Em sẽ tổng hợp thông tin từ các website và có thêm ý kiến của mình, các bạn đóng góp ý kiến nha. Em viết từ từ. Thông tin sẽ được cập nhật!
Từ lâu, thành phố Cần Thơ được xem là thủ phủ miền Tây - nơi đô hội nhất vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long và trải dài 65km bên bờ sông MeKong huyền thoại. Ngày nay, Cần Thơ là đô thị trẻ, diện tích khoảng 139 ngàn ha, 1.120 ngàn dân cư sinh sống mang đậm nét văn hóa phương Nam. Vị trí địa lý thuận lợi, nhiều năm liền thành phố Cần Thơ là nơi níu chân khách phương xa trong những chuyến tham quan vùng sông nước.
Đến Cần Thơ:
- Xe máy:
* Hướng từ Vĩnh Long: đi theo quốc lộ 1A, qua phà Hậu Giang là đến Cần Thơ. Sài Gòn - Cần Thơ: 169km, Vĩnh Long - Cần Thơ: 30km (bản đồ)
* Hướng từ ngã ba Lộ tẻ. Long Xuyên (An Giang) - ngã ba Lộ Tẻ: 12km. Ngã ba Lộ Tẻ - Cần Thơ: 48 km (bản đồ)
* Hướng từ Hậu Giang: từ Vị Thanh theo QL 1A khoảng hơn 50km.
- Xe khách: tương tự như xe máy, các bác sẽ đến bến xe mới Cần Thơ
* Vị trí 1: ngã tư đường Hùng Vương - đường Nguyễn Trãi
* Vị trí 2: QL 91B, đối diện Metro Hưng Lợi.
Vé Mai Linh chuyến SG-CT: 80.000 VNĐ
- Máy bay: đến sân bay Cần Thơ, sân bay đang được nâng cấp để trở thành sân bay quốc tế. Hiện nay đã có chuyến Hà Nội - Cần Thơ, nếu bay thẳng thì khoảng 2 giờ. Giá vé: VNA: 1.275.000 VND (tham thảo), Jetstar: 750.000 VNĐ (tham khảo)
1. Bến Ninh Kiều:
Bến Ninh Kiều là một địa điểm mà du khách hay tìm đến nhất, nằm bên hữu ngạn sông Hậu, ngay ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ, gần trung tâm thành phố Cần Thơ.
Đứng trên bến Ninh Kiều mắt ta nhìn sang Xóm Chài và hướng Cồn Ấu ở đầu vàm sẽ thấy một dải cù lao mập mờ cây lá, tạo cho ta niềm rung cảm dạt dào.
Xóm Chày (Nokia và Kymdan chiếm đc chỗ quảng cáo đẹp ghê)
cồn Ấu nhìn từ bến Ninh Kiều
Ngược lại nếu đứng từ bên kia Xóm Chài nhìn sang sẽ thấy toàn cảnh Ninh Kiều và phố sá rực rỡ ánh đèn soi bóng xuống mặt nước phù sa lấp lánh như rắc ánh vàng thật lung linh tuyệt đẹp giữa trời nước bao la, không khí trong lành nhờ cơn gió từ dòng Hậu Giang đưa vào.
chợ cổ Cần Thơ - bến NK
* Chùa Ông:
* Địa chỉ: số 32 Hai Bà Trưng, Phường Tân An, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Nằm ngay bến Ninh Kiều, từ tượng Bác Hồ nhìn xéo qua.
Tên gọi: Chùa Ông, tên gốc tiếng Hán là Quảng Triệu Hội Quán (theo đại tự ghi ở tiền điện), sở dĩ có tên gọi như trên là do nguồn gốc chùa vốn là hội quán của một nhóm người Hoa thuộc hai phủ Quảng Châu và Triệu Khánh (Quảng Đông, Trung Quốc) theo dòng di dân người Hoa sang lưu trú ở đất Trấn Giang (tức Cần Thơ xưa) vào thế kỉ XVII – XVIII. Chùa thờ Quan Thánh Đế quân (tức Quan Công) ở chính điện nên nhân dân địa phương quen gọi một cách dân dã là Chùa Ông. Ngoài ra, một số người còn gọi di tích tôn giáo này là Chùa Bà vì ngoài việc thờ các vị nam thần, nơi đây còn thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Phật Bà Quan Âm, đây cũng là một đặc điểm riêng trong tín ngưỡng thờ cúng của ngườI Hoa – chùa Hoa.
Tín ngưỡng thờ cúng và lễ hội :
Quan Công là vị thần được thờ chính trong chùa Ông là biểu tượng cho nhân nghĩa lễ trí tín, cho lòng danh dự, dũng cảm trung thành của người Hoa. Ngoài ra, ở đây còn thờ một số vị thần khác :
- Thiên Hậu Thánh Mẫu: Vị thần hỗ trợ cho những di dân Trung Hoa trên biển cả.
- Phật Bà Quan Âm: vị nữ thần cứu khổ cứu nạn, ban phát con cái.
- Ông Bổn: Vị thần cai quản một khu vực đất đai, ban phát của cải, mang lại sụ phồn vinh, hạnh phúc.
Hàng năm, cứ vào ngày 24 tháng 6 âm lịch, các vị cao tuổi trong Ban trị sự chùa cùng đông đảo người Hoa ở địa phương tổ chức lễ vía Ông, còn gọi là lễ vía Quan Thánh Đế.
