DSCF0208-1-2
1001 CÂU CHUYỆN Ở THỔ NHĨ KỲ
Với rất nhiều người nghe đến Thổ Nhĩ Kỳ là có thể nghĩ ngay đến những câu chuyện về bom rơi, đạn lạc, biểu tình và bạo động. Tôi đã từng nghe đến 1 trong 1001 câu chuyện như thế và đôi lần nghi ngại khi nhắc đến đất nước Thổ Nhì Kỳ. Nhưng cũng giống như vị vua trong truyện “Nghìn lẻ một đêm”, không biết từ lúc nào tôi đã bị mê hoặc bởi cái gì đó kỳ bí và ngạo nghễ của mảnh đất này. (cho phép em mượn tạm 2 từ này của bác EdenResident vì em thấy 2 từ này rất hợp để nói về đất nước Thổ Nhĩ Kỳ)
Chuyện kể về một vùng đất nằm ở ngã tư của các nền văn minh thế giới. Không có thăng trầm, biến động nào của lịch sử là chưa từng trải qua. Đã có những đau thương và mất mát, nhưng dân tộc này vẫn giữ trọn tinh hoa từ ngàn đời mà ông cha đã dày công vun vén. Tất cả đã làm nên một sự hòa quyện rất tự nhiên giữa quá khứ và thực tại, giữa Châu Âu và Châu Á trong lòng đất nước Thổ Nhĩ Kỳ ngày hôm nay. Nhưng ít ai biết rằng đằng sau hình ảnh đó là cả một câu chuyện dài.
DSCF9063-1
Một du khách từ phương xa đến như tôi có thể dễ dàng tìm thấy thông tin về các địa điểm du lịch trên mạng hay trong các cuốn cẩm nang du lịch … nhưng lại không thể tìm được cho mình một câu chuyện nào liên quan đến đất nước Thổ Nhĩ Kỳ. Vì chỉ có đặt chân đến Thổ Nhĩ Kỳ mới được nghe chính những con người nơi đây kể về đất nước của họ. Là một bộ tộc vì trốn giặc xâm lược mà tạo nên một kỳ quan dưới lòng đất, là một người cha vì thương con mà xây một ngọn tháp đứng chơi vơi trên eo biển cô quạnh, là một binh đoàn giấu mình trong con ngựa gỗ để rồi lập nên một chiến thắng đi vào lịch sử nhân loại …
Tôi và đám bạn thân cứ thế phiêu lưu từ câu chuyện này sang hết câu chuyện khác trong cái thế giới nghìn lẻ một đêm đó. Dù có trải qua 1001 đêm vẫn không thể kể hết ngần ấy câu chuyện về Thổ Nhĩ Kỳ … Và tôi cũng chỉ mong câu chuyện của mình tại vùng đất này không có hồi kết.Như một lẽ thường tình, câu chuyện nào rồi cũng sẽ phải đến hồi kết thúc. Không giống như cái kết đậm màu cổ tích trong “Nghìn lẻ một đêm”, câu chuyện của chúng tôi khép lại khi cả 4 người đang chông chênh giữa ranh giới của thực tại và huyền thoại. Song mỗi người đều đã có cho riêng mình những câu chuyện về vùng đất Thổ Nhĩ Kỳ. Chỉ là không biết làm gì với những câu chuyện đấy.
“Tôi không muốn là một họa sĩ. Tôi sẽ là một nhà văn”, bởi nhà văn là người duy nhất có khả năng “tóm bắt linh hồn của những con phố”. Tôi không có đủ tài hoa để vươn tới cái tầm họa sĩ hay nhà văn như Orhan Pamuk. Mà tôi chỉ muốn trở thành một người kể chuyện, đem hết 1001 câu chuyện đã trải qua tại mảnh đất này kể lại cho mọi người…Rồi những câu chuyện lại cứ thế tiếp nối những câu chuyện.
DSCF9951-1
--------------------------------------------
XIN VISA THỔ NHĨ KỲ NHƯ THẾ NÀO
Với hộ chiếu Việt Nam, các bạn có thể chọn một trong 2 cách đó là xin visa du lịch bình thường và e-visa:
- Visa du lịch:
1 bộ hồ sơ xin visa du lịch Thổ Nhĩ Kỳ đầy đủ gồm có chứng minh thư, hộ chiếu, sổ tiết kiệm, hợp đồng lao động … Ngoài các giấy tờ cần thiết trên, thì còn cần thư mời của 1 công ty du lịch Thổ Nhĩ Kỳ nữa. Tuy nhiên theo mình nằm vùng, các bạn sẽ không cần phải mua tour cho cả hành trình du lịch Thổ Nhĩ Kỹ mà chỉ cần mua tour ở 1 số điểm là xin được thư mời rồi. Ví dụ cho hành trình Istanbul – Cappadocia, các bạn chỉ cần mua tour ở Cappadocia là được.
Tuy nhiên có môt điểm cần lưu ý là thư mời này khi nộp lên đại sứ quán phải là bản gốc (không chấp nhận bản photo hay fax gì hết nhé). Hơn nữa, thời gian xét duyệt hồ sơ xin visa thường khá lâu nữa nên hầu hết mọi người đều chọn cách thứ 2 đó là xin E-visa.
*Phí xin visa Thổ Nhĩ Kỳ ở Việt Nam là 65 USD.
DSCF0517-1
- E - visa:
Bắt đầu từ 2013, Thổ Nhĩ Kỹ đã áp dụng hình thức thị thực điện tử E-visa nhằm thu hút khách du lịch. Nếu muốn xin e-visa các bạn phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Các bạn vào link sau để apply e-visa nhé: https://www.evisa.gov.tr/en/
Chỉ cần làm tuần tự theo các bước và lưu ý điền đầy đủ, chính xác thông tin. Khi thanh toán xong xuôi visa sẽ được gửi vào mail, các bạn chỉ việc in ra và xuất trình khi nhập cảnh.
Trước khi đi mình cũng lo là hải quan sẽ kiểm tra vé máy bay với các giấy tờ liên quan các kiểu. Nhưng khi nhập cảnh người ta chỉ nhìn lướt qua tờ E-visa rồi đóng dấu vào hộ chiếu, chả hỏi thêm cũng chả kiểm tra gì cả.
* Lưu ý kiểm tra lại tất cả các thông tin trước khi submit e-visa nhé vì 1 khi đã submit rồi là không sửa lại được, mà sẽ phải điền 1 form mới. Nhưng các bạn không cần quá lo lắng đâu vì vẫn có 1 số trường hợp điền sai vẫn được qua trót lọt nhé.
Về các bước xin e-visa, các bạn có thể tham khảo bài viết sau nhé: https://www.chibikiu.com/blog/huong-dan-xin-e-visa-tho-nhi-ky
DSCF0494-1
--------------------------------------------
ĐI GÌ ĐẾN THỔ NHĨ KỲ
Hiện có rất nhiều hãng hàng không khai thác chặng bay đến Thổ Nhĩ Kỳ từ các nước Châu Âu. Vì xin E-visa nên bọn mình bắt buộc phải chọn 1 trong 4 hãng Turkish Airlines, Pegasus Airlines, Onur Air và Atlasglobal Airlines. Sau khi search vé chặng London – Istanbul trên Skyscanner, bọn mình chọn Turkish Airlines vì giá cả rất phải chăng chỉ 113£ khứ hồi.
Dịch vụ trên máy bay và nhân viên thì không phải bàn cãi. Duy chỉ có một điểm trừ nho nhỏ là đồ ăn của hãng này hơi chán. Chặng quốc tế đồ ăn nấu kiểu Thổ mình ăn không thấy hợp khẩu vị lắm. Chặng nội địa có đồ ăn nhẹ cho khách, gồm bánh sandwich kẹp phô mai hoặc bánh bánh bông lan đóng gói như kiểu Custard đó.
