Cung An Đinh
Cung An Định là nơi ở của Bảo Đại ngay từ khi con là Hoang Thái Tử, cung nằm cuối đương Phan Đinh Phùng, xung quanh là vương phủ của các Vương gia khác. Cung nằm ngay bên sông An Cựu - là con sông đào với mục đích cung cấp nước cho cả thành phố Huế. Nhìn trên bản đồ thì Cung An Định nằm trên đường PĐP nhưng thưc tế cổng chính lại nằm trên đường Nguyễn Huệ. Ngoài ra, Cung cũng chưa phải là điểm tham quan quen thuộc của du khách khi tới Huế. Cung được một tổ chức về bảo tồn của Đức tài trợ để phục chế lại, hiện tầng 1 của Tòa nhà chính đã được phục chế và trưng bày các hiện vật của vua Bảo Đại như đồ gốm của Anh và Pháp vào đầu TK 19. Tầng 2 đang được phục chế, tầng 3 bỏ trống. Hai dãy nhà 2 trước kia là chuồng thú đã bị phá hủy, nay đã được đập đi xây lại.
Cung An Định quay mặt về hướng nam, phía sông An Cựu. Cung có địa thế bằng phẳng, tổng diện tích mặt bằng 23.463m2, chung quanh có khuôn viên tường gạch, dày 0,5m, cao 1,8m trên có hàng rào song sắt bao bọc. Khi còn nguyên vẹn cung có khoảng 10 công trình. Từ trước ra sau là: Bến thuyền, Cổng chính, đình Trung Lập, lầu Khải Tường, nhà hát Cửu Tư Đài, chuồng thú, Hồ nước... trải qua thời gian và sự tàn phá của chiến tranh, đến nay cung chỉ còn lại 3 công trình khá nguyên vẹn là Cổng chính, đình Trung Lập và lầu Khải Tường. Cổng chính làm theo lối tam quan, hai tầng, trang trí bằng sành sứ đắp nổi rất công phu. Đình Trung Lập, nằm phía trong cửa, kết cấu kiểu đình bát giác, nền cao. Trong đình nguyên có đặt bức tượng đồng vua Khải Định, tỷ lệ bằng người thật, đúc từ năm 1920.
Cung An Định
Mặt sau Cung nhìn từ đường PĐP
Lầu Khải Tường nằm phía sau đình Trung Lập, là công trình kiến trúc chính của cung An Định. Chữ Khải Tường (nghĩa là nơi khởi phát điềm lành), tên lầu là do vua Khải Định đặt. Lầu 3 tầng, xây dựng bằng các vật liệu mới theo kiểu lâu đài châu Âu, chiếm diện tích tới 745m2. Lầu được trang trí rất công phu, đặc biệt là phần nội thất của tầng 1 với các bức tranh tường có giá trị nghệ thuật rất cao.
Nội thất phía trong đã được sửa sang lại
Một số chuông và các đồ dùng khác còn được giữ lại
Cung An Định là nơi ở của Bảo Đại ngay từ khi con là Hoang Thái Tử, cung nằm cuối đương Phan Đinh Phùng, xung quanh là vương phủ của các Vương gia khác. Cung nằm ngay bên sông An Cựu - là con sông đào với mục đích cung cấp nước cho cả thành phố Huế. Nhìn trên bản đồ thì Cung An Định nằm trên đường PĐP nhưng thưc tế cổng chính lại nằm trên đường Nguyễn Huệ. Ngoài ra, Cung cũng chưa phải là điểm tham quan quen thuộc của du khách khi tới Huế. Cung được một tổ chức về bảo tồn của Đức tài trợ để phục chế lại, hiện tầng 1 của Tòa nhà chính đã được phục chế và trưng bày các hiện vật của vua Bảo Đại như đồ gốm của Anh và Pháp vào đầu TK 19. Tầng 2 đang được phục chế, tầng 3 bỏ trống. Hai dãy nhà 2 trước kia là chuồng thú đã bị phá hủy, nay đã được đập đi xây lại.
Cung An Định quay mặt về hướng nam, phía sông An Cựu. Cung có địa thế bằng phẳng, tổng diện tích mặt bằng 23.463m2, chung quanh có khuôn viên tường gạch, dày 0,5m, cao 1,8m trên có hàng rào song sắt bao bọc. Khi còn nguyên vẹn cung có khoảng 10 công trình. Từ trước ra sau là: Bến thuyền, Cổng chính, đình Trung Lập, lầu Khải Tường, nhà hát Cửu Tư Đài, chuồng thú, Hồ nước... trải qua thời gian và sự tàn phá của chiến tranh, đến nay cung chỉ còn lại 3 công trình khá nguyên vẹn là Cổng chính, đình Trung Lập và lầu Khải Tường. Cổng chính làm theo lối tam quan, hai tầng, trang trí bằng sành sứ đắp nổi rất công phu. Đình Trung Lập, nằm phía trong cửa, kết cấu kiểu đình bát giác, nền cao. Trong đình nguyên có đặt bức tượng đồng vua Khải Định, tỷ lệ bằng người thật, đúc từ năm 1920.
Cung An Định
Mặt sau Cung nhìn từ đường PĐP
Lầu Khải Tường nằm phía sau đình Trung Lập, là công trình kiến trúc chính của cung An Định. Chữ Khải Tường (nghĩa là nơi khởi phát điềm lành), tên lầu là do vua Khải Định đặt. Lầu 3 tầng, xây dựng bằng các vật liệu mới theo kiểu lâu đài châu Âu, chiếm diện tích tới 745m2. Lầu được trang trí rất công phu, đặc biệt là phần nội thất của tầng 1 với các bức tranh tường có giá trị nghệ thuật rất cao.
Nội thất phía trong đã được sửa sang lại
Một số chuông và các đồ dùng khác còn được giữ lại
Last edited: