What's new

Ảnh về Huế

Cung An Đinh

Cung An Định là nơi ở của Bảo Đại ngay từ khi con là Hoang Thái Tử, cung nằm cuối đương Phan Đinh Phùng, xung quanh là vương phủ của các Vương gia khác. Cung nằm ngay bên sông An Cựu - là con sông đào với mục đích cung cấp nước cho cả thành phố Huế. Nhìn trên bản đồ thì Cung An Định nằm trên đường PĐP nhưng thưc tế cổng chính lại nằm trên đường Nguyễn Huệ. Ngoài ra, Cung cũng chưa phải là điểm tham quan quen thuộc của du khách khi tới Huế. Cung được một tổ chức về bảo tồn của Đức tài trợ để phục chế lại, hiện tầng 1 của Tòa nhà chính đã được phục chế và trưng bày các hiện vật của vua Bảo Đại như đồ gốm của Anh và Pháp vào đầu TK 19. Tầng 2 đang được phục chế, tầng 3 bỏ trống. Hai dãy nhà 2 trước kia là chuồng thú đã bị phá hủy, nay đã được đập đi xây lại.

Cung An Định quay mặt về hướng nam, phía sông An Cựu. Cung có địa thế bằng phẳng, tổng diện tích mặt bằng 23.463m2, chung quanh có khuôn viên tường gạch, dày 0,5m, cao 1,8m trên có hàng rào song sắt bao bọc. Khi còn nguyên vẹn cung có khoảng 10 công trình. Từ trước ra sau là: Bến thuyền, Cổng chính, đình Trung Lập, lầu Khải Tường, nhà hát Cửu Tư Đài, chuồng thú, Hồ nước... trải qua thời gian và sự tàn phá của chiến tranh, đến nay cung chỉ còn lại 3 công trình khá nguyên vẹn là Cổng chính, đình Trung Lập và lầu Khải Tường. Cổng chính làm theo lối tam quan, hai tầng, trang trí bằng sành sứ đắp nổi rất công phu. Đình Trung Lập, nằm phía trong cửa, kết cấu kiểu đình bát giác, nền cao. Trong đình nguyên có đặt bức tượng đồng vua Khải Định, tỷ lệ bằng người thật, đúc từ năm 1920.

Cung An Định
IMG_2098.jpg


IMG_2077.jpg


Mặt sau Cung nhìn từ đường PĐP
IMG_2018.jpg


Lầu Khải Tường nằm phía sau đình Trung Lập, là công trình kiến trúc chính của cung An Định. Chữ Khải Tường (nghĩa là nơi khởi phát điềm lành), tên lầu là do vua Khải Định đặt. Lầu 3 tầng, xây dựng bằng các vật liệu mới theo kiểu lâu đài châu Âu, chiếm diện tích tới 745m2. Lầu được trang trí rất công phu, đặc biệt là phần nội thất của tầng 1 với các bức tranh tường có giá trị nghệ thuật rất cao.
Nội thất phía trong đã được sửa sang lại
IMG_2028.jpg


IMG_2030.jpg


IMG_2060.jpg


Một số chuông và các đồ dùng khác còn được giữ lại
IMG_2088.jpg
 
Last edited:
Đan viện Thiên Ân

Đan viện nằm trên đường đi lăng Khải Định và Minh mạng, đường lên quanh co khá đẹp với rừng thông vi vút 2 bên. Khi đến Đan viện thì tôi bắt gặp các con chiên (toàn female nhé) mặc áo trắng đang cắm trại. Theo các tài liệu anh Gút Gờ cung cấp thì có vẻ như Đan viện Thiên Ân là một nơi sinh hoạt tôn giáo của Huế nhưng theo chiều hướng hơi tiêu cực. Tuy nhiên, khi một mình lang thang trong Đan viện thì ấn tượng ban đầu của tôi là những con chiên (chẳng biết gọi thế có đúng không nữa!!!) trong bộ áo choàng có mũ đâng rất thành tâm hướng về chúa Jesus.

Nhà thờ và tòa tháp 7 tầng
IMG_2591.jpg


Bên trong giáo đường nơi các tín đồ đang cầu nguyện
IMG_2597.jpg


Lối vào Đan viện
IMG_2612.jpg



Đan viện còn là địa điểm chụp ảnh cưới

IMG_2622.jpg
 
Hổ Quyền

Theo đường Bùi Thị Xuân từ nhà ga xe hỏa, rẽ trái ở chợ Long Thọ sẽ đến Hổ Quyền.
Đấu trường này thực sự là một công trình kiến trúc độc đáo, đồ sộ, kiên cố như một thành trì. Nơi đây đã diễn ra những trận đấu nảy lửagiữa voi và cọp để các ông vua, bà hoàng cùng quan lại trong triều xem giải trí. Được xây dựng từ năm 1830, Hổ Quyền nằm ở bờ nam sông Hương, cách kinh thành Huế 4 km. Đấu trường nằm gọn trong 2 vòng tường thành hình tròn đồng tâm xây bằng gạch vồ, trát vôi vữa.Bề dày chân tường là 1,1 m và ở đỉnh là 0,5 m. Đường kính vòng ngoài là 45 m, chu vi 140 m, cao 4,5 m. Các số đo tương ứng của vòng trong là 35 m, 110 m và 6 m. Hai vòng tường cách nhau 4 m ở chân và 3 m ở đỉnh. Dưới thời các chúa Nguyễn, các cuộc đấu giữa voi và hổ được tổ chức hàng năm tại đấu trường này. Trận đấu cuối cùng diễn ra vào năm 1904 dưới thời vua Thành Thái (sources: internet)

Hổ quyền tuy còn nguyên vẹn (mặc dù khán đài của vua đã bị phá bỏ) nhưng vẫn bị bỏ hoang. Chỉ có 2 anh bảo vệ trông coi, có thể vào thoải mái.

Lối vào chính
IMG_2740.jpg


IMG_2746.jpg


IMG_2717.jpg
 
bổ sung thêm 1 vài món ăn Huế:
- Mít Trộn đường Lê Duẩn.
- Gà bụi tre - Kim Long
- ốc Huế - Tràng An
- cơm Hến, bún Hến ở cồn Hến là ngon nhất luôn nhé:)

=> Đường vào lăng Khải Định sẽ đi ngang qua Đàn Nam Giao, từ lăng Khải Định bạn nhìn qua sẽ thấy khu Phật Bà nằm ẩn trong rừng thông rất đẹp. Con đường này cũng đi ngang qua chùa Từ Đàm,và làng làm nhang luôn đó bạn.

- Chùa Từ Hiếu chạy thêm 1 đoạn là tới nhà của Phan Bội Châu đúng không nhỉ???
 
Cơm hến, bún hến mà ăn ở cồn Hến thì đúng điệu nhưng ở đó nhiều quán lắm.Ở cồn Hến bạn nên ăn chè bắp, đá bào.Nhưng có một cái rất hay nhé, từ cồn Hến bạn đi đò ngang sang phía sau chợ Đông Ba, bạn sẽ lạc vào thế giới thật khó tả của các loại mắm và được cái thú đi đò mành trên sông Hương.
Bạn có hỏi-"Chùa Từ Hiếu chạy thêm 1 đoạn là tới nhà của Phan Bội Châu đúng không nhỉ???".Nhưng ý bạn là chạy hướng nào?hehe.Nếu chạy lên thì bạn tới lăng Tự Đức, chạy ngược lại thì nếu vào đúng đường Phan Bội Châu bạn sẽ thấy nhà thờ Ông ngay sát đường, bên cạnh có tượng đầu của Ông rất to, đẹp.
Nếu lần sau các bạn đến Huế cố gắng đi lăng Gia Long nhé, nó tuy nhỏ(bởi lúc đó Ông mới bình định xong bờ cõi, ổn định đàng trong, hơn nữa lại thực sự"khiêm cung") nhưng đường vào đó đi qua rất nhiều cảnh đẹp.
 
Các bạn làm mềnh nhớ Huế quá. Xem ảnh hóa ra còn rất nhiều nơi mà mềnh chưa đến, nhiều món mà mềnh chưa thử. Có lẽ hứng chí làm tiếp chuyến 2 ngày cuối tuần vào Huế tip.
Đợi những bức hình tip theo của các bạn nì ^^
 
Điện Voi Ré

Cách Hổ Quyền khoảng 150 thước là đền Long Châu, hay còn gọi là điện Voi Ré. Đền được xây thời Gia Long để thờ 15 vị thần hộ mệnh cho đoàn voi chiến của hoàng triều. Trong đền cũng thờ một số voi có công, tử trận, được phong tước. Có một con voi thời Minh Mạng bị thương ở chiến trường, chạy được về đây kêu rống lên một tiếng rồi chết gục trước đền. Voi được an táng cùng các “Đề đốc Voi” khác, và thờ trong đền. Vì vậy đền mới có thêm cái tên Voi Ré. Hiện nay khu nghĩa địa voi chỉ còn hai mộ voi Ré và voi Ô Long. Điện Long Châu tuy bị xâm phạm, mất mát nhiều, nhưng vẫn còn khá đẹp. Trước đền có một hồ sen rợp bóng cây rất lãng mạn.

IMG_2810.jpg


IMG_2756.jpg


IMG_2763.jpg


IMG_2775.jpg


IMG_2765.jpg


Hồ nước phía trước

IMG_2802.jpg
 
Chùa Thiên Mụ

Đến Huế thì điểm thăm quan không thể bỏ qua là Chùa Thiên Mụ bởi chùa nằm ở vị trí rất đẹp nhìn ra sông Hương.

Đi thăm Hổ Quyền và Điện Voi Ré trên đường về, tôi bỗng trông thấy một cây cầu rất đẹp với kiến trúc giống như cầu Long Biên và điều đặc biệt là chỉ có 2 lối nhỏ cho người đi xe máy, xe đạp và thậm chí đi bộ đi chung ở hai bên, phần chính giữa cầu dành cho đường sắt. Đấy là cầu Bạch Hổ - cầu được xây từ năm 1908 với mục đích nối tuyến đường sắt Huế với Đông Hà. Chiến tranh, chia cắt, tuyến đường sắt bị đình trệ thì cầu Bạch Hổ còn được dùng làm cầu đường bộ, chủ yếu để vận chuyển phương tiện vũ khí phục vụ chiến tranh. Tuy nhiên, một cây cầu mới đang được xây bên cạnh sẽ giúp việc đi lại dề dàng hơn. Nhưng với riêng bản thân, tôi vẫn thích được len lỏi từng bước chân qua cầu Bạch Hổ, dưới chân là dòng sông Hương đến chùa Thiên Mụ hơn.

Tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ. Tháp cao 21 m, gồm 7 tầng, được xây dựng ở phía trước chùa vào năm 1844. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng. Phía trước tháp là đình Hương Nguyện, trên nóc đặt Pháp luân (bánh xe Phật pháp, biểu tượng Phật giáo.Pháp luân đặt trên đình Hương Nguyện quay khi gió thổi).

IMG_2815.jpg


Một chú tiểu đang ê a học kinh bằng Tiếng Phạn
IMG_2918-1.jpg


Chùa Thiên Mụ
IMG_2822.jpg


IMG_2933.jpg


Chiếc xe hòa thượng Thích Quảng Đức đã dùng khi tự hỏa thiêu phản đối chế độ phân biệt tôn giáo của Chính quyền Ngô Đình Diệm tại Sài Gòn.

IMG_2923.jpg
 
Vương Phủ khu Gia Hội (đường Chi Lăng)

Với một số thông tin có được về khu phố Tàu ở Huế với một số nhà cổ còn sót lại, tôi tìm đến đường Chi Lăng. Ấn tượng ban đầu của tôi là các quán cafe vỉa hè ở đây rất nhiều, không giống như cafe vỉa hè ở Trương Định, các quán cafe ở đây không tập trung đông khách mà chia đều từ đầu phố đến cuối, xen kẽ là hình ảnh các cụ già trầm tư bên ly cafe.
Lối sống của người Hoa còn được thể hiện rõ trong các sinh hoạt của người dân. Đâu đó là các biển hiểu xen âm tiếng Việt với chữ Tàu, là nhứng hàng thịt tấp nập khách được bày ngay trên vỉa hè trước nhà với cái bàn gỗ cũ kỹ.

Thì ra đường có một lịch sử khá lâu đời. Theo anh Gúc Gờ thì đường Chi Lăng này hình thành từ đầu thế kỷ 19, cùng thời với việc xây dựng Kinh thành. Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, cùng với sự phát triển của khu phố Gia Hội - Chợ Dinh và khu phố Hoa kiều, đường này nhanh chóng trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của khu phố Đông (khu phố phía Đông Kinh thành), năm 1908 được sát nhập vào thành phố. Thời Pháp thuộc là đường Gia Hội (Rue Gia Hoi). Sau 1956 đặt lại tên là đường Chi Lăng cho đến ngày nay. Dân gian vẫn thường gọi là đường chợ Dinh, hoặc là khu phố Tàu.

Đường còn tập trung nhiều Vương Phủ

Số 155 - Đền của bang hội Quảng Đông ở số 155, được xây để thờ Quan Công, bà Thiên Hậu và Thái Bạch Tinh Quân, hiện nội thất đền vẫn còn nguyên vẹn

IMG_3126.jpg


Số 157 - Phủ Thoại Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Y (1833-1877), con thứ tư của vua Minh Mạng, ở địa chỉ 157, cũng đã được tôn tạo lại

IMG_3128.jpg


Số 169 - Phủ của Hòa Thạnh Vương Miên Tuấn (1827-1907), con thứ 37 của Minh Mạng

IMG_3149.jpg


Số 205 - là chùa Bà của bang hội Hải Nam, được xây cùng lúc với chùa Ông năm 1895 để thờ bà Thiên Hậu. Đền cũ bằng gỗ đã bị tàn phá trong trận chiến Mậu Thân 1968, được xây dựng lại năm 1978

IMG_3156.jpg


IMG_3159.jpg


Hiên nay chùa Bà đang được trông coi và không mở của với khách du lịch. Bên trong vẫn còn nguyên bệ thờ và các câu đối, khoảng sân phía trước được tận dụng để gia công lồng chim
 
Vương Phủ khu Gia Hội (đường Chi Lăng)

Số 207, đường Chi Lăng

IMG_3177.jpg


Phía bên trong với các kiến trúc và trang trí đặc trưng của người hoa

IMG_3193.jpg


Chỉ còn một ông già trông coi với con chó becgie to và cô cháu gái đang ngồi bên máy khâu. Thật thú vị khi được chứng kiến cuộc sống bên trong những ngôi nhà Tàu cổ với gian thờ chiếm phần lớn diện tích ngôi nhà.

IMG_3201.jpg


Ngoài ra, đường Chi Lăng còn một số các ngôi chùa và nhà cổ xây theo phong cách Hoa mà tôi không vào thăm do chúng còn quá mới, đều đóng cửa và đều giống giống nhau từ kiến trúc tới màu sơn.

Ngoài ra, còn một số Vương phủ mà lần theo địa chỉ thì nay không con nữa hay ít ra bên ngoài cũng đã không còn

Số 145 -Phủ Thọ Xuân Vương Miên Định (1810-1886), con trai thứ ba của Hoàng đế Minh Mạng

Số 211 - Cạnh chùa Bà là đền của bang Triều Châu ở địa chỉ 211, thờ Quan Công và bà Thiên Hậu. Đền này bị chìm vào quần thể kiến trúc rộng lớn của đền Phúc Kiến ở địa chỉ 213 bên cạnh. Đền Phúc Kiến là nhóm đền đài hoành tráng nhất của quần thể các đền Hoa kiều ở Huế, thờ Quan Thánh, Thiên Hậu, năm vị Tinh Quân và ba Địa Tiên của Trung Quốc. Đền được xây năm 1864 dưới thời Tự Đức, với các dàn mái đồ sộ, ấn tượng.

Đường Chi Lăng

IMG_3231.jpg


IMG_3210.jpg


IMG_3226.jpg


Song song với Đường Chi Lăng là Đường Trinh Công Sơn - chạy dọc theo bờ sông Hương và là nơi tập trung rất nhiều quán nhậu.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,273
Bài viết
1,174,785
Members
192,015
Latest member
egoodfoods
Back
Top