What's new

[Chia sẻ] 1 THÁNG LƯỚT QUA PHÍ BẮC ẤN, DARJEELING, SIKKIM, KOLKATA, TỨ ĐỘNG TÂM ( BODHGAYA, KUSHINAGAR, LUMBINI, VARANASI, DELHI) DHARAMSALA, SHIMLA

Trong kinh, đức Phật đã nói bốn loại nhân duyên.
Tất cả chúng ta có mặt với nhau ở đây không phải tự nhiên mà do có nhân duyên với nhau nhiều đời nên nay mới gặp. Có người mình chưa bao giờ biết, nhưng vừa gặp thì thấy thân thiện, quen quen, như đã gặp ở đâu rồi. Có người vừa mới gặp là đã thấy ghét. Đó là dấu hiệu cho thấy mình đã có duyên với nhau từ nhiều kiếp trước, bây giờ mới gặp lại đây. Người mình từng mang ơn thì vừa trông thấy liền cảm mến. Người đã tạo oán thì trông thấy liền bực mình. Con người chúng ta do tạo các nhân duyên thiện ác lẫn lộn nên sanh ra ở cõi ta bà phải kham nhẫn này. Từ duyên mà lại, cũng từ duyên mà tan. Đủ duyên thì còn, hết duyên thì hết. Khi nhân duyên còn thì có phá phách cỡ nào cũng không hỏng được, khi duyên hết rồi thì có níu kéo kiểu nào cũng bị rã tan.
Nghiệm lại thì quả như thế, chuyến đi Ấn của mình không phải tự nhiên mà đi, tự nhiên mà đến, tết năm 2018 vô tình có 1 người bạn rủ đi Ấn, mà trong đầu mình thì cũng như bao người ( ếch ngồi đáy giếng ) đọc bài về Ấn chuyến đó của mình :
(không được chèn link)"http://www.phuot.vn/threads/thar-sa-mac-xanh.355090[/URL]"]www.phuot.vn/threads/thar-sa-mac-xanh.355090[/URL]
https://www.phuot.vn/threads/thar-sa-mac-xanh.355090/Rồi tự dưng 4 tháng sau, có chuyến đi Nepal thì gặp 1 người rồi 2 tháng sau lại đi Ấn gặp lại, dẫn đến chuyến đi 1 tháng này. Sự là lúc đó đến Darjeeling, muốn bước đến vùng đất thiêng Sikkim nhưng vì có 2 đứa nên không được cấp permit, ( muốn cấp permit thì phải là group tối thiểu 3 người, mà chưa tìm đc người ghép chung) cho nên lần này quyết định mục tiêu chính là Sikkim. và Dharamsala. Chuyến đi lần này tụ họp được 6 người,
và có được 1 tourguide tuyệt vời, Bharat Shama, chuyên tour Sikkim, Darjeeling, tứ động tâm , Dharamsala ; Liên hệ: WhatsApp, Zalo,+ 918116650560 or +919525316612 or facebook:
https://www.facebook.com/bharat.sharma.98892615
https://www.facebook.com/indiatourandstudyPrint by daisy pham, trên Flickr

IMG_0980 by daisy pham, trên Flickr
DSC06296 by daisy pham, trên Flickr

Thủ đô trong mây - Gangtok
DSC06247 by daisy pham, trên Flickr

Một bến xe lọt thỏm trong dãy tuyết sơn
video-1038130864 by daisy pham, trên Flickr

DSC08330 by daisy pham, trên Flickr

Bà già người Tây Tạng bán momo ( giống như bánh bao mini) và một Lama tại Dharamshala ( Little Tibet)
DSC08239 by daisy pham, trên Flickr
DSC08379 by daisy pham, trên Flickr

Zero Point, Sikkim – Where Civilians Road Ends to Heaven
Thiên đường không phải là nơi bạn thuộc về khi kết thúc cuộc sống, mà đó là khoảnh khắc trong cuộc sống khi bạn cảm thấy còn sống
Và đối với người dân Sikkim, nhà của họ ở trên thiên đường và họ chỉ đi du lịch qua thế giới này !!! Những đỉnh núi khổng lồ của dãy Hy Mã Lạp Sơn, hệ thực vật đa dạng và hệ động vật và một số cảnh quan ngoạn mục của Mt. Kanchenjunga đỉnh cao thứ 3 thế giới đã biến Sikkim thành một thiên đường cho du khách, dân phượt trekking và các nhà nghiên cứu. Tiểu bang nhỏ bé nhưng hùng vĩ này cũng đóng vai trò là ngôi nhà của rất nhiều nơi khuất và chưa được khám phá. Điểm không ( zero point) ở Bắc Sikkim là một trong số đó.
Nếu bạn đang thực sự tìm kiếm một nơi giống như Thiên đường, thì đó chính là Sikkim !!!! Còn chần chờ gì nữa? Let;s go

IMG-85 by daisy pham, trên Flickr
 
Last edited:
Nói một chút về Darjeeling, điểm đầu của chuyến đi
Để đến Darjeeling, cách nhanh nhất bay, và dĩ nhiên kinh tế nhất cho dân Phuot thì dĩ nhiên chỉ có AirAisa, từ Hochiminh bay đến Kolkata nối chuyến KL hoặc Bangkok.
Đến Kolkata bay đến sân bay Bagdogra rồi từ Bagdogra đi oto đến Darjeeling hoặc đến thẳng Sikkim, hoặc có thể đi train, or bus từ Kolkata đến Siliguri. Đến Siliguri nếu dư thời gian thì cách tuyệt nhất là bắt chuyến tàu hơi nước leo núi Himalaya, chuyến tàu nổi tiếng thế giới được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới Darjeeling Himalayan Railways (DHR) để đến Darjeeling. Hoặc đi oto 4 tiếng từ Siligiri.


DARJEELING: NỮ HOÀNG CỦA DÃY HIMALAYA
IMG_3332 by daisy pham, trên Flickr

“ Một vùng đất thần tiên mà tất cả mọi người muốn được đặt chân đến vì khi chỉ nhìn qua hình ảnh thì bạn không thể cảm nhận được vẻ đẹp phần còn lại của thế giới.” Mark Twain đã thốt lên đầy kinh ngạc vào năm 1896 khi ông đến thị trấn Darjeeling của Himalaya, từ vùng đồng bằng đi lên bằng tuyết đường sắt hơi nước Darjeeling Himalayan đầy mê hoặc .
Vì bị thôi thúc bởi câu nói này mà quyết tâm cho bằng được phải đến mảnh đất thần tiên Darjeeling - Nữ hoàng của dãy Himalaya.
Darjeeling đúng là một nữ hoàng kiêu hãnh nên các nước lân cận quanh dãy Himalaya luôn muốn chiếm giữ, vào đầu thế kỷ 19 thì Darjeeling thuộc về Sikkim, sau đó Nepal giành lấy, rồi đến Bhutan, dưới thời thuộc địa của Anh để thoát khỏi cái nóng như đổ lửa trong mùa hè của Ấn, nước Anh đã biến Darjeeling thành thị trấn mùa hè cho binh lính Anh để thoát khỏi cái nóng thiêu đốt của vùng đồng bằng Ấn và mở ra các đồn điền trồng chè của các bá tước Anh. Cùng với sự hợp tác của những nhà truyền giáo Scotland, bắt tay xây dựng trường học và trung tâm phúc lợi cho cư dân Anh, đặt nền móng cho sự nổi tiếng về giáo dục tại Darjeeling. Do đó Darjeeling hiện nay rất đa dạng về văn hoá và con người, người Ấn, Nepal, Bhutan, Tây Tạng, Lepchas, Yolmos, Gurung, Tamang … họ có ngôn ngữ và văn hoá riêng biệt nhưng vẫn mang tính đồng nhất của cộng đồng, nhưng khi đến đây bạn thật sự không nghĩ là mình đang ở Ấn độ vì thực sự rất khác biệt. Khi đến các vùng khác của Ấn vì người dân chủ yếu là Đạo Hindu và đạo Hồi nên tìm mỏi mắt không có thịt heo, thịt bò, các món ăn thì chủ yếu là rau củ quả. Nhưng tại Darjeeling thì khác hoàn toàn, một người bạn người bản địa nói với mình “ bạn thấy không, ở đây rất khác biệt với vùng đồng bằng của nước tôi, tụi tôi có tất cả mọi thứ kể cả các loại thịt để ăn trừ thịt chó” . Thật vậy khi ở đây mình không nghĩ là đang ở Ấn, từ văn hoá, thức ăn và con người, kiến trúc rất ít nét đặc trưng của Ấn, và đặc biệt là khí hậu lạnh quanh năm.
Nhưng để đến đây thì thật không sung sướng tí nào, sau một chặng bay dài và quá cảnh mất hơn 1 ngày mới đến được Kolkata, rồi lại mất thêm 1 chặng bay từ Kolkata đến Siliguri, từ Siliguri có thể chọn tuyết xe lửa nổi tiếng do người Anh xây dựng từ 1879 tới 1881, Darjeeling Himalayan Railway Toy Train (DHR ) là công trình đầu tiên và hiện giờ vẫn là một thành công điển hình của loại hình đường sắt vượt núi đồi. Đây là tuyến đường sắt mà nhiều người mơ ước được đi thử một lần để khám phá Himalaya với đường xe lửa vượt qua đồi núi dài 86km, từ độ cao 100m so với mực nước biển tại Siliguri lên tới độ cao 2.200m tại Darjeeling – một địa hình tưởng như không thể vượt qua thời bấy giờ. Năm 1999, tuyến đường sắt Darjeeling Himalaya được vinh danh là Di sản thế giới của UNESCO và là một trong hai tuyến đường sắt duy nhất trên thê giới, cùng với tuyến Semmering của Áo, được nhận vinh dự này.
Vì không mua được vé tàu, mình đi Jeep từ sân bay Siliguri đến trung tâm thị trấn Darjeeling có tầm 60km nhưng chạy xe mất đến 5 tiếng đồng hồ, do Darjeeling nằm ở độ cao hơn 2000 mét, xe vòng vèo qua những sườn núi dốc đứng, ngồi trên xe mà có cảm giác như đang chơi trò trơi cảm giác mạnh trên không trung. Nhưng bù lại đi xe ô tô được đi ngang qua và được dừng lại thư giãn trong những đồi chè ngút nghàn nổi tiếng thế giới của Darjeeling, các sườn dốc trải dài bất tận từ Siliguri toàn là một màu xanh mướt của lá trà với những người phụ nữ trong trang phục địa phương chầm chậm hái lá dưới ánh bình minh rực rỡ tạo nên một vẻ đẹp mê mị mà không đâu có được. Trà ở đây được hấp thụ tinh hoa đất trời của dãy núi thiêng Himalaya và được thu hoạch theo chu kỳ mặt trăng nên có vị ngon riêng biệt nổi tiếng khắp thế giới, có nhiều loại trà khác nhau: trà đen, trà trắng, hồng trà, trà xanh, trà olong, có loại trà đen đắt nhất lên đến hơn 3000 Mỹ kim 1 kg.
IMG_3496 by daisy pham, trên Flickr
Điều đầu tiên trong buổi sáng tại Darjeeling bạn nên làm là dậy thật sớm để đi bộ chầm chậm vòng quanh thị trấn, để cảm nhận và hít hà những hơi lạnh được toả ra từ dãy núi thiêng Himalaya, để cảm nhận nét riêng nói chung của cộng đồng mang nét ít Ấn nơi đây, cuộc sống của họ yên bình và từ tốn chầm chậm như một thước phim quay chậm. Buổi sáng, xung quanh quảng trường Chowrasta một địa điểm đầy màu sắc và thú vị, từng đàn chim bồ câu rất dạn dĩ đứng nhặt gạo, người và những chú ngựa đi qua lại chúng chỉ dạt ra tránh đường chỉ một vài con bay lên. Bên đường dân bản địa tụ tập uống trà sữa gọi là Chai Tea trong những ly đất nung đỏ nghi ngút khói, hoặc ăn momo nóng hổi. Họ trò chuyện rôm rả và từ tốn với gương mặt không vướng bụi trần, đây là nét đặc trưng của những người sống trên dãy Himalya, luôn thanh bình đơn giản, không ganh đua, không hối hả, họ luôn rạng ngời và hạnh phúc cho dù cuộc sống giàu hay nghèo.
DSC04172 by daisy pham, trên Flickr
Dưới những tán thông nhìn ra những đỉnh núi tuyết cao chót vót, những phụ nữ bản địa thì sửa soạn bày hàng hoá, đa số là đồ thủ công mang nét Tây Tạng, do nơi trước kia người tị nạn Tây Tạng chạy qua đây nên có nguyên một trung tâm dành cho người tị nạn Tây Tạng, giờ họ trở thành cư dân bản địa nên mang theo văn hoá Tây Tạng đến đây.
Phía bên kia quảng trường là những cửa hàng quần áo truyền thống Nepal, hàng thủ công mỹ nghệ, thảm, tranh, đồ trang sức. Một số cửa hàng lưu niệm,tiệm café, sách nhà hàng và quán ăn trang trí theo kiến trúc Tây Tạng, Nepal, Ấn, và Châu Âu . Ở giữa quảng trường là bức tượng màu vàng khổng lồ của nhà thơ người Nepal: Bhanubhakta Acharya, ông là nhà thơ vỹ đại được tôn kính nhất Nepal đã dịch sử thi Ramayana từ tiếng tiếng Phạn sang ngôn ngữ Nepal. Ông chưa bao giờ đặt chân đến Darjeeling nhưng những sử thi ông viết lên có vai trò to lớn cho văn học Nepal và có lẽ cộng đồng Nepal đông nhất tại đây nên vào ngày 13 tháng 07 hằng năm, các trường học tại đây đều cho nghỉ để làm lễ tưởng niệm ngày sinh của ông.
Nhìn bao quát quanh trung tâm quảng trường xuống thung lũng, bạn sẽ chiêm ngưỡng nhiều kiến trúc, cửa hàng, chùa chiền, nhà thờ tuyệt đẹp quanh thị trấn xinh đẹp này mang nét Tây Tạng pha trộn văn hoá Nepan, Bhutan, Ấn, và Anh tạo thành một bức tranh đa sắc độc nhất.
DSC05255 by daisy pham, trên Flickr
IMG_3497 by daisy pham, trên Flickr
Image 3 by daisy pham, trên Flickr
DSC04345 by daisy pham, trên Flickr
Title-Image.jpg
deal_iimage_3649-3.JPG
 
Last edited:
IMG_3473 by daisy pham, trên Flickr
IMG-4 by daisy pham, trên Flickr
Tiger Hill
Còn gì tuyệt vời hơn khi chứng kiến những tia nắng lộng lẫy đầu tiên chạm vào đỉnh núi đôi Kangchenjunga, cùng với một cái nhìn toàn cảnh của Everest nhìn xuyên qua các đỉnh núi tuyết khác, đỉnh Ghoom là điểm cao nhất của của Tiger Hill (cao 2590 mét) tạo ra một điểm ngắm mặt trời mọc hoàn hảo nhất cũng như bạn có thể ngâm mình với vẻ đẹp của dãy Tuyết Sơn bất cứ lúc nào trong ngày.
Ngay trước khi mặt trời mọc lên, các đỉnh bắt đầu xuất hiện, ánh sáng bình minh đầu tiên chói rọi làm cho đỉnh của ngọn núi tuyết Kanchenjunga (cao 8.586 mét) phủ một màu cam nhạt, rồi bất chợt 1 đường lửa cháy vàng rực xuất hiện bao phủ quanh đỉnh tuyết sơn rực cháy, sự xuất hiện dần dần của mặt trời buổi sáng, phân tán ánh sáng màu cam nhạt biến thành màu vàng đỏ rực phủ lên toàn bộ dãy Tuyến phía đông bầu trời lúc này chia cách thành nửa rõ rệt, một nửa chìm trong bóng tối chia cách bởi 1 dải ánh sáng cháy rực, phía trên dải ánh sáng là bầu trời màu cam đỏ, một khối lửa hiện ra cháy vàng rực toả hào quang chói lọi. Sau hơn 7 phút khối lửa nhỏ dần biến thành một quả bóng tròn màu vàng đó là mặt trời từ từ bay lên trên đường chân trời cách xa các đỉnh núi về phía đông . Mặt trời nhô lên khỏi đỉnh Tuyết Sơn, trả lại dãy Tuyết Sơn màu trắng tuyết lấp ló sau biển mây muôn vàn tia sáng chói chang rọi toả khắp thung lũng dưới chân Tiger Hill.
Nếu vào một ngày nếu không có sương mù thì có thể ngắm nhìn được Đỉnh Everest (8.848 mét) nằm cách đó khoảng 225km và Núi Makalu (8,464 mét). Khoảng xa hơn 135km là núi Chomol Hari của Tây Tạng được cho là đỉnh cao và đẹp nhất thế giới.
Thật đúng là một kỳ quan diệu kỳ ở cuối chân trời mà bạn chỉ có thể ngắm nhìn từ đỉnh Tiger Hill mà thiên nhiên ban tặng cho nữ hoàng Darjeeling.
Đừng quên để kỷ niệm chuyến đi ngắm mặt trời trên đỉnh dãy Himalaya với một số món ăn nhẹ từ các cửa hàng địa phương trên đường về, ngay phía bên đường những quầy ăn nhỏ với những phụ nữ mặc quần áo truyền thống phục vụ món samosas nóng (một loại bánh bao nhồi và chiên) và món 'pakoras' ngon nhất, đừng quên thưởng thức Chai tea nóng với nguyên liệu trà địa phương nổi tiếng thế giới.
DSC05388 by daisy pham, trên Flickr
IMG_3326 by daisy pham, trên Flickr
 
Last edited:
Vì lỡ cơ hội đi tàu Darjeeling Himalayan (DHR ) nên mình phải đi thử tàu hơi nước phục vụ du lịch , gọi tắt là “Joy Ride” , có 2 toa và đầu máy hơi nước. Tuyến xe lửa khổ hẹp này được khai trương vào năm 1881, được liệt kê là Đường xe lửa leo núi được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới Ấn Độ năm 1999, cũng là tuyến đường sắt thứ hai duy nhất nhận được vinh danh này.
Tàu du lịch cực kỳ nổi tiếng này chạy từ nhà ga Darjeeling đến Ghoom, nhà ga cao nhất của Ấn Độ và sẽ đưa bạn trở về miền quá khứ, chắc chắn 1 điều là con vẫn nguyên bản từ 137 năm trước, vẫn đầu máy đốt bằng than và phả hơi nước và khói than nghi ngút suốt hành trình. Khi chạy phát ra một âm thanh rất đặc biệt kèo theo còi tàu hú inh hỏi vang vọng quanh thung lũng và chạy ngang qua các ngôi làng và cửa hàng địa phương, bên đường trẻ em vẫy tay chào thân thiện, phụ nữ thì toàn bộ đều trong trang phục truyền thống là saree đầu sắc màu lấp lánh, bạn có cảm giác như đang lạc vào câu chuyện 1001 đêm.
Tuyến tàu xuyên qua các ngọn đồi, những vườn trà mơn mởn những cảnh sắc đẹp như tranh vẽ cho bạn hưởng thụ một hành trình đầy thư giãn và quyến rũ.
DSC04283 by daisy pham, trên Flickr
DSC04271 by daisy pham, trên Flickr
Tàu chạy qua Batasia Loop trên những đường xoắn ốc xuyên qua 1 đường hầm để lên đỉnh đồi Batasia Loop, đỉnh đồi là một công viên rộng lớn với cây hoa được cắt tỉa tỉ mỉ, tàu hơi nước chạy vòng một vòng tròn công viên quanh Đài tưởng niệm Gorkha có một bức tượng người lính Gorkha , đài tưởng niệm chiến tranh này được xây dựng để vinh danh những các binh sĩ Gorkha của quân đội Ấn Độ đã hy sinh mạng sống của họ sau khi độc lập Ấn Độ năm 1947. Đài tưởng niệm cũng là điểm ngắm tuyệt vời bao quát được toàn bộ thị trấn xinh đẹp Darjeeling và đỉnh núi tuyết Kanchenjunga.
46517248_337988220333124_2745068286415732736_n by daisy pham, trên Flickr
Sau chuyến đi lên Darjeeling bằng tuyến đường sắt cao nhất Châu Á và đứng thứ 2 trên thế giới này. Mark Twain đã thốt lên rằng: "Đây là ngày thú vị nhất mà tôi đã trải qua trên trái đất này".

Bước ra khỏi nhà ga Ghoom, bạn nên đi thăm vài tu viện ở đây, có các tu viện lớn như là Ghoom Monastery, Bhutia Busty Monastery, Dali Monastery, Samten Choling Monastery và Yiga Cheoling Monastery hay một vài tu viện nhỏ khác như Aloobari Monastery hay Dhirdham Temple. Các tu viện mang kiến trúc Tây Tạng do người Tây Tạng, người Nepal, người Bhutan di cư đến xây dựng.
 
Ghoom Monastery
Tu viện lớn nhất ở Ghoom, được xây dựng vào năm 1875 bởi Đức Lạt Ma Sherab Gyatso và thuộc giáo phái Gelug- giáo phái mũ đỏ, Tu viện Ghoom là một trong những địa điểm hành hương của các tín đồ Phật giáo trên khắp thế giới đến Darjeeling. Bên cạnh nhà nguyện, là bức tượng Phật Di Lặc cao 15 feet và các tông đồ với nhiều kinh bản Phật giáo cổ quý hiếm.
DSC05406 by daisy pham, trên Flickr
DSC05410 by daisy pham, trên Flickr
 
Dali Monastery
DSC05441 by daisy pham, trên Flickr

Tu viện nằm trên ngọn đồi dốc đứng sát bên đường Hill Cart với tuyến đường sắt hơi nước nổi danh, đứng trên sân tu viện, phóng tầm mắt xuống dưới là bạt ngàn các đồi trà xanh xanh màu ngọc bích lúc ẩn lúc hiện trong sương mù.
Từ xa dưới chân đồi là bạn nhìn thấy tu viện nằm trên cao nổi bật bởi kiến trúc Tây Tạng với màu chủ đạo trắng, đỏ , vàng. Khi đi qua cổng bạn sẽ vô cùng kinh ngạc vì các kiến trúc trạm trổ trên cổng và dọc theo lối đi, những ngọn cờ Phật giáo Tây Tạng và Kinh phạn bay phấp phới phía trên cổng. Leo lên các bậc thang là đến sân tu viện, bên phải là phòng nguyện lớn với các kinh luân khổng lồ màu vàng phía ngoài. Trong suốt thời gian tụng kinh, các nhà sư toạ thiền trước những chiếc trống tròn vừa tụng kinh vừa gõ lên trống bằng 1 chiếc dùi dài chữ L. Khi nghe tiếng kinh và tiếng trống bạn sẽ cảm thấy tâm trí vô cùng an lạc. Trong năm 1993 Thánh Đức Dalai Lama đến đây và ở lại trong ba ngày để giảng dạy giáo lý Phật giáo và văn hóa Tây Tạng cho các sinh viên và các đệ tử.
video-1556176898 by daisy pham, trên Flickr
Đi bộ xa hơn vào bên sau chánh điện là một khuôn viên rộng lớn với trường Phật học và tịnh xá của hơn 200 nhà sư thuộc giáo phái mũ vàng cũng thuộc giáo phái Mật Tông Tây Tạng. Phái Mũ Vàng đã có nhiều cống hiến lớn cho Phật giáo đặc biệt phái đã thành lập được truyền thống tái sanh nổi tiếng của các Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Đi về phía bên phải của Tu Viện sẽ thấy tiệm café gọi là Kunga Paljor Coffee Shop, nếu bạn có thời gian và muốn chìm đắm trong không gian yên tĩnh và thanh bình trong thì hãy ngồi tịnh tâm nhấm nháp một tách café
hoặc trà địa phương kèm theo các món ăn nhẹ như Momo ( bánh bao chay) bánh gạo Ấn…. Bên trong tiệm có bán kinh sách và các trang sức thủ công Tây Tạng.
DSC04331 by daisy pham, trên Flickr
DSC05453 by daisy pham, trên Flickr
DSC05492 by daisy pham, trên Flickr
DSC05498 by daisy pham, trên Flickr
DSC05511 by daisy pham, trên Flickr
DSC04322 by daisy pham, trên Flickr
Đứng từ sân tu viện nhìn xuống đường sẽ thấy đoán tàu hơi nước chạy qua
DSC04319 by daisy pham, trên Flickr
 
Last edited:
2985013992_2dac406ddf_z by daisy pham, trên Flickr
Tu viện Bhutia Busty
Thuộc về giáo phái Nyingma, có tên khác là tu viện Karmaa Dorjee Chyoling, thuộc một chi nhánh của Tu viện Phodang ở Sikkim. Năm 1761 bởi Lạt Ma Dorje Rinzing đứng ra xây dựng tu viện trên đỉnh đồi Observatory nhưng sau đó đã được di dời đến vị trí hiện tại vào năm 1879 sau khi cuộc xâm chiếm Darjeeling của quân đội Gorkhas. Tu viện Bhutia Busty có một bộ sưu tập lớn các bộ kinh cổ của Phật Giáo Cổ Đại, có cả quyển sách huyền thoại Tử Thư Tây Tạng là quyển duy nhất nhất không có bản thảo thứ 2.
Kiến trúc của chùa mang đật nét Phật giáo Tây Tạng với các điêu khắc trạm trổ thủ công, trong phòng nguyện có bức tượng lớn của Đức Phật, một bức tranh của Đức Lạt Ma hiện tại, ảnh của Nữ Thần Tara Devi và Lakshmiswari. Trên tường điêu khác một bộ sưu tậpvô số các bức tranh được làm từ bột vàng thật.
 
SIKKIM còn gọi là Xích Kim nằm giáp Trung Quốc, Nepal và Bhutan, được coi là vương quốc cuối cùng nằm trên dãy Himalya ( the last Himalayan Shangri-las).
Là một quốc gia độc lập giống Tây Tạng với sự truyền bá Phật giáo của Đức Liên Hoa Sen thế kỷ 8 trước công nguyên tại Sikkim và Tây Tạng. Gia nhập thành khu tự trị thuộc Ấn Độ năm 1975
Năm 1959, Trung Quốc chiếm Tây Tạng thì Đức Lạt Ma và các đệ tử đã từng đến đây lưu vong, ngày nay ngài toạ ở Dharamsala.
Vì muốn đi 1 đoạn trên con đường tơ lụa cổ xưa với những ngôi làng và chùa chiền cổ kính, để tâm hồn thư thái chìm đắm trong vẻ huyền bí của núi thiêng, hồ thiêng của dãy Himalaya, để ngắm nhìn những hồ băng, để truyền năng lượng bởi Phật giáo Mật Tông Tây Tạng cổ đại, để tận mắt nhìn thấy quyển sách huyền thoại Tử Thư Tây Tạng là quyển duy nhất nhất không có bản thảo thứ 2 cũng như các Kinh Phật cổ đại khác cho nên mình phải đến Sikkim để được bước lên Thiên đường cuối cùng của dãy Himalaya.
Sikkim là vương quốc tự trị nên khi nhập cảnh sẽ đóng 1 con dấu tròn nhỏ xinh lên quyển hộ chiếu, và bạn chỉ được nhập cảnh thủ đô Gangtok, muốn đi các nơi khác như North Sikkim, South, Hồ thiêng thì phải xin permit và nhóm từ 3 người trở lên.
Vì giáp nhau và thân thiết nên tại các nơi thấy có treo hình cựu Vua Sikkim, vua và hoàng hậu Bhutan rất nhiều nơi.
DSC06434 by daisy pham, trên Flickr