Từ lâu, thành phố Cần Thơ được xem là thủ phủ miền Tây - nơi đô hội nhất vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long và trải dài 65km bên bờ sông MeKong huyền thoại. Ngày nay, Cần Thơ là đô thị trẻ, diện tích khoảng 139 ngàn ha, 1.120 ngàn dân cư sinh sống mang đậm nét văn hóa phương Nam. Vị trí địa lý thuận lợi, nhiều năm liền thành phố Cần Thơ là nơi níu chân khách phương xa trong những chuyến tham quan vùng sông nước.
Đến Cần Thơ:
- Xe máy:
* Hướng từ Vĩnh Long: đi theo quốc lộ 1A, qua phà Hậu Giang là đến Cần Thơ. Sài Gòn - Cần Thơ: 169km, Vĩnh Long - Cần Thơ: 30km (bản đồ)
* Hướng từ ngã ba Lộ tẻ. Long Xuyên (An Giang) - ngã ba Lộ Tẻ: 12km. Ngã ba Lộ Tẻ - Cần Thơ: 48 km (bản đồ)
* Hướng từ Hậu Giang: từ Vị Thanh theo QL 1A khoảng hơn 50km.
- Xe khách: tương tự như xe máy, các bác sẽ đến bến xe mới Cần Thơ
* Vị trí 1: ngã tư đường Hùng Vương - đường Nguyễn Trãi
* Vị trí 2: QL 91B, đối diện Metro Hưng Lợi.
Vé Mai Linh chuyến SG-CT: 80.000 VNĐ
- Máy bay: đến sân bay Cần Thơ, sân bay đang được nâng cấp để trở thành sân bay quốc tế. Hiện nay đã có chuyến Hà Nội - Cần Thơ, nếu bay thẳng thì khoảng 2 giờ. Giá vé: VNA: 1.275.000 VND (tham thảo), Jetstar: 750.000 VNĐ (tham khảo)
1. Bến Ninh Kiều:
Bến Ninh Kiều là một địa điểm mà du khách hay tìm đến nhất, nằm bên hữu ngạn sông Hậu, ngay ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ, gần trung tâm thành phố Cần Thơ.
Đứng trên bến Ninh Kiều mắt ta nhìn sang Xóm Chài và hướng Cồn Ấu ở đầu vàm sẽ thấy một dải cù lao mập mờ cây lá, tạo cho ta niềm rung cảm dạt dào.
Xóm Chày (Nokia và Kymdan chiếm đc chỗ quảng cáo đẹp ghê)
cồn Ấu nhìn từ bến Ninh Kiều
Ngược lại nếu đứng từ bên kia Xóm Chài nhìn sang sẽ thấy toàn cảnh Ninh Kiều và phố sá rực rỡ ánh đèn soi bóng xuống mặt nước phù sa lấp lánh như rắc ánh vàng thật lung linh tuyệt đẹp giữa trời nước bao la, không khí trong lành nhờ cơn gió từ dòng Hậu Giang đưa vào.
chợ cổ Cần Thơ - bến NK
* Chùa Ông:
* Địa chỉ: số 32 Hai Bà Trưng, Phường Tân An, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Nằm ngay bến Ninh Kiều, từ tượng Bác Hồ nhìn xéo qua.
Tên gọi: Chùa Ông, tên gốc tiếng Hán là Quảng Triệu Hội Quán (theo đại tự ghi ở tiền điện), sở dĩ có tên gọi như trên là do nguồn gốc chùa vốn là hội quán của một nhóm người Hoa thuộc hai phủ Quảng Châu và Triệu Khánh (Quảng Đông, Trung Quốc) theo dòng di dân người Hoa sang lưu trú ở đất Trấn Giang (tức Cần Thơ xưa) vào thế kỉ XVII – XVIII. Chùa thờ Quan Thánh Đế quân (tức Quan Công) ở chính điện nên nhân dân địa phương quen gọi một cách dân dã là Chùa Ông. Ngoài ra, một số người còn gọi di tích tôn giáo này là Chùa Bà vì ngoài việc thờ các vị nam thần, nơi đây còn thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Phật Bà Quan Âm, đây cũng là một đặc điểm riêng trong tín ngưỡng thờ cúng của ngườI Hoa – chùa Hoa.
Tín ngưỡng thờ cúng và lễ hội :
Quan Công là vị thần được thờ chính trong chùa Ông là biểu tượng cho nhân nghĩa lễ trí tín, cho lòng danh dự, dũng cảm trung thành của người Hoa. Ngoài ra, ở đây còn thờ một số vị thần khác :
- Thiên Hậu Thánh Mẫu: Vị thần hỗ trợ cho những di dân Trung Hoa trên biển cả.
- Phật Bà Quan Âm: vị nữ thần cứu khổ cứu nạn, ban phát con cái.
- Ông Bổn: Vị thần cai quản một khu vực đất đai, ban phát của cải, mang lại sụ phồn vinh, hạnh phúc.
Hàng năm, cứ vào ngày 24 tháng 6 âm lịch, các vị cao tuổi trong Ban trị sự chùa cùng đông đảo người Hoa ở địa phương tổ chức lễ vía Ông, còn gọi là lễ vía Quan Thánh Đế.
Last edited: