What's new

Ảnh về Huế

Cung An Đinh

Cung An Định là nơi ở của Bảo Đại ngay từ khi con là Hoang Thái Tử, cung nằm cuối đương Phan Đinh Phùng, xung quanh là vương phủ của các Vương gia khác. Cung nằm ngay bên sông An Cựu - là con sông đào với mục đích cung cấp nước cho cả thành phố Huế. Nhìn trên bản đồ thì Cung An Định nằm trên đường PĐP nhưng thưc tế cổng chính lại nằm trên đường Nguyễn Huệ. Ngoài ra, Cung cũng chưa phải là điểm tham quan quen thuộc của du khách khi tới Huế. Cung được một tổ chức về bảo tồn của Đức tài trợ để phục chế lại, hiện tầng 1 của Tòa nhà chính đã được phục chế và trưng bày các hiện vật của vua Bảo Đại như đồ gốm của Anh và Pháp vào đầu TK 19. Tầng 2 đang được phục chế, tầng 3 bỏ trống. Hai dãy nhà 2 trước kia là chuồng thú đã bị phá hủy, nay đã được đập đi xây lại.

Cung An Định quay mặt về hướng nam, phía sông An Cựu. Cung có địa thế bằng phẳng, tổng diện tích mặt bằng 23.463m2, chung quanh có khuôn viên tường gạch, dày 0,5m, cao 1,8m trên có hàng rào song sắt bao bọc. Khi còn nguyên vẹn cung có khoảng 10 công trình. Từ trước ra sau là: Bến thuyền, Cổng chính, đình Trung Lập, lầu Khải Tường, nhà hát Cửu Tư Đài, chuồng thú, Hồ nước... trải qua thời gian và sự tàn phá của chiến tranh, đến nay cung chỉ còn lại 3 công trình khá nguyên vẹn là Cổng chính, đình Trung Lập và lầu Khải Tường. Cổng chính làm theo lối tam quan, hai tầng, trang trí bằng sành sứ đắp nổi rất công phu. Đình Trung Lập, nằm phía trong cửa, kết cấu kiểu đình bát giác, nền cao. Trong đình nguyên có đặt bức tượng đồng vua Khải Định, tỷ lệ bằng người thật, đúc từ năm 1920.

Cung An Định
IMG_2098.jpg


IMG_2077.jpg


Mặt sau Cung nhìn từ đường PĐP
IMG_2018.jpg


Lầu Khải Tường nằm phía sau đình Trung Lập, là công trình kiến trúc chính của cung An Định. Chữ Khải Tường (nghĩa là nơi khởi phát điềm lành), tên lầu là do vua Khải Định đặt. Lầu 3 tầng, xây dựng bằng các vật liệu mới theo kiểu lâu đài châu Âu, chiếm diện tích tới 745m2. Lầu được trang trí rất công phu, đặc biệt là phần nội thất của tầng 1 với các bức tranh tường có giá trị nghệ thuật rất cao.
Nội thất phía trong đã được sửa sang lại
IMG_2028.jpg


IMG_2030.jpg


IMG_2060.jpg


Một số chuông và các đồ dùng khác còn được giữ lại
IMG_2088.jpg
 
Last edited:
Bạn nhắc lại tôi mới nhớ ra.Ngày xửa ngày xưa tôi và anh bạn người Huế cũng qua khu phố Tàu ấy.Phải nói là không khí "phố Tàu" đậm lắm nay không biết nay có còn không.Lối sống phố nghề( tôi không còn nhớ nghề chính là gì nữa), hàng quán sực nức mùi quế, hồi,thuốc Bắc.Ngoài cửa một vài cụ ông áo cổ Tàu có, áo may-ô có ngồi trên ghế tựa nhàn tản nói chuyện.Chẳng phải đâu xa lắm mà ngay đầu Chi Lăng thôi.Cũng lạ và đặc sắc lắm.Tôi còn nhớ nếu đi từ chợ Đông Ba vào đường hẹp và đầy quán nhậu.
Không biết bạn đi Điện Hòn Chén, Hồ Tịnh Tâm, Đồn Mang Cá chưa chỗ ấy gần và dễ đi.
Hê hê lại "chỉnh lại" Buddy tí nhé.
1.Cầu Bạch Hổ ngày nay là cầu làm kiểu hàng loạt(bằng vốn vay của Nhật Bản) trên toàn tuyến đường sắt Bắc Nam không có nhịp điệu như cầu Long Biên đâu nhé.Bạn đi tàu Bắc Nam sẽ nhận ra điều này(cầu Hàm Rồng Thanh Hóa,cầu Đà Rằng Phú Yên...giống y chang).Chắc Buddy không ở Hà Nội?
2.Mình paste cái này bạn đọc nhé.Mình kiểm chứng lâu rồi.
Lịch sử, có khi sự nhầm lẫn lại được thừa nhận như một sự đúng đắn; nhất là khi nó hợp lý.Cầu Bạch Hổ là một trường hợp như thế.
Trong ý thức rất nhiều người dân, cầu Bạch Hổ ngày nay là cây cầu bắc qua sông Hương, nối từ đường Lê Duẩn, cồn Dã Viên đến đường Bùi Thị Xuân. Kỳ thực không phải vậy.
Cầu Bạch Hổ xưa có tên là cầu Lợi Tế, bắc qua sông đào Kẻ Vạn, tức sông Kim Long nằm ở góc Tây Nam Kinh Thành. Cầu được xây dựng năm 1839, dưới thời vua Minh Mạng, dân gian quen gọi là cầu Kim Long. Cầu nằm trên đường Lê Duẩn. Đầu cầu phía Đông nay thuộc phường Phú Thuận, đầu cầu phía Tây thuộc phường Kim Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Cây cầu mà ngày nay chúng ta quen gọi là cầu Bạch Hổ thực ra đó chính là cầu Dã Viên. Cầu bắc qua sông Hương, nối liền đường Bùi Thị Xuân với đường Lê Duẩn, thuộc địa bàn phường Phường Đúc và phường Phú Thuận, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Do đầu cầu phía Bắc nằm gần cầu Bạch Hổ cũ, nên có lẽ vì vậy mà người ta quen gọi cầu này là cầu Bạch Hổ, cũng có thể do cầu bắc qua cồn Dã Viên, mà cồn này trong tư tưởng phong thuỷ của các nhà địa lý thì nó được xem như Bạch Hổ chầu bên hữu của Kinh Thành.
bài của bạn Phan Thiên Định trên myopera.com
 
