What's new

108 - Cao Bằng những ngày mưa ru lòng...

Tôi và những người bạn quyết định về thăm khu di tích lịch sử Pắc Bó nơi Bác Hồ đã từng sống và làm việc, thăm cột mốc 108, nơi Bác đã cúi xuống hôn nắm đất sau bao năm bôn ba...và thăm thác Bản Giốc trứ danh. Đi để cảm và lắng những gì đẹp nhất mà người ta nói về non nước Cao Bằng.
Bắt đầu bằng những lời kêu gọi bạn đồng hành https://www.phuot.vn/threads/44829 cho đến khi thực hiện chuyến đi trong một ngày cuối buổi chiều có thể gọi là đẹp, nhưng tất cả bất ngờ còn là ở phía trước...là ngày mai.
Cám ơn những người bạn đồng hành, những người tôi gặp…đã cho tôi có những kỷ niệm đẹp về mỗi hành trình mà tôi có dịp trải nghiệm theo năm tháng, để rồi những lúc nào đó chúng ta sẽ lại cùng nắm tay nhau đồng hành…
Trân trọng.
 

Cột 108 lịch sử đã ghi nhận đây, trên đó vẫn còn vương những nét chữ viết vội của ai đó đã từng tới đây, nhắc đến 108 không khỏi khiến cho những ai quan tâm ngồi lục lọi chút ít tài liệu lịch sử khi xưa:

"Cách đây 71 năm (tính thời điểm năm 2012 hiện giờ), ngày 28-1-1941, Bác Hồ chính thức đặt bước chân lên cột mốc biên giới 108 (Cao Bằng) - mảnh đất địa đầu phía Đông Bắc của Tổ quốc sau 30 năm bôn ba ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Cùng về nước với Bác có đồng chí Lê Quảng Ba, Phùng Chí Kiên, Hoàng Văn Lộc, Đặng Văn Cáp và Thế An.

Sáng sớm ngày 28-1-1941 (nhằm mùng 2 Tết Tân Tỵ), đoàn xuất phát từ bản Nậm Quang (Quảng Tây - Trung Quốc). Đi đầu là đồng chí Phùng Chí Kiên, người rất thông thạo đường đi lối lại vùng rừng núi; nhóm đi giữa gồm có Bác, đồng chí Lê Quảng Ba và Thế An, đều là cán bộ người dân tộc Tày, thông thạo tiếng nhiều dân tộc và rất giỏi võ, kế đến là đồng chí Hoàng Văn Lộc và cuối cùng là đồng chí Đặng Văn Cáp, một thanh niên rất khỏe, giỏi võ, bắn súng cũng rất giỏi, biết chữa bệnh bằng thuốc nam. Bác đề nghị cả nhóm hóa trang ăn mặc như đàn ông Nùng để che mắt địch, vì phong tục của họ là cứ đến Tết các chàng rể đều phải mang đồ lễ về "cúng ma" ở nhà bố mẹ vợ. Bác mặc đúng kiểu đàn ông Nùng trong dịp Tết: quần áo chàm, đầu đội mũ may bằng vải màu chàm, chân đi đôi giày vải đen, quàng khăn để vừa ấm vừa che kín râu. Hành lý mà Bác mang theo chỉ có một chiếc vali bằng mây nhỏ cũ kỹ đựng quần áo và chiếc máy đánh chữ xách tay.

Sau 8 giờ đi đường, vượt qua dãy núi Phia Sum Khảo, đoàn đặt chân đến cột mốc biên giới số 108 vào giữa trưa, khoảng 12 giờ. Đoàn cán bộ trong nước do đồng chí Hoàng Sâm dẫn đầu được cử đi đón Bác cũng đã có mặt tại cột mốc. Sau 30 năm bôn ba xứ người, đúng vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã trở về đất nước.

Theo hồi ký của thiếu tướng Lê Quảng Ba, khi vừa đặt chân lên mảnh đất quê hương, Bác đứng lặng đi bên cột mốc số 108, đưa mắt ngắm nhìn núi rừng trùng điệp quê hương rồi cúi xuống cầm nắm đất Tổ quốc lên hôn mà đôi mắt Bác rưng rưng. Cả đoàn lặng đi trong niềm xúc động khi chứng kiến khoảnh khắc thiêng liêng ấy của lịch sử."



Gã đã lặng lòng khi đứng ở nơi đây, ít ra gã cũng đã lên được nơi đây, lên được cái nơi mà khi xưa Người về để gây dựng lại tổ quốc, làm cho Việt Nam rạng danh như ngày nay.
 
Cái mục đích cao cả nhất chuyến đi đối với gã là lên chạm tay vào cột mốc 108 đã hoàn thành, gã hối hả quay trở xuống để tránh những cơn mưa đêm bất chợt dai dẳng nơi cuối trời còn đó, thế mà cũng mất nửa tiếng gã mới xuống được địa điểm cũ để gặp mọi người bên cầu
Các tềnh iu nếu chưa từng vào hang Pác Bó hay khu di tích mộ anh Kim Đồng thì vào nhé, mình đi 108...
Gã đã hoàn thành được mục đích chuyến đi của mình, các bạn đồng hành của gã cũng đã thăm thú được hang Pác Bó, bàn đá nơi bác ngồi, suối Lê Nin hay nơi bác ngồi câu cá khi xưa...Vậy là mục tiêu của chặng ngày 30/6 đã hoàn thành như dự định.
Trên đường quay xuống, từ trên cao gã vẫn thấy những đám mây mỏng vần vũ kia, nhưng càng xuống thấp hơn, những đám mây lại bay là là ngang mặt suối


Giờ quay ra để tạt nhanh qua khu di tích mộ anh Kim Đồng (Nông Văn Dền) trong lúc trời đã nhá nhem tối, may sao là không gặp mưa


Nơi người đội viên đầu tiên (tiền thân của đội thiếu niên tiền phong ngày nay) nằm hiện giờ là đây, nhưng về phía bên tay phải vẫn còn vết tích xưa cũ của cây nghiến cổ và nơi anh đã nằm khi xưa, bên tay trái là nơi yên nghỉ của bà mẹ việt nam anh hùng - mẹ anh Kim Đồng (nhưng trời tối rồi chẳng buồn chụp nữa, về nhanh tắm rửa, cơm tối các bạn ạ).
 
Quay về căn nhà của gã, cơm tối đã chuẩn bị xong từ lâu giờ cũng còn mỗi cái việc ngồi ăn...Một ngày đã qua, kết thúc cái ngày rong ruổi đuổi theo mưa trên đường đến mệt mỏi đến độ run lạnh cả người...Một đêm sẽ là ngon giấc với tất cả mọi người, ngoài trời lại bắt đầu mưa, mưa đến lạnh lòng
"Ai bán vầng trăng đêm tàn mùa đông
Đêm vắng bụi mưa ai lại làm thơ"

Một đêm mưa, và một ngày mưa sẽ bắt đầu, nghe ngoài trời đổ mưa mà gã nghĩ chuyến đi ngày mai, kế hoạch cho ngày 1/7 như kế hoạch ban đầu khó mà toàn vẹn được...
 
...
Gã đã hoàn thành được mục đích chuyến đi của mình, các bạn đồng hành của gã cũng đã thăm thú được hang Pác Bó, bàn đá nơi bác ngồi, suối Lê Nin hay nơi bác ngồi câu cá khi xưa...
...
Giờ đây mọi thứ ở khu di tích này gần như đang được tôn tạo lại, những bảng chỉ cũng đã được làm mới, hay đến cả những cái thùng rác không còn là thùng nhựa Plastic như trước mà dần được xi măng hóa hết rồi...Rồi chắc sau này con cháu đến đây chắc sẽ đi lên 108 bằng cáp treo mất... :D






Buổi sáng ra, trời mưa, mưa to lắm, đã mưa như thế từ đêm qua rồi ấy, nhưng mưa cũng làm cho mọi thứ được sạch sẽ hơn, mưa gột rửa những bụi bẩn làm cho bông hoa rạng ngời hơn trong buổi sớm


Gã bước chân đi mà cơn mưa vẫn đuổi ngay sau lưng, mưa từ trước mặt, mưa từ đằng sau và hết cả trên đầu nữa.
 
Có lẽ kỷ niệm trong tôi cho chuyến hành trình này thì thật sự là rất nhiều, phải kể cái cảm giác sung sướng đầu tiên khi tự nhiên xế mình chấp nhận xuống làm ôm để mình lên làm xế chứ. Keke, mấy khi được tín nghiệm vào tay lái đâu, bạn cứ thử hỏi xế bạn xem có ai cho bạn lên làm xế không? Rõ ràng bạn sẽ nhận được câu trả lời: - Em đi làm sao được, con gái không đi được đâu.

Ai da, thế mà tôi được lên làm xế rùi nhá, trời trưa nắng nóng mà thấy vị trí xế mát thế, gió thổi vù vù, còn xế của tôi thì ngồi sau hớn hở vì được xuống làm ôm, đấy, cứ phải thế này thì có phải cả xế và ôm đều hớn hở như nhau không. Cảm xúc của ôm ngồi sau xế này là gì thế nhỉ hả ôm ơi? :D


Cái kỷ niệm thứ hai phải chăng ta đặt tên nó là ....số phận, hic, số phận ta giống như ta là ....hương là hoa đi cho sung sướng :D, là hương hoa nên ong phải đi kiếm tìm, kaka, nhưng kỷ niệm này mấy ai thích đâu, cho dù là gì đi chăng nữa mà số phận cứ dun dủi cho ta hết ong rồi lại đến côn trùng bay theo. Tôi chợt nhớ đến câu hát:

Em đi theo anh, em đi theo anh, em theo anh về làm dâu nhà anh.....​

Nhưng mà, chú ong lại ứ làm dâu nhà ....anh Mai Mai này, mà chú chỉ chiu chiu cho tôi một nhát vào trán sau công cuộc đuổi theo tôi mặc cho tôi phải dùng khăn rằn quấn quanh mặt mũi, đầu tóc (chỉ hở đúng con mắt ra thôi ợ), hậu quả đi theo tôi là cục u đỏ, mà giờ hết rồi nhá, chả còn tý teo dấu vết gì trên trán, giờ chỗ đó trắng sáng mịn màng như da em bé rầu =))

Cái kỷ niệm thứ ba là đi trong mưa gió bão táp, trên đường đất non nước Cao Bằng, mưa, mưa, mấy khi được đi phượt trong mưa. Ào ào đến bất chợt, và ào ào đi bất ngờ.

Cơn mưa em bất chợt, như tình yêu bất ngờ,
Đợi hoài anh mãi đợi biết em đến bao giờ
Đi suốt ngày nắng hạ đến với em chiều mưa
Mưa dịu êm như ru, mưa sạch trong cơn khát
Cơn khát, anh uống đầy giọt mưa em
Cơn khát, anh uống đầy giọt mắt em
...
Dầm trong mưa cho lòng anh thỏa nỗi trông đợi
Dầm trong mưa cho lòng anh thỏa nỗi mong chờ ....​


Cũng là kỷ niệm, có thứ thì ào đến bất ngờ, có thứ lại lơ lửng đi qua và đọng lại trong tâm trí không chịu dời đi trong ký ức. Cảm xúc dành cho kỷ niệm thì nhiều lắm, trộn lẫn giữa những cảm xúc bất chợt là gì... có đôi chút bất ngờ, đôi trút sửng sốt, đôi chút tò mò, đôi chút thú vị, đôi chút hồi hộp..... nhiều lắm.

 
Mộng mơ hồ Thang Hen


Vị trí địa lý của Hồ Thang Hen thuộc địa phận xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng. Mang đặc điểm của một hồ nước ngọt đẹp trong số 36 hồ nằm ở trên núi của nước ta, độ cao so với mặt biển hàng nghìn mét. Hồ Thang Hen ở giữa một vùng núi non và màu xanh của cây vươn mình trên các vách đá cheo leo soi bóng xuống mặt nước trong, uốn lượn theo lòng lũng mấp mô những mỏ đá ngầm.

Hồ Thang Hen có hình thoi chiều rộng chừng 100m, chiều dài 500m, giữa rừng trám trắng, trám đen nhô lên những khối đá tai mèo. Phía đầu nguồn là một cái hang rộng, từ trong hang nguồn nước chảy ra suốt ngày đêm. Đặc biệt nước hồ Thang Hen hàng ngày lại có hai đợt “thủy triều” lên và xuống. Vào mùa lũ trong khi các hồ khác nước đỏ lựng thì nước hồ Thang Hen vẫn luôn trong xanh. Mùa cạn nước sâu chừng 10m.
Gần hồ Thang Hen còn có hồ Thăng Luông, giữa hồ nhô lên một quả núi phong cảnh rất ngoạn mục.

"Ơ...ơi Mời anh về thăm hồ Thang Hen quê em
Ở trên núi cao bốn mùa dạt dào sóng nước
Trời xanh, rừng xanh in nước hồ trong xanh
Mộng mơ hỡi ai khi về với hồ Thang Hen..."
 
Tại Thang Hen trời vẫn mưa, nhưng không vì thế mà làm gián đoạn đi hoạt động thường ngày của người dân nơi đây, họ vẫn thực hiện nhưng hoạt động thường ngày khi mùa mưa tới như đánh bắt cá, hay đi câu


Một người dân ở đây mà gã đã gặp, cũng mang theo đầy đủ công cụ để đánh bắt cá, nhìn bên ngoài không rõ có phải là người làm trong khu du lịch nữa không? Nhìn cảnh hồ đẹp đến nao lòng, khi gã hỏi anh bảo vệ có cho thuê thuyền ra hồ không? thì anh bảo vệ khu du lịch này cho biết là thuyền đã bị hỏng từ lâu, không còn thuyền, với lại trời mưa như thế dù có thuyền mà đi thì cũng là một sự mạo hiểm không nên làm.
 
Cũng vì cơn mưa vùng rừng núi này mà đã khiến gã lao đao, nhưng gã vẫn đi...con đường ra tt. Trà Lĩnh là đẹp, nhưng bắt đầu rẽ từ Trà Lĩnh ra Trùng Khánh thì xấu tệ hại, lắm ổ voi, ổ chó, cái đoạn có đâu 30 km ấy mà, bao xe chở đá cho công trình đã cày xới nát bung bét hết, không còn đẹp như cái hồi tháng 10 gã qua, đường là một dải mà giờ cứ gập gềnh lên xuống toàn những hố và hố, chắc đổ cả khối đất xuống cũng chưa lấp đầy...trên con đường, gã và ôm vẫn luôn đi sau 3 con xe chở đá, cho nó đi trước làm hoa tiêu, mình theo sau thôi...con đường là offroad chứ không còn là dễ dàng, thẳng băng tốc độ 40 km/h nữa mà bây giờ có lẽ đã giảm hẳn một nửa, nhiều lúc còn chạy 10 km/h mà vẫn không tránh khỏi được ổ gà bới...
Mưa mỗi lúc một nhiều hơn, nên không chụp được ảnh đường đi, cái đoạn video quay khi chạy sau các con xe chở vật liệu cũng bị lỗi mất 1 nửa...đành ngậm ngủi tặc lưỡi, kệ thui, đi nhanh ra ngay Trùng Khánh cho hết con đường xấu đã.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,669
Bài viết
1,171,084
Members
192,337
Latest member
inhopcartong
Back
Top