What's new

[Hỏi đáp] Hội chứng độ cao ở các ngọn núi hơn 4000m & cách phòng tránh?

Re: Hội chứng độ cao & cách phòng tránh?

Topic với các câu hỏi của bác cũng là một lô kiến thức quan trọng cho những ai đang nhen nhóm ý định chinh phục các đỉnh cao. Nên em sẽ hỗ trợ bác nhiệt tình trong khả năng. Khi có thời gian em sẽ viết sâu hơn về những gì em biết và trải qua ở núi tuyết cho bác ==> xin cám ơn hảo ý của bác Minh với toàn thể những người đam mê chinh phục các đỉnh cao

Với Kili, nó không khó đâu bác ạ. Nên bác cứ tự tin mà đi. Chỉ cần chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt và tinh thần tốt là được. Tuy nhiên có những nguyên tắc cơ bản, bác chỉ cần cố gắng để thực hiện là ok. ==> Lần này đi vẫn là trưởng đoàn, tinh thần & thể lực thì khỏi phải nói rồi, chỉ chưa biết cái khả năng cơ thể thích ứng với độ cao 5,895m nó như thế nào thôi, ngoài ra còn phải take care cho các bạn đồng hành leo núi nữa!

Khó nhất vẫn là các ngọn núi tuyết với khí hậu khắc nghiệt. Lúc í mới thấy được hết cái giới hạn của mình nó ntn. Kili hiện tại chỉ còn một tí băng trên đỉnh, bác đi nhanh nhanh không nó tan hết ==> 2033 dự báo tuyết mới tan hết trên đỉnh Kili, năm nay hoặc năm sau sẽ chinh phục xong đỉnh Kili để đi đến đỉnh cao kế tiếp, đến khi tuyết Kili tan hết, vẫn có thể quay trở lại chinh phục nó cùng con cháu để chúng nó biết cha ông hoành tráng như thế nào :D
 
Re: Hội chứng độ cao ở các ngọn núi hơn 4000m & cách phòng tránh?

Lại phiền bác Minh 1 lần nữa, bác có thể chia sẽ vai trò của chất điện giải khi chúng ta pha nó vào nước uống trên đường chinh phục núi không ạ? Cám ơn bác!
 
Re: Hội chứng độ cao ở các ngọn núi hơn 4000m & cách phòng tránh?

Nước cũng giống như chất đạm, vitamin, là những chất cần thiết cho sự sinh tồn của cơ thể, là vật chất để duy trì hoạt động cơ bản nhất của sự sống. Đồng hành với nước trong cơ thể là chất điện giải hay còn gọi là các khoáng chất. Nước giúp máu lưu thông, đi nuôi cơ thể.

Chất điện giải đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự hằng định của áp suất thẩm thấu các ion, kali, magiê, phốtphát là những thành phần quan trọng với dịch lỏng trong tế bào. Còn các ion, natri, clo là thành phần không thể thiếu được của huyết tương. Chính vì vậy khi bị mất nước và chất điện giải, cơ thể sẽ trong tình trạng suy kiệt, nặng hơn người bệnh có thể tử vong.

Oresol là loại thuốc đặc hiệu dùng để bù nước và điện giải, bổ sung năng lượng, phòng chống nguy cơ trụy tim mạch trong các trường hợp bị tiêu hao năng lượng do sự gắng sức trên các hành trình trên núi.
Tuy nhiên, việc lạm dụng chất điện giải cũng dễ dàng gây ra rối loạn điện giải, khá nguy hiểm.
 
Re: Hội chứng độ cao ở các ngọn núi hơn 4000m & cách phòng tránh?

Như anh Vuthanhminh nói, để hạn chế bệnh độ cao thì có thể:
- Uống thuốc Acetazolamide viên 250mg (ngày 3 viên sau 3 bữa ăn)
- Uống nhiều nước, có hòa thêm viên sủi (uống từng ngụm nhỏ, bất cứ khi nào thấy khô miệng, tốt nhất bạn nên mua cái túi nước có vòi)
- Cố gắng ăn nhiều để cơ thể không bị "lả", dù là ăn không ngon miệng.
- Lúc đi lên thì đi chậm, hít thở sâu.
- Tránh mang balo quá nặng, hoặc những vận động "thừa" kiểu như múa, hát.

Mình thấy leo Kilimanjaro không có gì khó nếu như chúng ta có sức khỏe tương đối tốt và chuẩn bị cẩn thận (cả về trang bị và tinh thần).

PS: anh Vuthanhminh có thể chia sẻ 1 ít kinh nghiệm về Island Peak được không? (kỹ thuật leo núi, nhiệt độ, mức độ vận động (physically demanding)....). Em cũng muốn thử sức với Island Peak trong 2 hoặc 3 năm nữa (nếu có tiền :D). Cám ơn anh.
 
Last edited:
Re: Hội chứng độ cao ở các ngọn núi hơn 4000m & cách phòng tránh?

Hehe lâu lắm mới thấy cụ vuthanhminh lên đây chém gió nhỉ? em cám ơn các đại ca đã có bài viết bổ ích , đặc biệt với thằng ục ịch như iem hehe
 
Re: Hội chứng độ cao ở các ngọn núi hơn 4000m & cách phòng tránh?

Bác 4 số 7 định khi nào leo Kili đới? Mình cũng muốn thử sức với đỉnh này.
 
Re: Hội chứng độ cao ở các ngọn núi hơn 4000m & cách phòng tránh?

Island Peak chỉ là 1 ngọn núi cao hơn 6000m trong dãy Hymalaya. Tuy nhiên, những điều kiện và sự khắc nghiệt thì tương đồng với Everest. Trong lần chinh phục đỉnh này tớ phải dừng lại ở 6000m vì hội chứng độ cao. Khi lên thì hết sức cẩn trọng, nhưng ngay khi biết mình dính hội chúng độ cao nặng dần thì phi xuống chân núi, hạ thấp độ cao ầm ầm. Nghĩ lại cũng kinh kinh.

Ở Island Peak, từ trạm cơ sở lên đến 5800m thì chưa có băng, chỉ có tuyết và mưa tuyết. Tuy nhiên, từ 6000 trở lên thì bắt đầu là băng. Các dụng cụ cho leo và đi trên băng cũng bắt đầu được sử dụng từ đây như: Đế Đinh, thiết bị leo núi chuyên dụng, dây leo núi, đai leo núi, belay device.v.v.

Việc chinh phục đỉnh các ngọn núi có tuyết. Ngay cả kili cũng vậy, luôn diễn ra vào đêm. Như Kilimanjaro chẳng hạn, ngày cuối cùng summit xuất phát từ 11h đêm. Summit trên đỉnh khoảng 5h30 sáng và về lại trại. Tớ có cái certificate chia sẻ mọi người.

5832190900_6f3844d27b_z.jpg
 
Re: Hội chứng độ cao ở các ngọn núi hơn 4000m & cách phòng tránh?

Bác 4 số 7 định khi nào leo Kili đới? Mình cũng muốn thử sức với đỉnh này.

7777 cùng các bạn đồng hành dự định rời VN vào cuối tháng 09/2011. Hiện đoàn đã có 6/8 người, bác quan tâm thì PM cho 7777 thông tin cá nhân để gửi kế hoạch cho bác nhé. Nếu quyết tham gia đoàn thì chúng ta cùng đi tập leo nhiều núi khác nhau để nâng dần thể lực bác nhé.
 
Re: Hội chứng độ cao ở các ngọn núi hơn 4000m & cách phòng tránh?

@vuthanhminh:
- Cám ơn bác đã chia sẽ cái Certificate, tuy không đẹp như certificate của Kinabalu, nhưng 7777 thèm muốn sở hữu nó :)
- Bác còn nhớ Everest Team ngày ấy đi lên bằng đường nào xuống bằng đường nào không?
- Nếu có thể tư vấn, bác khuyên team của 7777 nên đi lên & đi xuống bằng đường nào?

Dưới đây là dự kiến lộ trình của nhóm 7777:
- Lên: SHIRA Route (5 ngày);
- Xuống: Mweka Route (2 ngày);
Dự phòng 1 ngày phát sinh do thời tiết & sức khỏe ==> 8 ngày cho việc chinh phục & trở về an toàn!
kilimanjaro%20map%20routes%20climb.gif


kilimanjaro_routes.jpg


sieuthiNHANH2011061616624nwy0ywewym55002.jpeg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,358
Bài viết
1,175,370
Members
192,068
Latest member
shbet188us
Back
Top