơn
Cửa hàng Đồ Xưa Tây Tạng Trung Quốc
http://chodientu.vn/doxua_taytangtrungquoc
Last edited: