What's new
Xin chào các bác, iem chân đất xin được phép tái xuất giang hồ ạ :">

Mùa thu năm ngoái, mình có du hí Nepal dăm ngày, mới chỉ đủ thời gian lượn từ thành phố về nông thôn, leo qua vài quả đồi, săn vài cái bình minh đã phải về, lại cộng thêm vận hạn khó tin nên chuyến đi rất chi là liểng xiểng, mọi người có đọc thì cũng đừng thắc mắc về độ ngu và độ điếc ko sợ súng của chúng tớ nhá :v
Khuyến cáo: Do yếu tố liều mạng quá cao nên bài chỉ mang tính chất tham khảo, không nên thực hiện theo :help

Hành trình của mình nôm na là gồm 3 phần: ngộp thở ở Kathmandu (vì bụi), thở bù ở Pokhara (vì nơi đây rất trong lành) và nín thở ở Lower Mustang (vì cảnh đẹp quá sức tưởng tượng).

Mục lục:
  1. Kathmandu - thành phố cực đoan
  2. Pokhara - cực trái dấu của Kathmandu
  3. Lower Mustang trekking - hành trình vật vã

1 phút dành cho quảng cáo:
10620074026_7122cb45c0_c.jpg

Kathmandu và đặc sản ... chim bồ câu

10641656513_2a5e603155_c.jpg

Bảo tháp Boudhanath - 1 trong 7 kì quan vĩ đại của Phật giáo

10692195103_db1730d8c8_c.jpg

Hồ Phewa - Pokhara

10672965465_3363d83961_c.jpg

Trên đường trekking ở Mustang :)

10801435316_51037664ba_c.jpg

Tìm về cội nguồn dòng Kali Gandaki (mỗi tội đoạn này con sông tự nhiên xé lẻ, loạn cào cào :v)

10752235536_0ed4747080_c.jpg

Sớm mai yên bình trên nóc nhà thế giới - làng Jharkot - Lower Mustang
 
Last edited:
Phần 1: Kathmandu - thành phố cực đoan

Kathmandu là một tổ hợp của các thể loại cực đoan. Muốn mô tả thành phố xinh đẹp (hay xấu xí?) này rất đơn giản, chỉ cần điền theo công thức: quá + cụm tính/danh từ. Ví dụ ạ: đường phố quá bẩn, quá bụi; các công trình kiến trúc chạm trổ quá tinh xảo; dân địa phương quá gian; quá nhiều thứ để mua; phải mặc cả quá dữ dội, guest house quá rẻ và cũng quá hủi; quá lắm bồ câu và quạ; bảo tháp Boudhanath quá ấn tượng; buổi đêm quá 'không yên tĩnh', điện đóm quá yếu; sân bay nội địa quá chuối; máy bay nội địa quá ghê rợn; càri quá ngon … nói chung là chẳng biết đâu mà lần, tâm trạng cứ gọi là vô tư theo đồ thị hình sin lao lên tụt xuống…

Một trong những điều vĩ đại nhất mà mình cảm thấy choáng với Nepal vô cùng tận đó chính là vé máy bay có thể mặc cả như mặc cả mớ rau ngoài chợ … Một nửa giá niêm yết trên website sao? Vẫn còn đắt!!!

Thời gian ở Kathmandu có mỗi 1 ngày 1 đêm lúc mới đến, và thêm 1 đêm cuối cùng trước khi về, ngắn ngủn mà sao ấn tượng để lại dữ dội quá…


10778245983_5395ac7e32.jpg


1 h chiều mò về được guest house nằm giữa khu phố tây Thamel, giá phòng rẻ mạt, cơ mà tiền nào của nấy. Phòng có đển 6 7 cái đèn mà tối như trong hang động, kéo phăng rèm ra để hóng thêm tí ánh sáng thì bắt gặp cảnh nóng của tụi bồ câu này, hí hí. Chúng nó mải miết dễ đến 5 phút.
Kathmandu thiếu điện trầm trọng nên cứ tối tối nhà nhà chưa kịp đi ngủ thì các chú cắt điện. Viễn cảnh ngủ dậy thấy các loại pin máy ảnh/đt đã sạc đầy nay chỉ còn tồn tại trong những giấc mơ …



Hoàng hôn Kathmandu. View từ 1 phòng vé nào đó :v

Việc đầu tiên mà chúng tớ làm là lao đầu vào shopping … vé máy bay. Đã hóng hớt được từ nhà rằng thì là không nên mua vé máy bay nội địa nepal online vì giá niêm yết rất đắt, lại phải thanh toán kiểu offline credit card rất rườm rà, sang đến nơi mua tốt hơn, còn được giảm giá mấy chục đồng. Thế là y kế hoạch và sau đó trải nghiệm ngay quả lừa đầu tiên ở Nepal: tụi guest house giảm giá 1/3 cho vé đi Pokhara, tưởng chuyến này ngon ăn rồi, ai dè ra đến phòng vé khác chúng nó bảo dốt thế, vé đấy chúng nó chỉ bán chưa đến nửa!!! Hơ, thị trường hàng không nội địa của Nepal sao nó kì dị vậy nè, vé máy bay mà giống nải chuối ngoài chợ vậy sao??:shrug:

Nhưng chưa hết, vé đi Pokhara còn dễ. Địa điểm thứ 2 khoai sọ hơn: Jomsom, chỉ 1 hãng hàng ko duy nhất bay tuyến này và chỉ bay trước 10 h sáng vì nơi này quá nguy hiểm, ặc ặc. Đang mùa cao điểm, vật vạ từ phòng vé này sang phòng vé khác, chiến hết 2 hiệp trà sữa nepal đến khi vạt nắng cuối cùng sắp tắt vẫn chưa mua nổi vé. Cuối cùng, 2 chị em đành chấp nhận với phương án chỉ có vé đi, ko có vé về?? :help

Trộm vía may mà vẫn về được đến nhà, không đến mức phải ở lại quét chùa trên dãy Hy Mã Lạp Sơn.:gun
 
Last edited:
10778427394_8163b0b4d9_c.jpg


Buổi chiều đầu tiên coi như công cốc, h chả làm đc j ngoài lê la mua sắm. Thamel nói riêng và Nepal nói chung công nhận là thiên đường của dân du lịch khoái đồ thổ dân rừng rú. Vô thiên lủng các thứ đẹp kinh dị, cứ gọi là hoa mắt. Giờ về đến nhà mới thấy tiếc vì không xúc vải mẻ hảng về buôn :">

Ông anh này lỡ ok giá thấp quá, xong lại thấy mình mua nhiều, hố nhiều, mặt cứ xị ra. Mà mình khổ cái là vẫn chưa nghĩ thông giá đấy là rẻ, mặt còn xị hơn. Kết quả hắn lại phải quay sang dỗ mình (NO) Dỗ qua dỗ lại, cả làng cùng cười, keke.

Hay nhất ở Nepal là thấy tất cả mọi người đều ăn mặc giống nhau và giống … ăn mày. Trông ai cũng lếch thếch tơi tả, từ đầu đến chân toàn mấy đồ áo quần kiểu thụng bay phấp phới thêu nhằng nhịt hoa văn, cổ tay cổ chân vòng xiểng tùm lum. Vầy cho nên về đến sân bay Suvarnabhumi thấy vị nào thời trang cái bang mà dưới chân chơi quả giày trekking tổ bố bụi mù thì biết ngay vừa đi Nepal về :D



Bữa tối ở Kathmandu. Bị nhồi cà ri trên máy bay của Thai Airways, h vẫn chưa sẵn sàng chơi hiệp 2. Giá cả ăn uống ở Kath quá rẻ so với VN, nhưng vẫn đắt hơn hẳn so với các vùng khác của Nepal.

10 h tối nhà nhà đã đóng cửa. Mấy cái siêu thị cho tây khách vẫn vào lũ lượt cả đoàn, đội bán hàng đành phải mạnh tay kéo hết cửa sắt xuống, nhốt luôn 2 3 chục khách ở trong, ông nào mua xong thì họ hé cửa cho bò ra, rồi sập xuống nhanh như chớp để ngăn lũ ở ngoài tràn vào. Haizz, đi siêu thị mà như đánh du kích.

Đêm đấy ở Kathmandu đúng là ác mộng cỡ vừa vì tuy thiên hạ đóng cửa đi ngủ rất sớm nhưng màn đêm lại chẳng hề yên tĩnh chút nào:) Dàn hợp xướng bồ câu gù vang lên rộn ràng đến mức chỉ muốn đem rôti hết cả lũ :) Dân lang thang say xỉn đập phá cãi nhau, đến 3 4 h sáng lại có bọn kéo lên kéo xuống cái cửa sắt theo nhịp 3:4, chúng mày có bị điên không :)

Mình nằm đếm cừu, xong sực nhớ câu chuyện tại sao bọn tây nó đếm cừu lại thấy buồn ngủ, vì sheep nghe na ná như sleep. Vậy đếm cừu tiếng việt toi công rồi, chuyển qua đơn vị ‘thằng ngu’ (đồng âm với ‘ngủ’) hôm đó cũng đếm dễ đến vài trăm đứa. :v
 
Cuối cùng ngày mới cũng đến. Chuẩn bị lên đường thăm thú các nơi quanh Kathmandu. Đến 2 h chiều lại bay tiếp.

10778308036_be0c919b11_c.jpg


Lựu đỏ rực, ruột đỏ hơn vỏ, ngọt lừ, chẹp. Hoa quả của Nepal thấy được mỗi quả này với sau lên vựa táo của Nepal thấy táo cũng ổn.

10778415995_e5b4e266ba_c.jpg


Nepal là đất nước của di sản thế giới: 2 di sản thiên nhiên (rừng quốc gia Chitwan và Sagarmatha) cùng với 2 di sản văn hoá (Lâm Tỳ Ni – nơi Đức Phật ra đời và quần thể 7 công trình kiến trúc tại Kathmandu). Đây chính là quang cảnh ở quảng trường Dubar của thành phố cổ Patan – một trong 7 công trình đó.

10778569214_4892d3c193_z.jpg


Nghệ thuật xây dựng cũng như điêu khắc chạm trổ đậm màu sắc Hindu của người Nepal đã đạt đến level thượng thừa, đủ sức thôi miên bất kì kẻ lãng du nào lỡ chân lạc bước đến đây :| Cảnh tượng hay gặp nhất chính là hình ảnh mấy chú tây ba lô đứng ngẩn tò te trước một khung cửa gỗ mun tinh xảo, sau vài phút thì sực tỉnh giấc mơ, giơ máy ảnh lên bấm lia lịa

10620087916_9d07eae501_c.jpg


Bồ câu có thể coi là một trong những đặc sản của Kathmandu (nhưng chỉ mang tính chất tinh thần, cấm sờ vào hiện vật vì cho đến giờ, mình vẫn chưa nghe nói đến các version kho, nướng, hấp của loại đặc sản này)

10620074026_7122cb45c0_c.jpg


Lũ này sống kiểu thiếu chính kiến, hùa theo số đông, 1 con bay là cả đám bay theo ầm ầm, va đập lung tung. Như thế là hỏng!
 
@ 9mares: Thank bạn :p Mình tiếp tục chém gió đây :gun

Phần 1: Kathmandu - thành phố cực đoan (tiếp)

10897581605_a17445a521_c.jpg


Đâu đâu cũng mang đậm dấu ấn Hindu. Dân Nepal 90% theo đạo Hindu, chỉ có 9% đạo Phật và 1% không đáng kể theo đạo Hồi (trích nguồn thông tin: mr. lái xe taxi sân bay). Nghiện thịt bò thì chớ có đến đây.

10620050426_5291ef0f10_c.jpg


Đồ lưu niệm. Công phu mặc cả có bao nhiêu phải thi triển bấy nhiêu, không thôi là hố đau hố đớn.



2 em nữ sinh ku te.
Bắt đầu thấy nản nản với các chủ đề gạch gỗ đá, mình quay sang tăm tia người qua lại. Mục tiêu đầu tiên là gái xinh (c)



Chân dung kinh điển :)

10619975955_1f580892c8_c.jpg


Cái sự chán bao h cũng kết thúc bằng 1 sê ri ảnh chụp … chó :”> Ảnh này mình đặt tên cho nó là “Đối xứng”. Đặt tên ảnh là việc tối cần thiết nhằm nâng cao tầm quan trọng và tạo sự bí hiểm cho bức ảnh (cho dù nó không có) hí hí
 
10619984144_5c4dc019be_c.jpg


Một kẻ hóng hớt từ trên cao (BB)

10620224423_167914a1be_c.jpg


Bắt kịp xu hướng mới 5 Cheap à nhầm 5 Colors, các cảnh cửa ở Patan mỗi cái oánh một màu. Thực ra trò này đơn giản mà hiệu quả về phần nhìn rất rõ rệt. Giờ Hà Nội thử sơn mỗi nhà 1 màu theo gam cầu vồng xem, khách du lịch chả kéo thành bầy xếp hàng tham quan ngay.

10620215383_4b7ef0a53e_z.jpg


Ớt khô treo thành chùm dài thậm thượt. Chuyến này đi trộm vía chưa gặp tai nạn nào với ớt, hay phơi ớt vầy chỉ mang tính show off?

10619951674_b368d9a3c9_c.jpg


Đôi mắt Hindu. Luôn là những đường kẻ mắt đen đặc trưng.
 
Tạm biệt Patan, lên đường sang Bhaktapur, cũng là một thành phố cổ nằm trong cụm quần thể kiến trúc được UNESSCO công nhận là di sản văn hoá thế giới, niềm tự hào của Nepal. Giá vé chát chúa dành cho những người không thuộc khối những nước theo đạo Hindu.

10623259653_41e0941025_c.jpg


Cái nhà với vòm hoa giấy rõ đẹp, thế mà bị ông anh bảo vệ bầu 4 tháng này đứng chềnh ềnh ra đấy, vướng kinh. :Dam

10623249713_74dd342046_c.jpg


Một góc Bhaktapur, vẫn là phong cách kiến trúc với gạch đỏ chủ đạo mà các lò gạch Thị Nở Chí Phèo ở VN rất ưa chuộng.


10622959285_5894ff4e6a_c.jpg


Một ô cửa sổ của lớp học :D

10622937195_c8f2084b57_c.jpg


Bồ câu tập trung phần lớn ở Patan, bên này chỉ rơi rớt vài chú FA đi lạc.

10622971976_456c243b94_c.jpg


Một trong hàng nghìn khung cửa mỹ miều.
 
10897702064_3ef726446e_c.jpg


Ngõ ngách đan xen chả khác gì phố cổ nhà ta :D

10622910045_dcb82e8a63_c.jpg


Sáng hôm đó chỉ có gần 2 tiếng loanh quanh ở Bhaktapur trước khi ra sân bay. 1 góc đi cũng chưa hết.

10897833003_3009b04b36_c.jpg


Say giấc :)

10641757043_d81e118e8d_c.jpg


Tạp hoá cũng màu mè.

10641484085_28220fc55a_c.jpg


Bộ 3 xếp hàng :))

13719857763_160beb03d4_z.jpg


Cari gà cho bữa trưa.
Trước khi đi, nằm nhà đọc các topic Nepal bị thiên hạ doạ cho sợ xanh mắt mèo, nào là cái gì thì gì miễn ăn được là bọn nó cho bột cari vào, nào là chỉ cần 1 tuần là cả người bốc mùi cari, về nhà chỉ có nước đem lục phủ ngũ tạng đi ... rửa mới hết ám mùi, rồi cari chính hiệu thì rất khó nuốt, ko xơi được, bla bla. Ấy thế mà đến tận nơi ăn thử lại thấy rất chi là ... ngon :”> Trình bày cũng đẹp nữa, 1 suất được đặt hết lên mâm và chia thành 4 cái ly: rau riêng, thịt riêng, sốt riêng, ăn kèm với sữa chua và bánh gì đó giòn giòn như kiểu bim bim (bánh nan thì phải). Nói tóm là chuẩn, sau chuyến này, về nhà cứ nhớ day dứt hương vị cari nepal. :D
 
Tạt qua bảo tháp Boudhanath trước khi ra sân bay.

10641656513_2a5e603155_c.jpg


1 trong 7 kì quan vĩ đại của Phật giáo lại toạ lạc ngay trong lòng Kathmandu, thế giới của đạo Hindu với 90% người dân theo Ấn Độ giáo. Công trình này được xây dựng theo cấu trúc Mạn đà la và mang đậm các nét văn hoá cũng như tín ngưỡng của phật giáo Tây Tạng.
Mình trước giờ không hứng thú mấy với Tibetan Buddhism, nhưng lần này ghé qua Boudhanath lại thấy có một sự xúc động không hề nhẹ. Chết dở, có vẻ có một mối tình vừa mới chớm nở đâu đây :))

10778034734_cede137751_c.jpg


Hoa này được trồng khá nhiều xung quanh bảo tháp.

10641683593_b0f7bd0d31_z.jpg


Hoa cài khung cửa ;)

10641445224_3be89352a8_c.jpg


Nơi này ngoài danh xưng mỹ miều là thánh địa Phật giáo linh thiêng thứ 2 của Nepal sau Lâm Tỳ Ni thì còn có 1 tên khác do tớ tự đặt với cùng công thức, đó là nơi nhiều chim bồ câu thứ 2 của Kathmandu sau Patan, chẹp. Tụi này thỉnh thoảng lại nổi hứng ùa nhau bay lên đậu trên tháp. Toà tháp trắng toát lúc đấy tự dưng mọc một đống mụn...

10641406304_a5bae4e1dc_c.jpg


Cờ phướn – Prayer flag – Lungta – Windhorse gần như đã trở thành biểu tượng ko thể thay thế của Phật giáo Tây Tạng. Càng đến gần với đất Tạng bao nhiêu thì số lượng các lá cờ phướn này lại tăng lên chóng mặt bấy nhiêu. Nôm na thì những lá cờ này được treo lên với mục đích cầu nguyện cho cuộc sống hoà bình, sung túc, an lành đồng thời cũng là để truyền bá các tư tưởng phật pháp, treo càng nhiều, tầm ảnh hưởng càng lớn (chả biết em mình chém có quá tay ko :gun)

10641392555_a53cb4aa8a_c.jpg


Luôn là cảm giác bình yên, tĩnh tại kì lạ khi ngắm nhìn những lá cờ phướn này bay từng dải phấp phới trong gió...
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,682
Bài viết
1,135,152
Members
192,383
Latest member
BJ39
Back
Top