What's new

[Chia sẻ] Hành trình tới Sơn Lập đi tìm mặt trời

Phượt là một hoạt động ẩn chứa nhiều rủi ro, nguy hiểm. Các bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng, kinh nghiệm và trang thiết bị an toàn một cách tốt nhất trước khi lên đường để có thể tận hưởng niềm vui một cách trọn vẹn sau những cuộc hành trình.

Đường link những chuyến đi trước:

1. Khám phá rừng quốc gia Xuân Sơn - Phú Thọ, bản Dù: 05-12-2009
2. Khám phá rừng quốc gia Xuân Sơn - Phú Thọ, Bến Thân: 30-01-2010
3. Hà giang - Lũng Tám - Phó Bảng - Lao Sang - chợ phiên Đồng Văn - Lũng Phìn -Mậu Duệ - Du Già: 27-03-2010
4. Tà Xùa - Hang Chú - Pa Cư Sáng: 09-07-2010
5. Mù Căng Chải - Chế Tạo - Bản Mù - Làng Nhì - Phình Hồ, cung đương thử thách tay lái và thần kinh thép: 3-9-2010
6. Hành hương về Tây Yên Tử, lên Ngọa Vân Am chiêm nghiệm Phật Pháp: 09-10-2010
7. Hoàng Su Phì - Pờ Ly Ngài - Nàng Đôn - bản Pá - rẽ mây lên đỉnh núi Tây Côn Lĩnh: 10-12-2010
8. Hồi ức những chiến binh offroad Cò Nòi - Sông Mã - Điện Biên Đông: 08-11-2007
9. Nào cùng offroad lên Hồng Ngài, Y Tý - tận hưởng cuộc sống giữa lưng trời: 10-02-2011.
10. Vãn cảnh chùa Hồ Thiên, tham vấn thiền sư Thích Đạt Ma Trí Thông: 10-04-2011
11. Ka Lăng - Thu Lũm - Coòng Khà, cắt rừng đến với tộc người La Hủ bản Là Si: 29-04-2011
12. Nhật ký hành trình dọc sông Hồng, từ Thanh Trì tới cửa Ba Lạt, thăm VQG Xuân Thủy: 02-07-2011
13. Một vòng Đồng Bằng Bắc Bộ của những kẻ trốn nhà: 06-08-2011
14. Xe đạp địa hình Hà Giang - Hà Nội, thử thách lòng kiên nhẫn: 02-09-2011
15. Du hành tới Sì Lờ Lầu, đón gió lạnh đầu mùa nơi biên ải: 01-10-2011
16. Một thoáng Bình Liêu mùa lúa chín: 11-11-2011
17. Trở lại VQG Xuân Sơn, Phú Thọ, đạp đá tai mèo chinh phục núi Cẩn: 25-11-2011
18. Khe Phương, vùng đất bị quên lãng: 31-03-2012
19. Hà Giang – Cao Bằng, những nẻo đường trong mơ: 15-06-2012
20. Pa Vệ Sủ - Pa Ủ - Tà Tổng những ngày thu nắng và mưa: 03-10-2012
21. Sơn La - những nẻo đường biên ải: 01-03-2013
 
Đã tròn một tháng trôi qua kể từ sau chuyến đi này, tôi mới ngồi viết lại đôi dòng để những kỷ niệm của những ngày hôm đó không vụt trôi đi mất. Đây là một cuộc hành trình khá đặc biệt đối với tôi và người bạn đồng hành tricoi, thực ra đây không phải là một chuyến phượt đơn thuần mà là một chuyến đi nhằm điều tra và củng cố thêm thông tin của vụ việc dự án "điện mặt trời" như các bạn đã biết.

Vừa là tình cờ, vừa là cơ duyên khi tôi nhắn tin cho tricoi hỏi là có đi Cao Bằng không?, lúc đó vụ "điện mặt trời" cũng đã ầm ỹ trên facebook cũng như blog của tôi nên hắn cũng đoán ngay ra tôi đi để làm gì và vui vẻ nhận lời, hai thằng bàn tính và thống nhất sẽ đi vào ngày thứ bảy ngày 10-5, may sao cũng hôm đó, đoàn của anh Hoàng Công Cường và Nguyễn Lân Thắng cũng đi lên Háng Đồng để kiểm tra tình hình và các đoàn của báo Tuổi Trẻ cũng tỏa đi Háng Đồng, Sơn Lập, Quảng Nam và Quảng Ngãi để thị sát viết phóng sự điều tra.

