Phần 3: Lower Mustang trekking - hành trình vật vã
Đi Nepal là phải trekking, ai cũng bảo thế. Có những ng đến Nepal chả thèm những Kathmandu, những Lâm Tỳ Ni, những Chitwan, họ chỉ thèm Everest. Nhưng thèm là một chuyện, làm được hay ko lại là chuyện khác hẳn. Biết ng biết ta, trăm trận trăm thắng. Quán triệt tư tưởng này, chúng tớ đã làm một chuyến trek chỉ vỏn vẹn có 2 ngày lên Muktinath - điểm cao nhất của Mustang – một tỉnh nằm ở phía tây bắc Kathmandu, giáp với biên giới Tây Tạng.
Mustang có vương quốc Lo Manthang (thuộc Upper Mustang) nằm ở độ cao 3800 m, được xưng tụng là Tây Tạng đích thực vì vương quốc này chưa bị bọn tàu túm gáy, nằm hoàn toàn tách biệt với thế giới bên ngoài cả về địa lý và chính trị. Nguyên nhân là do Nepal đã đóng cửa Upper Mustang từ năm 1950 để tránh các rắc rối xung quanh TQ và Tây Tạng, đến giờ cũng chỉ mở lại một cách rất hạn chế với phí permit rất cao (500$ cho 10 ngày, ko được đi ngắn hơn), đồng thời hệ thống đường xá không có, cách duy nhất để đến đấy là ... đi bộ, thế nên nơi này hoàn toàn bị cô lập. Thời gian hem có, tiền cũng hem có, nên mình đành bằng lòng với 3 ngày ở Lower Mustang. Sau này thất nghiệp, tỉ phú thời gian, tui thề sẽ quay lại đây làm chuyến hành xác 15 ngày chơi :v
Chuyến trek này tuy ngắn ngủn nhưng củng đủ mọi cung bậc hỉ nộ ái ố, lúc đen thì đen ko để đâu cho hết mà lúc phê thì cũng sung sướng miễn bàn! Đúng là đời chẳng biết thế nào mà lần…
Phần 3a: Bao giờ thì đến được Jomsom thế??
Muốn tiếp cận Mustang, phải đi Jomsom. Jomsom là một cái nơi khỉ ho cò gáy, chỉ có duy nhất 1 chuyến bay đến đó mỗi ngày, và chỉ bay trước 10 h sáng. 9.00 có mặt tại sân bay Pokhara, 9 rưỡi chuyến bay đến Jomsom cất cánh, vậy mà nhai hết 2 cái bánh, xem hết tất cả ảnh đã chụp, viết kín 5 trang nhật kí đi đường, đồng hồ chỉ 10 rưỡi, máy bay vẫn chưa thấy đâu. Nhân viên sân bay thông báo tàn nhẫn: đến 11 h mà vẫn ko thấy máy bay thì huỷ chuyến.
Đã thành thông lệ, chuyến đi nào của mình cũng bị đồ-thị-hình-sin hoá một cách triệt để. Đợt này đi Nepal, 3 ngày đầu mới chỉ xui vừa vừa, mình lo ghê lắm, vậy là điểm đáy của cuộc hành trình vẫn chưa tới. Người bạn đồng hành lôi cái chuyển kinh luân mini mới mua ra quay tít, vừa quay vừa cầu lầm rầm. Hàng rởm, cái kinh luân sau khi xoay 1 lúc rời ra từng mảnh, nắp đi đằng nắp, que đi đằng que, cả cái cuộn giấy bên trong cũng tung ra lòng thòng. Thế là im tịt, ko có khấn vái j nữa.
11.00, chuyến bay chính thức bị huỷ với lý do thời tiết ở Jomsom không tốt, ác làm sao khi bên ngoài cửa kính, trời vẫn xanh, nắng vẫn vàng... Mười mấy con người đi chung chuyến, mặt dài thượt, quăng ba lô cùng mớ đồ trekking cồng kềnh lên vai, lầm lũi đi thằng. Quầy checking của Tara Airline giờ chỉ còn 2 đứa ngồi nhìn nhau, rối bời không biết phải làm gì.
Không thể bỏ cuộc, chắc chắn là như vậy. Đến được tận đây mà còn chưa thấy được văn hoá Tạng thì còn ra cái vẹo gì
Dòng máu Việt cứng đầu cứng cổ, gan lì đệ nhất sôi lên trong huyết quản, chúng tớ nhìn nhau và cùng đưa ra quyết định: thuê jeep, đi đêm! (local jeep chỉ chạy vào 9 h sáng, ko kịp).
Vậy là sau 3 tiếng xoay xở mướt mồ hôi, đúng 2h30' chiều, cả bọn đã yên vị trên chiếc jeep riêng, có tài xế, có guide, trực chỉ Jomsom.
Những thửa ruộng bậc thang vàng rực ngút ngàn ở ngoại ô Pokhara.
Dòng sông Kali Gandaki, một trong các dòng sông chính chảy qua khu vực Nepal, Ấn Độ, Tây Tạng, dài 630 km và bắt nguồn từ Mustang, trên địa phận Pokhara hãy còn dồi dào sức sống, ít nữa lên Mustang chỉ còn lại 1 lạch nước nhỏ, đáy sông gần như cạn khô. Chuyến đi lần này có thể đặt tên theo kiểu sến sẩm là ‘ngược dòng Kali Gandaki, tìm về nguồn cội” keke.
Quyết định thuê jeep riêng lên jomsom này phải nói là xơi một rổ liều, thuộc dạng cố đấm ăn xôi. Thứ nhất: hành xác. Bt ng ta chỉ bay nửa tiếng là đến nơi, đằng này mình đi xe dự trù là 12 tiếng, trong đó mất 10 tiếng để bò lên 75 km đường núi (!) từ Beni đến Jomsom – đoạn đường được mệnh danh là xấu nhất ở Nepal. Hic. Thứ 2: đi vào khoảng thời gian nguy hiểm nhất – đi đêm. Đường thì bé tí teo, vừa đúng 1 thân xe, toàn sỏi đá to bằng nắm tay đổ lên, một bên là vách núi dựng đứng, một bên là dòng sông chảy xiết, đầy đá tảng. Vậy mà lại còn đi cái lúc trời tối như hũ nút Thứ 3: đi về mất hơn ngày, còn lại chưa đến 2 ngày ở Mustang, làm đc cơm cháo gì :-j Có khi mới đi được nửa đoạn đường trek, chưa kịp về đến nơi. Tóm lại, đúng là một cú đầu tư rủi ro ngất trời! :help
Khung cảnh quen thuộc khi ngó ra ngoài cửa xe :shrug:
Lúa ở Pokhara toàn chân dài mướt mải, phải dài gấp rưỡi lúa nhà mình.
Thổ dân
Đồ thị hình sin lần này, cái đáy nó hơi bị to, sắp thành cái chậu đến nơi rồi. Đi được hơn tiếng, xe nổ lốp! Vầy là đi tong 1 tiếng thay lốp dự phòng và tìm hàng sửa xe thay lại chính thức.
Thằng ku guide sau một hồi thao thao bất tuyệt về tình hình văn hoá, xã hội, chính trị địa phương, chán lôi điện thoại ra giới thiệu về từng người trong nhà nó, cô dì chú bác anh chị em họ hàng râu rể các thể loại. Nhà cửa xong, nó lại khoe, tuần trước tao đi sở thú ở Kathmandu, thấy nhiều con rõ hay, bla bla, lại 1 tràng về chim chóc chó mèo. Đến đoạn nó mệt vì nói quay sang hỏi, có đúng là ở Việt Nam có tục lệ ăn thịt người hay không, mình bắt đầu cảm thấy điềm chẳng lành đâu đây…
À mà guide tên Basanta, lái xe tên Binod, thường được gọi tắt là Nod, nhưng cái bọn Nepal phát âm Nod hệt như ‘nôn’. Lái xe tên nôn có đau diều không hả zời. Lại một điềm không lành thứ 2.
Và cái sự phiêu lưu, đúng như dự đoán, vẫn còn rất dài...