What's new

9-10/10: Có 1 Miền Tây nho nhỏ... không bao giờ quên.()

Vừa đến cổng chúng tôi thấy ngay bảng chứng nhận
DSC_6076.jpg


Cái chop này mình không biết tên.
DSC_6078.jpg


Xung quanh khu Di Tích là vườn cây xanh mát
DSC_6079.jpg


Ngày nghĩ nên Công Nhân không có làm việc
DSC_6080.jpg


Hố gì cũng không thấy tên, do không được vào trong.
DSC_6081.jpg


Các di vật
DSC_6082.jpg
 
Cái chop này mình không biết tên.
DSC_6078.jpg


Cái này thì mình biết
DSC_6088.jpg

Em thích cái nhà cổ kia. Anh chj còn hình nào nói rõ về kiến trúc của nó ko a?
DI tích này và Thánh Địa Mỹ SƠn- QUảng Nam có môi quan hệ gì k a? em thấy ở đó cũng có Linga và Yoni

Kiến trúc thì anh không dám bàn, anh chỉ chia sẻ 1 số thông tin về các nền văn hóa này thôi:

1. Thánh địa Mỹ Sơn - Quảng Nam trước kia thuộc về vuơng quốc Chăm Pa. Dù trải qua nhiều lần đổi tên (Lâm Ấp, Hoàn Vương Quốc và Chiêm Thành), vương quốc này tồn tại từ thế kỷ I đến thế kỷ XIX.
2. Di tích Gò Thành này trước kia thuộc vương quốc Phù Nam, tồn tại từ thế kỷ IV đến VIII. Vương quốc cổ Phù Nam đã từng là 1 vương quốc rất rộng lớn và phát triển, với nền văn hóa Ốc Eo.

Cả 2 vương quốc này trước kia đều thờ Ấn Độ giáo (còn gọi là Hindu hay Bà La Môn) nên có rất nhiều điểm tương đồng, đặc biệt là hình ảnh các linh vật, các vị thần. Ấn Độ Giáo thờ 3 vị thần chính:
- Thần Brahma: là thần sáng tạo ra mọi vật trong thế gian
- Thần Siva: là vị thần hủy diệt.
- Thần Visnu: là vị thần che chở, bảo vệ con người.

Như em thấy hình người 4 tay trên cổng ở ảnh trên là thần Visnu, còn biểu tượng ở hình dưới là Linga - 1 biểu tưởng của thần Siva. Trong Ấn Độ giáo, thần Siva được coi trọng và được thờ nhiều nhất, nên em hay gặp biểu tưởng này ở khu thánh địa Mỹ Sơn hoặc các khu vực của nên văn hóa Óc Eo.
 
Ô chỗ này đáng xem đáng biết quá !!
Cho mình hỏi tí :
Tòa nhà này với Di tích Khảo cổ Gò Thành là cùng một nơi hay khác nhau ?
Dẫu sao thì 2 cái cũng cách xa nhau hàng nghìn năm - một bên là thế kỷ 4 tới thế kỷ 8, bên kia chắc xây trong thế kỷ 20.
(Mà sao có thể còn một tòa nhà đẹp kinh ngạc đến thế, lại dường như .. bỏ hoang ?)

Nhìn bức ảnh Bục tượng thờ (Altar) để dưới đất, ta bỗng thốt lên cười : Haha chả lẽ văn hóa Óc Eo cổ xưa đã sáng tạo ra cái "bàn ngồi" mang sang Tây khai hóa cho chúng hay sao nhỉ ? Để rồi sau này chính cái "bàn ngồi" đó lại theo bước quân viễn chinh đi ngược về VN như một phụ kiện kiến trúc hiện đại (hiện đại vào đầu thế kỷ 20 nhé) thuộc về .. văn hóa bài tiết ??? :D
 
Kiến trúc thì anh không dám bàn, anh chỉ chia sẻ 1 số thông tin về các nền văn hóa này thôi:

1. Thánh địa Mỹ Sơn - Quảng Nam trước kia thuộc về vuơng quốc Chăm Pa. Dù trải qua nhiều lần đổi tên (Lâm Ấp, Hoàn Vương Quốc và Chiêm Thành), vương quốc này tồn tại từ thế kỷ I đến thế kỷ XIX.
2. Di tích Gò Thành này trước kia thuộc vương quốc Phù Nam, tồn tại từ thế kỷ IV đến VIII. Vương quốc cổ Phù Nam đã từng là 1 vương quốc rất rộng lớn và phát triển, với nền văn hóa Ốc Eo.

Cả 2 vương quốc này trước kia đều thờ Ấn Độ giáo (còn gọi là Hindu hay Bà La Môn) nên có rất nhiều điểm tương đồng, đặc biệt là hình ảnh các linh vật, các vị thần. Ấn Độ Giáo thờ 3 vị thần chính:
- Thần Brahma: là thần sáng tạo ra mọi vật trong thế gian
- Thần Siva: là vị thần hủy diệt.
- Thần Visnu: là vị thần che chở, bảo vệ con người.

Như em thấy hình người 4 tay trên cổng ở ảnh trên là thần Visnu, còn biểu tượng ở hình dưới là Linga - 1 biểu tưởng của thần Siva. Trong Ấn Độ giáo, thần Siva được coi trọng và được thờ nhiều nhất, nên em hay gặp biểu tưởng này ở khu thánh địa Mỹ Sơn hoặc các khu vực của nên văn hóa Óc Eo.

Mới tra lại sách, xin đính chính 1 chút về chỗ này, nói Linga là 1 biểu tưởng của thần Siva là SAI, thực ra Linga gồm có ba phần tượng trưng cho ý niệm tam vị nhất thể (3 vị thần ở trên). Phần dưới hình vuông tượng trưng cho thần sáng tạo Brahma, phần giữa hình bát giác tượng trưng cho thần bảo tồn Visnu và phần trên cùng hình tròn, tượng trưng cho thần huỷ diệt Siva
 
Ô chỗ này đáng xem đáng biết quá !!
Cho mình hỏi tí :
Tòa nhà này với Di tích Khảo cổ Gò Thành là cùng một nơi hay khác nhau ?
Dẫu sao thì 2 cái cũng cách xa nhau hàng nghìn năm - một bên là thế kỷ 4 tới thế kỷ 8, bên kia chắc xây trong thế kỷ 20.
(Mà sao có thể còn một tòa nhà đẹp kinh ngạc đến thế, lại dường như .. bỏ hoang ?)


Chào bác Xingapo ạ! Tòa nhà mà A leng keng chụp hình đẹp tuyệt vời như trên là nằm khác với khu khảo cổ Gò Thành đó bác (cách cũng xa xa á). Và đúng như bác đã nhìn thấy, nó nằm hoang vu giữa những vườn cây táo và nhãn giống như công chúa ngủ trông rừng ý. Thật tiếc, nếu được trùng tu chắc sẽ còn thấy được nhiều điểm thú vị và kiến trúc đặc sắc của tòa nhà này hơn như thế /COLOR]:(
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,341
Bài viết
1,145,972
Members
193,414
Latest member
smmshoper
Back
Top