Tình hình rất gấp rút và khá căng thẳng vì có tin trên Háng Đồng họ đang gấp rút lắp trạm pin mặt trời để nhằm đối phó với dư luận (về sau tôi mới biết là do ngày 6/3, ông Trương Quang Nghĩa ,bí thư Sơn La, sau khi lên thị sát Háng Đồng và nhìn thấy đống thiết bị bỏ hoang tại đây đã chỉ đạo phải lắp ngay để đưa vào sử dụng chứ không phải là Ban quản lý điện mặt trời chỉ đạo thực hiện). Gần như các đoàn kiểm tra đều phải rất bí mật tiến hành đi thị sát đề phòng có sự ngăn cản cũng như tạo được sự bất ngờ để không ai kịp xóa bỏ dấu vết cũng như hiện trạng tại những nơi sẽ đến.

Chỉ có một ngày để chuẩn bị gấp rút, chiều thứ sáu ngày 10-5, tôi và tricoi lên xe qua cầu Thăng Long trực chỉ thị xã Bắc Kạn thẳng tiến. Hai thằng kéo ga phóng mải miết đến 9h30 thì tới thị xã Bắc Kạn. Cách đây độ đôi tuần, tricoi cũng vừa mới đi qua đây và quen một anh chủ nhà hàng tên là Minh, một con người rất tốt bụng và dễ mến. Hai thằng phi xe thẳng đến nhà hàng của anh Minh, anh vẫn chưa ăn cơm, đợi chúng tôi suốt từ chập tối tới giờ.

Cơm nước chuyện trò đến mãi 11h đêm, anh Minh dẫn chúng tôi sang một nhà nghỉ ở gần đó rất sạch sẽ và thoáng mát để nghỉ ngơi rồi sáng hôm sau sẽ lên đường đi tiếp.
 
Last edited:
Sáng hôm sau anh Minh qua đón chúng tôi từ sớm để đi ăn sáng.



Anh Minh vốn cũng là một tay giang hồ đã từng lăn lộn trên bãi vàng Na Rì hàng chục năm, giờ giải nghệ kinh doanh nhà hàng. Tính anh rất phóng khoáng và xởi lởi, chu đáo mặc dù chúng tôi chỉ mới quen biết anh.



Đang ngồi uống cà phê thì có tiếng xe máy nổ rầm rầm rồi cả một đoàn xe phân khối lớn kéo đến náo động cả khu phố. Tôi chạy ra xem thì hóa ra là đội Motor Thái Nguyên đang trên đường đi Cao Bằng ghé vào đây ăn sáng.



Chúng tôi chào tạm biệt anh Minh rồi lên đường cùng với đội Motor Thái Nguyên luôn cho vui.



Chạy sau một chiếc Suzuki Hayabusa



Tốp dẫn đầu toàn Goldwing trên đèo Giàng

 
Last edited:
Mải bám theo mấy chiếc Goldwing của đội Mot or Thái Nguyên, đến km số 189, tôi dừng lại đợi tricoi vì cũng sắp đến Nà Phặc rẽ vào QL279 rồi.



Đến Nà Phặc, chúng tôi rẽ trái theo QL279, đi được gần chục cây số tới sát Hà Hiệu thì tắc đường.



Nghe chừng đợi máy xúc hết đất có vẻ hơi lâu, tôi hỏi người dân có lối nào khác để đi không thì họ chỉ đường theo một cây cầu sang bên kia sông Hà Hiệu.



Tôi quay xe chạy tới đầu chiếc cầu treo đợi tricoi thì không hiểu sao đang mải nghĩ cái gì mà hắn phóng vọt xe qua mà không nhìn thấy tôi. Thế là tôi lại phải quay đầu xe đuổi theo. Tricoi không nhìn thấy tôi phía trước lại càng tăng ga phóng như điên, hắn cũng chả thèm liếc vào gương để thấy tôi đang đuổi ngay đằng sau. Đường hẹp và nhiều cua nên phải mất 5km tôi mới đuổi kịp được tricoi để bảo hắn quay xe lại.

Đầu cây cầu treo bắc qua sông Hà Hiệu.



Chạy lòng vòng một hồi thì lại thấy một cây cầu treo khác bằng thép để sang bờ bên kia.



Qua cây cầu thứ hai.

 
Tới Hà Hiệu, chúng tôi lại rẽ phải theo tỉnh lộ 212 đi Tĩnh Túc, Cao Bằng.



Tỉnh lộ 212 chạy quanh co theo dãy núi Pia Oắc, đường tuy nhỏ nhưng rất vắng, phong cảnh hai bên đường thì tuyệt đẹp.



Đứng trên đèo Cô lia.



Một ngày nắng đẹp, thời tiết vô cùng thuận lợi.

 
Last edited:
Cây khô trên đèo Cô lia



Rừng thông bạt ngàn.



Một khu rừng anh um, đẹp lộng lẫy.



