Re: Xuyên rừng Bù Gia Mập và dọc theo Đường Trường Sơn huyền thoại...
Có xe đeo về cái cây này...Mật Nhân...Để làm gì dzậy ta?[/QUOTE]
Nên thận trọng trước lời quảng bá về cây mật nhân
Cập nhật ngày: 24/11/2011 08:36:36
Thời gian vừa qua, thông qua quảng cáo, internet và truyền miệng về công dụng của cây mật nhân đã khiến nhiều người tìm, sử dụng và hi vọng mình khỏi được bệnh, nhất là “đấng mày râu” sẽ không bị… vợ chê. Trong khi chưa rõ hiệu quả thì nhiều cánh rừng, khu đồi đã bị “xẻ thịt” để tìm, dễ dẫn đến nguy cơ có thể tuyệt chủng loại cây này.
Theo sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật), tập I, trang 116, cây mật nhân (tên khoa học Eurycoma Longifolia Jak), hay còn gọi là cây bách bệnh… Cây này phân bố ở vùng nhiệt đới, Đông Nam Á và Nam Á. Ở Việt Nam, cây mật nhân mọc trên các vùng núi thấp (dưới 1.000 m), nhất là các tỉnh Tây Nguyên và miền Trung.
Nhà nhà dùng
Mới đây, khi được một người bạn mời về nhà ăn cơm, anh khoe với chúng tôi, mình vừa tậu được một bình rượu quý lắm, uống vào sẽ biết. Nghe giới thiệu, mọi người nhìn nhau và ngay cả chị vợ anh cũng ngơ ngác, vì không biết chồng mình mua được loại thuốc quý gì… Miệng nói, tay anh xách luôn bình rượu dưới gầm bàn. Trông mắt thường, màu nước vàng nhạt, phía dưới là những lát cây khô. Nhấp ly rượu, từ miệng, cuống họng, mắt chúng tôi hoa lên vì đắng. Vị đắng, chắc là hơn nhiều loại mật động vật mà các “đấng mày râu” thường dùng. Mọi người đều nhăn mặt, nhưng anh vẫn rót tiếp và bắt đầu “quảng cáo” công dụng của nó. Hũ rượu này ngâm cây mật nhân, chữa bách bệnh đó, nhất là mấy thứ bệnh của đàn ông như gút, tiểu đường, đường ruột, đau lưng, giảm béo… Các ông mà uống cây này vào, không những chữa được mấy bệnh, dân ăn nhậu hay “dính” phải mà ngay chị em nhà ta cũng vui lây. Thấy vậy, nên dù rượu rất đắng và chẳng thơm tho gì, nhưng chúng tôi vẫn cố uống. Hỏi hiệu quả cây thần dược này, anh chỉ cười và bảo, nghe mấy ông bạn đồng nghiệp giới thiệu. Để khẳng định giá trị bình rượu của mình, anh nói, tôi cũng lên Internet xác minh rồi. Biết có tác dụng hay không, phải chờ thời gian đã...
Ở một lần gặp nhau khác, khi chúng tôi đem chuyện về cây mật nhân ra trao đổi, mấy bạn đồng nghiệp cũng có nói, hiện đang uống loại cây này. Theo đó, uống cây mật nhân phải pha với nước sôi mới tốt. Đó là lấy những lát mật nhân khô, bẻ nhỏ, pha cỡ một ly nước sôi, uống một đến hai lần/ngày. Với cách làm này, anh H. đã uống được hơn một tháng nay. Anh H. bảo nghe bạn nói, mấy người uống cây này đã giảm một số thứ có hại trong máu… nên anh dùng. Cũng theo anh H. ngay trong lớp học về nghiệp vụ quân sự của mình, nghe đồn tác dụng của cây mật nhân, nên mọi người đua nhau đi tìm. Còn với anh H., khi trao đổi tác dụng của cây mật nhân đối với bản thân, đến nay, vẫn chưa có gì... Cũng nghe đồn hiệu quả của cây này, vợ anh bạn làm trong ngành phát thanh-truyền hình, chị H. còn bỏ tiền ra mua vài lạng, với giá 600.000 đồng/kg.
Tìm kiếm và hủy diệt cây rừng
Đúng như những người đang uống cây mật nhân nói, chỉ cần lên Internet, vào google, gõ: cây mật nhân thì trong 0,13 giây sẽ cho hơn 30 triệu kết quả; cây bách bệnh, trong 0,14 giây, cho ra gần 7 triệu kết quả… Trước tác dụng được lan truyền cực nhanh về cây mật nhân, dẫn đến chuyện tìm kiếm nó. Có “cung”, ắt sẽ có “cầu”, nắm được quy luật này, nhiều người đã nhanh chân vào rừng khai thác. Theo chân mấy người bạn, chúng tôi vào vùng rừng ở huyện Đắk R’lấp đào cây mật nhân. Vào rừng, mật độ cây này không nhiều, chủ yếu nằm dưới tán thấp, nên mọi người khó phát hiện. Nhưng dù khó đến mấy, chúng tôi vẫn quyết tìm cho được. Trước hết là để về dùng, thứ cho tặng… Cũng theo những người am hiểu về rừng, ở Đắk Nông, các vùng rừng thuộc huyện Đắk Song, Đắk R’lấp, Tuy Đức, được xem là nơi có trữ lượng cây mật nhân nhiều. Với nhu cầu nhà nhà, người người dùng, thế nên các vùng rừng trên, cây mật nhân đang bị tàn sát. Ông L.X.N, lãnh đạo một đơn vị lâm nghiệp trong tỉnh tâm sự: “Từ ngày xuất hiện phong trào uống cây mật nhân, rừng bị người dân vào thăm nhiều hơn. Có người còn sang cả Campuchia mua về, vì cho rằng, cây ở đây to hơn, nên hiệu quả nhiều. Cũng theo ông N. với lượng người tìm kiếm loại cây thần dược ngày càng nhiều, chẳng bao lâu nữa nó sẽ bị đưa vào “sách đỏ”. Trong khi đó, cũng theo sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, cây mật nhân ra hoa, quả nhiều, nhưng lượng cây non tái sinh rất ít”.
Ông Trương Văn Minh, Chủ tịch Hội Đông y tỉnh cho biết: “Ở Việt Nam hiện nay, các bệnh viện lớn, viện về đông y, chưa có công bố nghiên cứu riêng về cây mật nhân. Trên các sách y học, cây mật nhân có tác dụng chữa đường ruột, đau bụng, ỉa chảy… Còn nói về việc chữa bách bệnh, hay “nâng cao bản lĩnh đàn ông”, tôi chưa thấy thử nghiệm. Trong khi chờ đợi những nghiên cứu cụ thể ở Việt Nam về cây mật nhân, trước hết, người bệnh vẫn phải ăn uống, sinh hoạt điều độ, như vậy mới khỏe”.
Có thể cây mật nhân chữa được bệnh này, bệnh khác, nhưng với cách uống theo phong trào, không bác sỹ hướng dẫn, liệu hiệu quả trị bệnh đã cao? Trong khi người uống ngày càng nhiều, nguy cơ tận diệt loài cây này cũng sẽ rất lớn, nếu không có cơ quan chuyên môn khuyến cáo, quản lý chặt.
Trích Báo Đắc nông Online
Coi cái này ..Biết liền