What's new

[Chia sẻ] Hành trình tới Sơn Lập đi tìm mặt trời

Phượt là một hoạt động ẩn chứa nhiều rủi ro, nguy hiểm. Các bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng, kinh nghiệm và trang thiết bị an toàn một cách tốt nhất trước khi lên đường để có thể tận hưởng niềm vui một cách trọn vẹn sau những cuộc hành trình.

Đường link những chuyến đi trước:

1. Khám phá rừng quốc gia Xuân Sơn - Phú Thọ, bản Dù: 05-12-2009
2. Khám phá rừng quốc gia Xuân Sơn - Phú Thọ, Bến Thân: 30-01-2010
3. Hà giang - Lũng Tám - Phó Bảng - Lao Sang - chợ phiên Đồng Văn - Lũng Phìn -Mậu Duệ - Du Già: 27-03-2010
4. Tà Xùa - Hang Chú - Pa Cư Sáng: 09-07-2010
5. Mù Căng Chải - Chế Tạo - Bản Mù - Làng Nhì - Phình Hồ, cung đương thử thách tay lái và thần kinh thép: 3-9-2010
6. Hành hương về Tây Yên Tử, lên Ngọa Vân Am chiêm nghiệm Phật Pháp: 09-10-2010
7. Hoàng Su Phì - Pờ Ly Ngài - Nàng Đôn - bản Pá - rẽ mây lên đỉnh núi Tây Côn Lĩnh: 10-12-2010
8. Hồi ức những chiến binh offroad Cò Nòi - Sông Mã - Điện Biên Đông: 08-11-2007
9. Nào cùng offroad lên Hồng Ngài, Y Tý - tận hưởng cuộc sống giữa lưng trời: 10-02-2011.
10. Vãn cảnh chùa Hồ Thiên, tham vấn thiền sư Thích Đạt Ma Trí Thông: 10-04-2011
11. Ka Lăng - Thu Lũm - Coòng Khà, cắt rừng đến với tộc người La Hủ bản Là Si: 29-04-2011
12. Nhật ký hành trình dọc sông Hồng, từ Thanh Trì tới cửa Ba Lạt, thăm VQG Xuân Thủy: 02-07-2011
13. Một vòng Đồng Bằng Bắc Bộ của những kẻ trốn nhà: 06-08-2011
14. Xe đạp địa hình Hà Giang - Hà Nội, thử thách lòng kiên nhẫn: 02-09-2011
15. Du hành tới Sì Lờ Lầu, đón gió lạnh đầu mùa nơi biên ải: 01-10-2011
16. Một thoáng Bình Liêu mùa lúa chín: 11-11-2011
17. Trở lại VQG Xuân Sơn, Phú Thọ, đạp đá tai mèo chinh phục núi Cẩn: 25-11-2011
18. Khe Phương, vùng đất bị quên lãng: 31-03-2012
19. Hà Giang – Cao Bằng, những nẻo đường trong mơ: 15-06-2012
20. Pa Vệ Sủ - Pa Ủ - Tà Tổng những ngày thu nắng và mưa: 03-10-2012
21. Sơn La - những nẻo đường biên ải: 01-03-2013
 
Đường bắt đầu đi sâu vào trong rừng.



Xanh um bạt ngàn, con đường này chắc cũng mới được vỡ, khi xưa trong này chắc hoàn toàn biệt lập với bên ngoài, muốn đi vào khéo phải đi bộ.



Một đoạn đường vắt vẻo bên sườn núi tuyệt đẹp.



Dừng lại đôi phút để ngắm cảnh, thật là một bầu không khí hoang sơ trong lành đến mê hoặc.

 
Phía dưới con đường là vực sâu hun hút và một dòng suối khá lớn, đó chính là thượng nguồn của sông Năng. Con sông này chảy loanh quanh từ Cao Bằng sang Bắc Kạn rồi đổ vào hồ Ba Bể.



Đi qua khỏi hẻm núi thì chúng tôi gặp một con dốc dựng đứng, dốc đến kinh hoàng luôn.



tricoi phong lên trước, con dốc này nguy hiểm ở chỗ nó rất dốc, phải trên 30 độ và toàn đá dăm hạt to nên rất trơn, leo lên đây là 5 ăn 5 thua, mà ngã thì chắc chắn cả người lẫn xe sẽ bị trôi chứ không đùa.