Tại độ cao 1284m



Đoạn cuối của tỉnh lộ 212 trước khi giao với QL34

 
Tới chỗ giao với QL34 thì gặp một khách sạn khá lớn chắc vừa mới xây xong, khách sạn Sơn Đông.



Giữa khu vực rừng sâu núi thẳm như thế này mà có một khách sạn tươm tất sạch sẽ quả là rất tiện lợi cho những kẻ ưa lang thang. Chúng tôi tiện thể nghỉ chân và mua mấy chai nước để chuẩn bị đi vào Sơn Lập.



QL34 nối Cao Bằng với Hà Giang chạy ngoằn nghoèo bên sườn núi.



Thác nước giữa rừng.



Còn cách Bảo Lạc 67km



Rừng nứa xanh um.



Chỗ nào cũng xanh

 
Lúc này cũng là gần 12h trưa, nắng hoa cả mắt và bụng thì bắt đầu đói. QL34 này vốn rất hẹp và quanh co, cua dốc liên tục và phải nói là cực kỳ nguy hiểm. Hôm đó, tôi và tricoi ít nhất đến 3 phen suýt nữa xảy ra tai nạn trên con đường này. Có hai phát là gặp ô tô chạy ngược chiều chém cua lấn làn giật nảy cả mình, và một phát nguy hiểm nhất là lúc đi qua Tĩnh Túc, gặp hai vợ chồng người Mông đèo nhau trên một chiếc Wave đang đổ dốc. Anh Mông như thường lệ xuống dốc là về Mo cho đỡ tốn xăng, lao vèo vèo trên những khúc cua gắt. Có thể do chủ quan là đường rất vắng, anh ta đèo vợ ôm cua lao sang sát mép đường phía bên kia thì gặp chúng tôi. Mặc dù tôi đã rất cẩn thận đi sát mép phải nhưng vẫn giật bắn người khi thấy chiếc xe không một tiếng động lao thẳng vào mình. Cũng may với phản xạ của hàng vạn km đường đèo đã qua, tôi vẫn kịp lắc xe né được cú đâm chết người của anh Mông kia nhưng cũng thót tim quay lại xem tricoi có né được không vì hắn đi ngay đằng sau. Anh Mông luống cuống phi xe sượt qua xe tôi rồi lao qua xe tricoi, chiếc xe sượt qua tay tricoi đi tiếp, tai nạn đúng chỉ trong gang tấc. Rất may là anh Mông kia không phanh xe mà lăn ra đường, nếu không chắc chắn đã bị hai chiếc cào cào cán ngang người rồi.
Một pha nguy hiểm nữa là tại một khúc cua, có mấy người đang ngồi chơi bên vệ đường thấy tôi đi qua liền giơ tay ra vẫy, tôi cũng vẫy lại họ và đưa máy ảnh lên chụp. Mải chụp ảnh thế là không kịp phanh xe, tôi vào cua hơi bị chửa và tý nữa lao cả người cả xe xuống vực, may mà vẫn kịp buông máy ảnh để giữ thăng bằng lại và dừng được xe sát bờ vực, hết cả hồn.

Suýt nữa thì bay xuống vực vì bức ảnh này đây.

 
Quá 12h trưa thì chúng tơi đã tới địa phận của huyện Bảo Lạc. Hai thằng bắt đầu loanh quanh tìm chỗ ăn. QL 34 này là con đường chạy theo hướng Đông Tây nối thị xã Cao Bằng với thành phố Hà Giang. Hầu hết chiều dài chỉ đi qua núi rừng hoang vu, nhà cửa hết sức thưa thớt, đi hàng chục km không có một cây xăng nào cũng như hàng quán nên có đi qua đây phải tính toán hành trình cẩn thận nếu không muốn bị hết xăng và đói giữa đường, đặc biệt là chạy vào ban đêm.

Loanh quanh mãi không tìm thấy chỗ ăn, còn cách lối rẽ vào Sơn Lập chừng 5km thì chúng tôi đi qua một cây cầu bê tông.



Gọi là cầu Bản Ngà.



Phía dưới có một đập tràn, nước chảy ầm ầm đục ngầu.



Thấy có một ngôi nhà treo biển "Trứng vị lộn", đoán là thể nào cũng có cái ăn, tôi với tricoi liền phi đại vào. Nhà vắng tanh, hình như mọi người ngủ trưa hết cả rồi. Tôi gọi um lên thì có một chị đi ra, tôibèn hỏi chị xem có cái gì ăn được không, rất may là chị ta bảo có mỳ tôm và trứng vịt lộn, thế là quá ngon rồi.



Thế là hai thằng có một bữa trưa thịnh soạn.



Mát mát là..

 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,681
Bài viết
1,171,069
Members
192,340
Latest member
xjjrc
Back
Top