..."bạn là "cổ tháp",còn tôi là "cổ xế",nhưng bạn may mắn hơn tôi vì bạn "bất động",tôi rất buồn khi rời khỏi mảnh đất đáng yêu này,mảnh đất mà hầu như từ lúc "sinh ra" tôi đã gắn bó đến ngày...tàn phế,hôm nay!Thôi bạn ở lại mạnh giỏi!Tôi đi...
...xuống tàu.
Về quê.
“Come back to Sorrento”!
Nhìn hình ảnh “trở về cố quốc”của những thứ một thời đã là của ta,lòng ai lại chẳng thấy ngậm ngùi một nỗi niềm khó tả,buồn như giai điệu bài Torna a Surriento mà Ernesto de Curtis đã viết hồi những năm đầu thế kỷ trước!
Tiếp theo vụ bán các đầu máy phế liệu kể trên,con đường bị phá gở dần cho đến năm 2004 thì quyết định của ngành đường sắt,“thanh lý” Cầu Dran,một trong những biểu tượng của tuyến đường sắt-răng-cưa-Tháp-Chàm-Đà-Lạt,gây nên một phản ứng gay gắt và quyết liệt.
Nó là đỉnh điểm của các quyết định sai lầm do những người quản lý ngành đường sắt lúc đó ban hành,khiến báo chí,chính quyền và nhân dân địa phương phản đối quyết liệt. Nhưng đã không còn kịp.Vì quyết định bán 250 tấn thép này với giá 360 triệu đồng đã có hiệu lực.Tính ra bình quân 1.440 đồng/kg sắt cầu “hư”,Liên Hiệp Đường Sắt lúc đó có vẻ đã thực hiện một thương vụ “hời”,biến “đồ bỏ trong rừng” thành tiền (tương đương 40 lượng vàng,năm 2004!)!
Chỉ tiếc cho công sức của những cán bộ công nhân viên đường sắt và những nỗ lực của chính quyền Lâm Đồng đã trở nên vô ích!
Vụ này , sau đó Bộ trưởng Bộ GTVT (Đào Đình Bình)có lên tiếng can thiệp ; nhưng đã trể,cầu Dran chỉ còn trong ký ức!
Theo Ông Hoàng Sĩ Sơn,khi đó là Phó Chủ Tịch thường trực tỉnh Lâm Đồng :
“...Khi họ đến tháo dỡ cầu chúng tôi đã trở tay không kịp. Ngành đường sắt chưa hề gặp trực tiếp chúng tôi để trao đổi, bàn cụ thể, trong khi nó nằm trên địa bàn chúng tôi và liên quan đến lịch sử giao thông, lịch sử vùng đất cao nguyên. Đến lúc này tỉnh chỉ nhận được duy nhất một thông báo sơ sài của ngành đường sắt về việc thanh lý cầu...”.
Tuy nhiên ,nhờ những phản ứng mạnh này mà cầu Tân Mỹ còn tồn tại.Hy vọng một ngày nào đó nó sẽ lại tái hợp với ga Đà lạt cùng 7km đường sắt còn “sót”,trong nỗ lực khôi phục toàn tuyến Tháp Chàm-Đà Lạt.Khi đó,con cháu chúng ta sẽ có dịp tham dự những chuyến phiêu lưu kỳ diệu trên cung đường sắt vượt núi cao,chỉ có vài nơi trên thế giới,thật thú vị và thật hảnh diện!
Sau đây là vài hình ảnh các đầu máy đã phục hồi nơi "cố quốc".