Đây là con sông xanh biếc biên giới Ấn và Sikkim
DSC05568 by daisy pham, trên Flickr

Cổng biên giới: Chào mừng đến với Sikkim, quốc gia của tự nhiên ( Welcome to Sikkim, Country of Organic). không biết dịch từ organic sao cho chuẩn nhỉ.
Tại Sikkim tất cả các nông trại đều không dùng phân bón hóa học , tất cả đều organic nên trái cây, rau củ thấy hơi đắt đỏ nhưng sạch , ngon và đặc biệt trên đất nước Sikkim không sử dụng túi nilon và hạn chế tối đa đồ nhựa.
À, vì tự trị nên sikkim có con dấu riêng, khi nhập cảnh sẽ đóng 1 cái mộc tròn nhỏ của đất nước Sikkim lên hộ chiếu.

DSC05544 by daisy pham, trên Flickr

Đoàn xe đang đợi thủ tục nhập cảnh Sikkim
DSC05563 by daisy pham, trên Flickr
 
Last edited:
Rumtek là một trong những tu viện Phật giáo lớn nhất ở Sikkim, và cũng là một trong những địa điểm hành hương quan trọng của người Phật tử vì nơi đây có lưu giữ một phần tro cốt của Đức Phật trong 1 stupa bằng vàng. Bên trong tu viện Rumtek là rất nhiều tranh Thangka cổ quý hiếm, thangka tranh và thangka vải.
Vì lý do quan trọng này nên tu viện được canh phòng nghiêm ngặt bởi quân đội của chính phủ, du khách phải trình passport và giấy phép nhập cảnh Sikkim tại cổng chính dưới chân đồi đứng canh bởi mấy anh lính quân đội giắt súng nghiêm trang. Đi bộ leo hết con đường là đến cổng vào tu viện cũng có 1 đội lính dắt dao và súng khám xét như trong sân bay. May mắn cho nhóm là lúc nhóm mình viếng chùa thì phòng stupa có mở cửa nên nhóm được chiêm ngưỡng stupa vàng ròng to đùng có chứa 1 phần nhỏ tro cốt của Đức Phật ( vì lý do an ninh nên phòng này không được chụp ảnh ) và được nhỏ 1 gọt nước thánh. Trên bàn thờ có 1 dĩa đồ cúng, vừa nghe có thể lấy ăn là cả bọn nhào vô ăn như chưa từng được ăn, ăn lấy ăn để khi nghe 1 tiếng hét enough, thì cả bọn mới dừng ăn và cười sặc sụa. Và được guide giải thích vì đây là lộc nên mỗi người chỉ ăn 1 tí xíu vì còn để cho tất cả mọi người viếng thăm, nói đến thế mà vẫn hốt cú chót thò tay lấy thêm 1 viên chocolate màu đỏ cho thêm phần lộc ??
Tầm quan trọng của tu viện tăng lên sau khi Trung Quốc chiếm đóng Tây Tạng dẫn đến nhiều vị tu sĩ đào thoát đến Sikkim. Tu viện này là nơi lưu trú của Karmapa, một trong những Tăng sĩ giữ vị trí quan trọng trong Phật giáo Tây Tạng, chỉ xếp sau Dalai Lama và Ban-thiền (Panchen) Lama.


DDSC06424


DSC06441 by daisy pham, trên Flickr


DSC06426 by daisy pham, trên Flickr
Đây là loại bánh ăn hằng ngày của Người Tây Tạng và Sikkim dâng cúng trong chùa, bánh này làm bằng bột mà để cả năm vẫn ăn được
 
Last edited:
Back
Top