Xe của tricoi tăng hết ga leo lên dốc, hắn loạng choạng suýt ngã mấy phát, may mà leo được lên đỉnh dốc an toàn. Nếu trời mà mưa thì còn lâu mới leo lên được.

 
Last edited:
Đến lượt tôi rồ ga leo lên, nín thở tập trung hết sức vào tay lái, tôi cảm nhận rõ bánh xe nhiều lúc bị trượt trên đá văng sang hai bên.



Chưa bao giờ tôi leo một con dốc dã man như thế này, rất may là không bị ngã.



Đứng trên đỉnh dốc nhìn xuống vực sâu hàng trăm mét phía dưới.



Rơi xuống đây thì chỉ có tan xác.

 
Qua khỏi con dốc một đoạn thì hết đường, phía trước là một công trường còn đang nổ mìn, đá ngổn ngang.



Chúng tôi đành vào hỏi thăm ở một cái lán công trường gần đó đường vào Sơn Lập. Được mấy anh công nhân chỉ đường vào trung tâm xã, cách lán chừng 6km nhưng phải đi bộ, không đi xe máy vào được. Chúng tôi đành gửi xe máy lại, dắt lấy 2 chai nước rồi vội vàng đi nhanh kẻo trời tối.



Hai thằng cất xe xong lại đi ra chỗ đoạn đường đang làm, máy móc đang phá đá rầm rầm rất ghê. Hỏi hai đồng chí công nhân đường vào Sơn Lập, hai đồng chí chỉ theo vách đá lởm chởm vừa mới phá xong. Hai thằng nhìn tưởng ngon ăn vội vàng hăm hở leo lên.

Leo được một nửa vách đá thì tôi thấy ngu rồi, leo kiểu này không ổn. Đá mới phá chạm tay chạm chân vào là lở, mà độ dốc thì quá lớn, nó mà lở cả đống ra thì hai thằng sẽ chết mất xác ở đây.



tricoi thì vẫn hăm hở liều mạng muốn leo lên.



Tuy nhiên leo thế này rất nguy hiểm, nhiều khi leo lên thì dễ vì còn nhìn thấy chỗ đặt chân, chứ leo xuống thì cực khó vì không thể nhìn phía sau được.



Trong trò leo núi, có rất nhiều người đã bị mắc bẫy kiểu đó, leo lên một đoạn rồi lên không lên được, xuống không xuống được rất nguy hiểm.



Nên tôi bắt tricoi quay lại trước khi quá muộn.



Nhìn thì tưởng là dễ chứ đứng ở trên nhìn xuống rất kinh, đặt khẽ chân một cái là đá đã lở ra lăn lông lốc rồi.



Phải bò ngửa để nhỡ có trôi thì chỉ đau mông chứ không bị vỡ mặt.

 
Tôi tìm một con đường khác tuy hơi vòng một tý nhưng an toàn tuyệt đối để đi lên phía trên. Bắt đầu vào một con đường mòn nhỏ xíu chỉ có thể đi bộ sát bên bờ vực.



Con đường này mà trời mưa thì đi bộ cũng rất nguy hiểm, trượt chân là rơi xuống vực ngay.



Càng vào sâu, phong cảnh càng đẹp và rừng càng rậm rạp hơn.

 
Lối mòn bé tý xíu dẫn vào nương ngô xanh mướt.



Phía bên kia vực là một con đường mòn khác và hình như dân bản vẫn đi xe máy vào bằng con đường đó nhưng chúng tôi thì không dám vì quá nguy hiểm không cần thiết.



Ngô xanh đến óng ả trong nắng chiều.



Qua một cái khe rất sâu có mấy cây gỗ bắc qua làm cầu rất nguy hiểm.

 
Càng vào sâu, rừng càng rậm hơn, suối chảy ào ào bên dưới.



Khe núi càng ngày càng hẹp lại.



Và gặp nhau ở phía cuối.



Rẽ ngô ra mà đi.



Rừng núi quá hoang soơ à hùng vỹ.



Một đời người liệu mấy lần tới được chốn này?

 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,669
Bài viết
1,171,084
Members
192,337
Latest member
inhopcartong
Back
Top