DSCF9687-1 copy
--------------------------------------------
Các bạn có thể xem trọn kinh nghiệm du lịch Thổ Nhĩ Kỳ ở link sau nhé: https://www.chibikiu.com/blog/kinh-nghiem-du-lich-tho-nhi-ky
1001 CÂU CHUYỆN Ở THỔ NHĨ KỲ
Với rất nhiều người nghe đến Thổ Nhĩ Kỳ là có thể nghĩ ngay đến những câu chuyện về bom rơi, đạn lạc, biểu tình và bạo động. Tôi đã từng nghe đến 1 trong 1001 câu chuyện như thế và đôi lần nghi ngại khi nhắc đến đất nước Thổ Nhì Kỳ. Nhưng cũng giống như vị vua trong truyện “Nghìn lẻ một đêm”, không biết từ lúc nào tôi đã bị mê hoặc bởi cái gì đó kỳ bí và ngạo nghễ của mảnh đất này. (cho phép em mượn tạm 2 từ này của bác EdenResident vì em thấy 2 từ này rất hợp để nói về đất nước Thổ Nhĩ Kỳ)
Chuyện kể về một vùng đất nằm ở ngã tư của các nền văn minh thế giới. Không có thăng trầm, biến động nào của lịch sử là chưa từng trải qua. Đã có những đau thương và mất mát, nhưng dân tộc này vẫn giữ trọn tinh hoa từ ngàn đời mà ông cha đã dày công vun vén. Tất cả đã làm nên một sự hòa quyện rất tự nhiên giữa quá khứ và thực tại, giữa Châu Âu và Châu Á trong lòng đất nước Thổ Nhĩ Kỳ ngày hôm nay. Nhưng ít ai biết rằng đằng sau hình ảnh đó là cả một câu chuyện dài.
DSCF9063-1
Một du khách từ phương xa đến như tôi có thể dễ dàng tìm thấy thông tin về các địa điểm du lịch trên mạng hay trong các cuốn cẩm nang du lịch … nhưng lại không thể tìm được cho mình một câu chuyện nào liên quan đến đất nước Thổ Nhĩ Kỳ. Vì chỉ có đặt chân đến Thổ Nhĩ Kỳ mới được nghe chính những con người nơi đây kể về đất nước của họ. Là một bộ tộc vì trốn giặc xâm lược mà tạo nên một kỳ quan dưới lòng đất, là một người cha vì thương con mà xây một ngọn tháp đứng chơi vơi trên eo biển cô quạnh, là một binh đoàn giấu mình trong con ngựa gỗ để rồi lập nên một chiến thắng đi vào lịch sử nhân loại …
Tôi và đám bạn thân cứ thế phiêu lưu từ câu chuyện này sang hết câu chuyện khác trong cái thế giới nghìn lẻ một đêm đó. Dù có trải qua 1001 đêm vẫn không thể kể hết ngần ấy câu chuyện về Thổ Nhĩ Kỳ … Và tôi cũng chỉ mong câu chuyện của mình tại vùng đất này không có hồi kết.Như một lẽ thường tình, câu chuyện nào rồi cũng sẽ phải đến hồi kết thúc. Không giống như cái kết đậm màu cổ tích trong “Nghìn lẻ một đêm”, câu chuyện của chúng tôi khép lại khi cả 4 người đang chông chênh giữa ranh giới của thực tại và huyền thoại. Song mỗi người đều đã có cho riêng mình những câu chuyện về vùng đất Thổ Nhĩ Kỳ. Chỉ là không biết làm gì với những câu chuyện đấy.
“Tôi không muốn là một họa sĩ. Tôi sẽ là một nhà văn”, bởi nhà văn là người duy nhất có khả năng “tóm bắt linh hồn của những con phố”. Tôi không có đủ tài hoa để vươn tới cái tầm họa sĩ hay nhà văn như Orhan Pamuk. Mà tôi chỉ muốn trở thành một người kể chuyện, đem hết 1001 câu chuyện đã trải qua tại mảnh đất này kể lại cho mọi người…Rồi những câu chuyện lại cứ thế tiếp nối những câu chuyện.
DSCF9951-1
--------------------------------------------
XIN VISA THỔ NHĨ KỲ NHƯ THẾ NÀO
Với hộ chiếu Việt Nam, các bạn có thể chọn một trong 2 cách đó là xin visa du lịch bình thường và e-visa:
- Visa du lịch:
1 bộ hồ sơ xin visa du lịch Thổ Nhĩ Kỳ đầy đủ gồm có chứng minh thư, hộ chiếu, sổ tiết kiệm, hợp đồng lao động … Ngoài các giấy tờ cần thiết trên, thì còn cần thư mời của 1 công ty du lịch Thổ Nhĩ Kỳ nữa. Tuy nhiên theo mình nằm vùng, các bạn sẽ không cần phải mua tour cho cả hành trình du lịch Thổ Nhĩ Kỹ mà chỉ cần mua tour ở 1 số điểm là xin được thư mời rồi. Ví dụ cho hành trình Istanbul – Cappadocia, các bạn chỉ cần mua tour ở Cappadocia là được.
Tuy nhiên có môt điểm cần lưu ý là thư mời này khi nộp lên đại sứ quán phải là bản gốc (không chấp nhận bản photo hay fax gì hết nhé). Hơn nữa, thời gian xét duyệt hồ sơ xin visa thường khá lâu nữa nên hầu hết mọi người đều chọn cách thứ 2 đó là xin E-visa.
*Phí xin visa Thổ Nhĩ Kỳ ở Việt Nam là 65 USD.
DSCF0517-1
- E - visa:
Bắt đầu từ 2013, Thổ Nhĩ Kỹ đã áp dụng hình thức thị thực điện tử E-visa nhằm thu hút khách du lịch. Nếu muốn xin e-visa các bạn phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Người đăng ký phải có Visa hoặc thẻ cư trú của các nước thuộc khối Schengen hoặc Mỹ, Anh và Ireland.
- Visa hoặc thẻ cư trú phải còn thời hạn ngay tại thời điểm nhập cảnh vào Thổ Nhĩ Kỳ.
- Nhập cảnh Thổ Nhĩ Kỳ với mục đích du lịch hoặc công tác và nhập cảnh bằng đường hàng không
- Người đăng ký phải sử dụng vé máy bay khứ hồi của các hãng hàng không Turkish Airlines, Pegasus Airlines, Onur Air và Atlasglobal Airlines.
Các bạn vào link sau để apply e-visa nhé: https://www.evisa.gov.tr/en/
Chỉ cần làm tuần tự theo các bước và lưu ý điền đầy đủ, chính xác thông tin. Khi thanh toán xong xuôi visa sẽ được gửi vào mail, các bạn chỉ việc in ra và xuất trình khi nhập cảnh.
Trước khi đi mình cũng lo là hải quan sẽ kiểm tra vé máy bay với các giấy tờ liên quan các kiểu. Nhưng khi nhập cảnh người ta chỉ nhìn lướt qua tờ E-visa rồi đóng dấu vào hộ chiếu, chả hỏi thêm cũng chả kiểm tra gì cả.
* Lưu ý kiểm tra lại tất cả các thông tin trước khi submit e-visa nhé vì 1 khi đã submit rồi là không sửa lại được, mà sẽ phải điền 1 form mới. Nhưng các bạn không cần quá lo lắng đâu vì vẫn có 1 số trường hợp điền sai vẫn được qua trót lọt nhé.
Về các bước xin e-visa, các bạn có thể tham khảo bài viết sau nhé: https://www.chibikiu.com/blog/huong-dan-xin-e-visa-tho-nhi-ky
DSCF0494-1
--------------------------------------------
ĐI GÌ ĐẾN THỔ NHĨ KỲ
Hiện có rất nhiều hãng hàng không khai thác chặng bay đến Thổ Nhĩ Kỳ từ các nước Châu Âu. Vì xin E-visa nên bọn mình bắt buộc phải chọn 1 trong 4 hãng Turkish Airlines, Pegasus Airlines, Onur Air và Atlasglobal Airlines. Sau khi search vé chặng London – Istanbul trên Skyscanner, bọn mình chọn Turkish Airlines vì giá cả rất phải chăng chỉ 113£ khứ hồi.
Dịch vụ trên máy bay và nhân viên thì không phải bàn cãi. Duy chỉ có một điểm trừ nho nhỏ là đồ ăn của hãng này hơi chán. Chặng quốc tế đồ ăn nấu kiểu Thổ mình ăn không thấy hợp khẩu vị lắm. Chặng nội địa có đồ ăn nhẹ cho khách, gồm bánh sandwich kẹp phô mai hoặc bánh bánh bông lan đóng gói như kiểu Custard đó.
DSCF9687-1 copy
--------------------------------------------
Các bạn có thể xem trọn kinh nghiệm du lịch Thổ Nhĩ Kỳ ở link sau nhé: https://www.chibikiu.com/blog/kinh-nghiem-du-lich-tho-nhi-ky