What's new

[Hỏi đáp] Hội chứng độ cao ở các ngọn núi hơn 4000m & cách phòng tránh?

7777

Phượt thủ
Xin chào các ace nhà Phượt,

Do mình đang lên kế hoạch chinh phục chinh phục Kilimanjaro vào tháng 09/2011 nên rất cần tìm hiểu thông tin về Hội chứng độ cao, các căn bệnh có liên quan & cách phòng tránh.

Bạn nào có nhiều thông tin & kinh nghiệm về vấn đề này xin cho mình một số thông tin hữu ích. Hoặc bạn biết trang web nào nói rõ về vấn đề này (tiếng Anh cũng OK) thì cho mình xin, khả năng tiếng Anh của mình có hạn nhưng sẽ nhờ bạn bè dịch hộ.

Cám ơn các bạn đã đọc tin.

7777
 
Re: Hội chứng độ cao & cách phòng tránh?

Đọc chơi vui, mình thì chưa dám thử...keke

-----------------------------------------------------------------

Thuốc tránh thai có thể giúp người sợ độ cao

Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học cho thấy, thuốc tránh thai có thể giúp những người sợ độ cao bình tâm trở lại.

Các nhà nghiên cứu thuộc Viện hàn lâm khoa học quốc gia Thụy Sỹ phát hiện ra rằng, hormone cortisol có trong mỗi viên thuốc tránh thai có thể giúp người sợ độ cao giảm bớt căng thẳng và sợ hãi. Trong cơ thể, hormone này được tiết ra để từ tuyến thượng thận có tác dụng tái lập trình và xóa vĩnh viễn những lo lắng khi phản ứng với nguy hiểm.

Các thử nghiệm trên khoảng 40 bệnh nhân mắc chứng acrophobia (sợ độ cao và góc cạnh) cho thấy cortisol có tác dụng làm giảm đáng kể sự ác cảm của họ với độ cao. Ngoài ra, thuốc còn có khả năng kéo dài tác dụng sau khi uống đáng kể, khoảng một tháng.

Tiến sĩ Dominique De Quervain, một nhà thần kinh học tại Đại học Basel, Thụy Sỹ cho hay: kết quả nghiên cứu cho thấy cortisol có thể nâng cao "điều trị phơi nhiễm" nhằm giảm bớt nỗi sợ độ cao cho bệnh nhân và phát triển nghiên cứu chiến lược mới để điều trị cho các bệnh nhân mắc chứng rối loạn lo âu.

Những người mắc chứng Acrophobia thường có cảm giác hoảng sợ khi lên cao và chóng mặt, quay cuồng. Phản ứng của người bệnh khi gặp phải tình huống này thường là sụp người xuống dưới, quỳ xuống đất hoặc hạ thấp cơ thể.

Nguyễn Hường (Theo Telegraph)

Link: http://www.baomoi.com/Home/SucKhoe/...-thai-co-the-giup-nguoi-so-do-cao/5966000.epi
 
Re: Hội chứng độ cao & cách phòng tránh?

Kinh nghiệm Kili của em xin phép được chia sẻ với bác:
Những triệu chứng: Cái đầu tiên em thấy là đau sau gáy. Chỉ là nhẹ nhàng thôi ạ. Còn với Island Peak, em phải bỏ dở vì dù đã cố gắng để vượt ngưỡng, nhưng càng ngày càng đau. Mạch máu cảm thấy chuẩn bị vỡ ra đến nơi rồi. Hoa mắt, ói mửa, tay run, chân run. Đây là điểm của hội chứng độ cao ạ. Thêm tí nữa thì chắc chắn về nhà bằng tàu ngầm 6 ván.:D

Cách phòng tránh: Hiện tại, cách phòng tránh hiệu quả nhất được sử dụng là nâng độ cao từ từ. VD: 4500 lên 5000, rồi quay lại 4500 ..v.để cơ thể dần thích nghi.

Như em biết thì chưa có thuốc cho vụ này.
 
Re: Hội chứng độ cao & cách phòng tránh?

Cụ ơi, cái hội chứng độ cao không phải là ..sợ độ cao như bài paste của cụ!!!! Cái cụ có thể dính ở Kili là bệnh độ cao do áp suất, nhiệt độ v.v. gây ra cho cơ thể. Cái cụ paste là bệnh sợ độ cao. Cứ đứng trên cao là sợ.

Để em tìm dịch cho bác một bài.
 
Last edited:
Re: Hội chứng độ cao & cách phòng tránh?

Đây là phần dịch của em từ tiếng Anh. Có thể một số từ chưa chuẩn lắm, bác cứ tham khảo trước.

Bênh độ cao, còn được gọi là bệnh núi cấp tính (AMS), bệnh độ cao, Hypobaroathy, hoặc soroche. Là một bệnh lý do ảnh hưởng của độ cao đối với cơ thể con người. Gây ra từ độ cao trên 2.400m. (8.000 feet). Được hiểu như một tập hợp các triệu chứng không đặc thù, xảy ra ở độ cao hoặc áp suất không khí thấp, giống như trường hợp cúm, ngộ độc khí carbon monoxide, nôn nao. Rất khó để xác định xem ai sẽ bị ảnh hưởng bởi bệnh độ cao, cũng như không có các yếu tố cụ thể để biết được ai sẽ có khả năng nhiễm bệnh độ cao này. Tuy nhiên, với độ cao 2.400m thì cơ thể gần như vẫn bình thường.

Bệnh độ cao cấp tính có thể tiến đến phù phổi cao độ (HAPE) hoặc phù não (như não thỏ), khả năng tử vong rất cao.

Bệnh độ cao mãn tính, còn gọi là bệnh Monge. Là một loại mà chỉ xảy ra ở điều kiện người bệnh ở độ cao lớn kéo dài.

Nguyên nhânDo tỷ lệ oxi trong không khí thấp. Tỷ lệ oxi đảm bảo cho minh mẫn chỉ dừng ở mức 3000m
Mất nước. Tỷ lệ oxi trong phổi thấp ở độ cao do bay hơi cũng là một nguyên nhân.

Việc nâng độ cao nhanh với tần suất hoạt động thể chất mạnh, liên tục kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân góp phần dẫn đến bệnh độ cao

Bệnh đô cao thường xảy ra do sự thay đổi nhanh về độ cao, tương đương với việc tăng nhanh độ cao liên tục từ 3000m. Việc khắc phục có thể là tăng độ cao từ từ.

Trong nhiều trường hợp, những triệu chứng cơ bản của bệnh độ cao sẽ tự biến mất khi cơ thể đã kịp thích ứng. Nhưng trong trường hợp bị nặng thì có thể dẫn đến tử vong.

Các vùng núi cao như Andes chẳng hạn thường chứa nhiều quặng. Không khí phát tán bụi quặng, người hít phải cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh độ cao.



Dấu hiệu và triệu chứng
Mỗi người có mức độ nhay cảm khác nhau để dẫn đến say độ cao. Một số người khoẻ mạnh có thể bị ốm cấp tính (AMS) có khi chỉ bắt đầu ở độ cao 2000m. trên mực nước biển. AMS là loại thường gặp nhất ở bệnh độ cao vừa phải. Các triệu chứng thường biểu hiện từ 6 đến 10 giờ sau khi lên và thường giảm dần trong 1 – 2 ngày. Nhưng đôi khi phát triển thành các giai đoạn nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng bao gồm đau đầu, mệt mỏi, đau bụng, chóng mặt và rối loạn giấc ngủ. Việc cố gắng leo thêm có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng.
Đưa người bị bệnh xuống vị trí áp suất thấp (nồng độ Co2 thấp nhất vào cuối chu kì hô hấp) là một biện pháp để giảm trừ mức độ nghiêm trọng của bệnh độ cao. Nói cách khác là khi bị bệnh, cần hạ độ cao càng sớm càng tốt. Ngoài ra, với những người bệnh nặng hoặc muốn giảm thiểu các triệu chứng. Một thiết bị trung hoà oxi và áp suất sẽ giúp ích. Tuy nhiên việc này sẽ tốn khá chi phí cho người leo núi. (phần này em tự đúc rút)

Các triệu chứng chính
Nhức đầu là triệu chứng chính được sử dụng để chẩn đoán bệnh độ cao, mặc dù đau đầu cũng là một triệu chứng của tình trạng mất nước . Đau đầu xảy ra ở độ cao trên 2.400 mét (8.000 feet), kết hợp với bất kỳ một hoặc nhiều triệu chứng sau đây, có thể gây ra bệnh độ cao:
• Thiếu ăn, buồn nôn , hoặc nôn mửa
• Mệt mỏi hoặc suy yếu
• Chóng mặt hoặc ánh sáng yếu
• Mất ngủ
• Khó thở khi gắng sức
• Chảy máu mũi
• Mạch đập nhanh
• Buồn ngủ
• Khó chịu cơ thể
• Thiết bị ngoại vi phù (sưng của bàn tay, bàn chân, và khuôn mặt).
• Tiêu chảy

Triệu chứng nặng hơn Các triệu chứng có thể cho thấy bệnh độ cao đe dọa tính mạng bệnh bao gồm:
• Phù phổi (dịch trong phổi):
o Các triệu chứng tương tự như viêm phế quản
o Ho khan kéo dài
o Sốt
o Khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi
• Phù não (sưng não):
o Nhức đầu mà không giảm khi dùng thuốc giảm đau
o Dáng đi không vững
o Dần dần mất ý thức
o Tăng buồn nôn
• Xuất huyết võng mạc
Các triệu chứng nghiêm trọng nhất của bệnh tật phát sinh từ đô cao là phù (chất lỏng tích tụ trong các mô của cơ thể). con người có thể bị một trong hai hình thái: phù phổi (HAPE), hoặc phù não (thỏ). .


Hnay dịch thế thôi ạ. Hôm khác em dịch tiếp cho bác.
 
Re: Hội chứng độ cao & cách phòng tránh?

Phòng chống

Đi lên từ từ là cách tốt nhất để tránh say độ cao. Tránh hoạt động vất vả như trượt tuyết, leo núi, vv trong 24 giờ đầu tiên ở độ cao sẽ làm giảm các triệu chứng của AMS. Vì rượu có thể gây ra mất nước, mà làm trầm trọng thêm AMS, tránh uống rượu trong 24 giờ đầu tiên ở một độ cao là tối ưu.

Làm quen với khí hậu ở đô cao

Quen với khí hậu trên độ cao là một quá trình điều chỉnh cơ thể quen với lượng oxy thấp ở độ cao, để tránh say độ cao. Một khi đã ở trên khoảng 3.000 mét (10.000 feet = 70 kPa), hầu hết các nhà leo núi sẽ lên cao, ngủ thấp. Đối với nhà leo núi ở độ cao, một chế độ điển hình có thể được sử dụng là ở lại vài ngày tại một trại căn cứ , leo lên tới một trại cao hơn (từ từ), và sau đó trở về trại căn cứ. Leo lên tiếp các trại cao hơn sau đó bao một ở lại qua đêm. Quá trình này sau đó được lặp đi lặp lại vài lần, mỗi lần gia hạn thời gian ở độ cao cao hơn để cho cơ thể thích nghi với mức độ oxy ở đó, một quá trình liên quan đến việc sản xuất bổ sung tế bào hồng cầu. Khi leo núi đến một độ cao nhất định, quá trình này được lặp đi lặp lại với các trại được đặt ở độ cao tăng dần lên. Quy luật chung là không lên hơn 300 mét (1.000 ft) mỗi ngày để ngủ. Đó là, một người có thể lên cao từ 3.000 (10.000 feet = 70 kPa) đến 4.500 mét (15.000 feet = 58 kPa) trong một ngày, nhưng sau đó sẽ đi xuống trở lại 3.300 mét (11.000 feet = 67,5 kPa) để ngủ. Quá trình này có thể không vội vã, và đây là lý do tại sao các nhà leo núi cần phải bỏ ra nhiều ngày (hay thậm chí cả tuần) trước khi cố gắng leo lên một đỉnh cao. Thiết bị mô phỏng độ cao mà có thể được sử dụng để thích nghi với độ cao, làm giảm tổng thời gian cần thiết trên núi bản thân. “Nó tựa như một cái lều, khi người bị bệnh nằm trong này, oxi sẽ được cung cấp đều, và áp suất sẽ được điều hoà để giảm thiểu hội chứng của bệnh độ cao. Thiết bị này sẽ giúp cho thời gian làm quen độ cao giảm xuống, đỡ mất thời gian của người leo núi khi phải thích ứng thủ công. Bên cạnh đó, thiết bị cũng có thể được dùng cho người leo núi làm quen với việc thiếu oxi bằng cách giảm dần oxi bên trong và tăng áp suất dần. Đoạn này em viết thêm.

Y tế

Thuốc acetazolamide có thể giúp một số người đi lên nhanh chóng để ngủ độ cao trên 2.750 mét, và nó cũng có thể có hiệu quả nếu bắt đầu sớm ngay khi phát hiện các chiệu trứng nhẹ của bệnh đô cao (AMS). Các trung tâm y tế tại Base Cap của Everest cảnh báo không nên lạm dụng với mong muốn đi nhanh đến đích, trừ trường hợp buộc phải đi lên nhanh chóng bằng cách bay vào độ cao hoặc do xem xét địa hình. Trung tâm này cho biết một liều lượng 125-250 mg hai lần mỗi ngày để dự phòng, uống trước 24 giờ trước khi tăng dần đô cao
Một hứa hẹn điều trị phòng ngừa bệnh tật có thể cho độ cao là myo-inositol trispyrophosphate (ITPP), làm tăng lượng oxy được phát hành bởi hemoglobin.
Trong nhiều thế kỷ, người dân bản địa của châu Mỹ như Aymaras của Altiplano , có nhai coca lá để cố gắng giảm bớt các triệu chứng của bệnh cao độ nhẹ.

Làm giàu oxy trong máu

Trong điều kiện độ cao, làm giàu oxy có thể chống lại sự suy giảm oxy, hiệu ứng có liên quan của bệnh độ cao. Đặc biệt là với những người có khả năng hấp thụ oxi trong máu thấp. Thường được sử dụng ở các ngọn núi trên 6000m là bình oxi.

Các phương pháp khác

Uống nhiều nước cũng sẽ giúp người leo núi đỡ vất vả hơn trong việc di chuyển, sẽ giúp thay thế chất dịch bị mất qua hơi thở nặng nhọc trong điều kiện không khí khô ở độ cao.
Điều trị Các lựa chọn duy nhất đáng tin cậy để điều trị trong nhiều trường hợp là đi xuống. Nỗ lực để điều trị hoặc ổn định bệnh nhân tại chỗ ở độ cao là nguy hiểm, trừ khi kiểm soát chặt chẽ và với các cơ sở y tế tốt. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị sau đây đã được sử dụng khi tình hình cho phép:
• Oxy có thể được sử dụng để làm tăng lượng oxi trong máu. Các triệu chứng thủ tiêu trong 12-36 giờ mà không cần phải hạ xuống.
• Đối với các trường hợp nghiêm trọng hơn của AMS, một túi Gamow , một xách Hyperbaric tăng với một máy bơm chân, có thể được sử dụng để giảm độ cao hiệu quả của nhiều như 1.500 m (5.000 ft). (em giải thích: nghĩa là đưa nhiệt độ bên trong khu vực bệnh nhân nằm trở về áp suấ tương dương 1.500m) Một túi Gamow thường được sử dụng chỉ như là một sự trợ giúp di tản các bệnh nhân nặng AMS, không để đối xử với họ ở độ cao.
• Acetazolamide có thể trợ giúp trong bệnh độ cao nhưng không phải là điều trị đáng tin cậy đối với trường hợp đã bị hội chứng độ cao, ngay cả bị nhẹ.
• Một số cho rằng say độ cao nhẹ có thể được điều khiển bởi ý thức. Nhưng tuyên bố này thiếu bằng chứng thực nghiệm.
• Các biện pháp khắc phục dân gian cho say độ cao ở Ecuador , Peru và Bolivia là một loại trà làm từ cây coca.
• phương pháp điều trị khác bao gồm tiêm steroid để giảm phù phổi, nhưng chỉ xử lý một triệu chứng, nó không điều trị bệnh độ cao cơ bản.
 
Re: Hội chứng độ cao & cách phòng tránh?

Cám ơn bài dịch rất bổ ích của bác Minh, vui lòng cho 7777 xin source tiếng Anh của bài dịch nói trên để tìm hiểu sâu hơn. Tại Kinabalu 7777 đã từng trải nghiệm hội chứng độ cao ở cấp độ nhẹ: đau đầu, ho khan, không tài nào ngủ được (cơ thể muốn ngủ nhưng não thì cứ thức :) ) ==> dùng 1 viên Efferalgan & thức đến 1g30 tiếp tục hành trình chinh phục đỉnh.

Bác Minh có thể chia sẽ kiến thức sử dụng nước uống trong quá trình leo núi không? Một người leo núi dạng trekking cần uống bao nhiêu Lít/ ngày? Mỗi lần đưa vào cơ thể bao nhiêu ml? Khoảng thời gian mỗi lần uống nước là bao lâu? Chỉ nên uống nước lọc hay kết hợp với viên cam sủi, viên tăng cường năng lượng...?
 
Re: Hội chứng độ cao & cách phòng tránh?

Cụ cứ search Moutain sickness là ra 1 đống.

Thực ra, Kinabalu chỉ cao hơn 4000m, nhưng bác đã có những triệu chứng như vậy, chúng tỏ cơ thể bác tương đối nhạy cảm. Hoặc

1. Khi bác đến Borneo và lên chân núi Kinabalu, bác đã không có một - 2 ngày để làm quen với khí hậu địa phương và độ cao tại chân núi.
2. Do khi xuất phát từ chân, bác đi nhanh quá.
3. Do cơ thể bác nhạy cảm

Thông thường, việc uống nước trên núi cao thường gấp 3 lần so với bình thường. Nước được uống liên tục để không làm khô miệng. Còn uống liên tục vài phút 1 ngụm hay không còn tùy vào mỗi người bác ạ. Tốt nhất là bác có 2 loại nước như trong bài của bác đề cập.

Các loại nước tăng cường hoặc bổ sung vitamin, khoáng chất thường là có đường, chỉ uống loại này không sẽ khiến cho cơ thể hấp thụ chuyển hóa từ đường thành năng lượng, quá nhiều sẽ bị thiếu nước, mất cân bằng cơ thể. Trong khi, nguyên tắc là không để hình Sin năng lượng tụt xuống thấp hoặc lên quá cao. Nghĩa là không đói, mệt vẫn cứ uống để duy trì tình trạng cân bằng năng lượng cơ thể. Trong khi đó, thì nước lại là yếu tố quan trọng để lưu chuyển oxi cũng như năng lượng chuyển hóa trong máu đến các cơ quan. Nên, uống nước đều đặn và ăn các đồ ăn nhẹ, nhiều năng lượng đều đặn để cơ thể luôn đủ năng lượng là rất tốt. Uống cân bằng là tốt nhất. Không đuợc để cơ thể rơi vào tình trạng khát nước hoặc mất năng lượng
 
Re: Hội chứng độ cao & cách phòng tránh?

Đến sân bay KK rất muộn, vội lên xe bus đợi sẵn để về nhà nghỉ ngay dưới chân núi trong tình trạng khá mệt & đói (muộn quá KK city không còn bán cái gì để ăn), nhận phòng lúc 1g30 sáng, sắp xếp hành lý để sáng mai lên đường chinh phục núi đến 3g00 sáng. Sáng 6g00 thức dậy & bắt đầu hành trình chinh phục đỉnh ngày đầu tiên với bánh mì ốp la lót dạ, do là trưởng nhóm nên phải liên tục di chuyển bằng lúc đầu đoàn, lúc cuối đoàn (đây là ý bác nói 7777 di chuyển nhanh khiến cơ thể không kịp điều chỉnh chăng?!), về đến Laban Rata lúc chiều giữa cơn mưa như trút nước. Đoạn sau thì như bác đã biết..

Cũng muốn test xem cơ thể mình có đặc biệt nhạy cảm với độ cao hay không? Hay do sự vận động quá sức & thiếu nghỉ ngơi?! Đó là lý do vì sao 7777 muốn tìm hiểu sâu về chủ đề này.

Trước khi đi Kili, 7777 & các bạn sẽ đi Ngọc Long tuyết sơn để test lại lần nữa xem thử mình có nhạy cảm với các chứng bệnh độ cao hay không mà còn tìm cách phòng ngừa & luyện tập.

Cám ơn bác Minh 1 lần nữa vì đã dành khá nhiều thời gian cho chủ đề của mình.

Thân,
7777
 
Re: Hội chứng độ cao & cách phòng tránh?

Topic với các câu hỏi của bác cũng là một lô kiến thức quan trọng cho những ai đang nhen nhóm ý định chinh phục các đỉnh cao. Nên em sẽ hỗ trợ bác nhiệt tình trong khả năng. Khi có thời gian em sẽ viết sâu hơn về những gì em biết và trải qua ở núi tuyết cho bác.

Với Kili, nó không khó đâu bác ạ. Nên bác cứ tự tin mà đi. Chỉ cần chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt và tinh thần tốt là được. Tuy nhiên có những nguyên tắc cơ bản, bác chỉ cần cố gắng để thực hiện là ok.

Khó nhất vẫn là các ngọn núi tuyết với khí hậu khắc nghiệt. Lúc í mới thấy được hết cái giới hạn của mình nó ntn. Kili hiện tại chỉ còn một tí băng trên đỉnh, bác đi nhanh nhanh không nó tan hết.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,357
Bài viết
1,175,361
Members
192,067
Latest member
vietskytourism
Back
Top