Được phép của chủ topic hôm nay tôi chuyển tới các bạn ảnh Huế năm 1996.Trước hết tôi post các ảnh cùng vị trí với Buddyphuong để các bạn tiện so sánh sau gần 15 năm vật đổi sao rời cảnh vật ra sao nhé.Ảnh được chụp bằng máy Konica phim Kodak 300.Ngày đó sao mà Huế lúc nào cũng mưa, thi thoảng hửng lên chút.Có lúc tôi ở Huế hơn hai tháng mà mưa cả hai tháng luôn.Nhưng mà thật đúng là "mưa trên phố Huế" buồn và rất buồn.Chỉ nhớ lại thôi mà đã thấy "răng mà buồn rứa?".Tôi scan lại thấy ảnh như bọc trong nilon nên chỉnh lại tí cho"nắng lên".

attachment.php


Tháp Phước Duyên chùa Thiên Mụ.

attachment.php


Trụ biểu ở lăng Khải Định.

attachment.php


Cầu Trung Đạo sang Minh Lâu trong lăng Minh Mạng.Có lúc nó được gọi là cầu Thông Minh Chính Trực bắc qua Tân Nguyệt hồ.

attachment.php


Bửu Thành mộ của vua Minh Mạng.

attachment.php


Cửa Sập tên cũ là cửa Quảng Đức hay cửa Ngăn trên.

attachment.php


Người trông coi nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế.Bây giờ không biết ra sao?.

attachment.php


Quốc học Huế.
 
Last edited:
attachment.php


Cửu Đỉnh trước Hiển Lâm Các.Nghe nói mấy cây cột gỗ đi từ chân lên nóc tầng ba thời ấy là độc nhất vô nhị.Các bạn chú ý nhé còn mấy hàng cây chống cho dầm gỗ phía ngoài hiên.

attachment.php


Đỉnh đồng.

attachment.php


Tượng vua Khải Định và lọng che bằng bê tông cẩn gốm sứ.

attachment.php


Đường lên điện Hòn Chén.

attachment.php


Đường vào lăng Tự Đức.

attachment.php


Tam quan lăng Gia Long.

attachment.php


Ngọ Môn tịch không một bóng cây, mái ngói chưa thay hết.
 
Last edited:
...
Theo một số hiểu biết của tôi về Huế.... xin được phép sửa một vài điểm nhầm lẫn của các bạn nhé.
1.Khu vực được bao bởi lớp thành phía ngoài sát bờ sông ấy(theo kiểu thành vau-băng) được gọi là Hoàng Thành.Phía trong Hoàng Thành gia đình quan lại đươc ở.Lớp thành thứ hai mà qua đó bạn nhìn thấy điện Thái Hòa gọi là Tử Cấm Thành,gia đình họ tộc của Vua ở trong lớp thành này.
2.Cổng chính của Tử Cấm Thành gọi là Ngọ Môn, Vua đi cửa chính giữa, quan đại thần đi cửa nách hai bên, không thì các quan vào chầu sẽ phải đi xa lắm mới vào được bên trong.
...

Bác có nhầm gì không?

1. Khu vực được bao quanh bởi lớp thành ngoài cùng (kiểu thành Vau-băng ấy), được gọi là Kinh thành. Bên trong Kinh thành có dân cư ở và một lớp thành thứ hai là Hoàng thành. Trong Hoàng thành là nơi ở của hoàng gia và các cơ quan triều đình.
Điện Thái Hòa nằm trong khu vực Hoàng thành, chứ không phải Tử Cấm thành.
Tử Cấm thành là lớp thành trong cùng, nằm bên trong khu vực Hoàng thành, là nơi ở và sinh hoạt của vua và hoàng gia.
Người ta gọi Đại Nội là chỉ Hoàng thành (bao gồm cả Tử Cấm thành)
2. Ngọ Môn là cửa chính vào Hoàng thành chứ không phải vào Tử Cấm thành.
Cửa chính vào tử Cấm thành là Đại Cung môn, nằm phía sau điện Thái Hòa.
 
Bác có nhầm gì không?

1. Khu vực được bao quanh bởi lớp thành ngoài cùng (kiểu thành Vau-băng ấy), được gọi là Kinh thành. Bên trong Kinh thành có dân cư ở và một lớp thành thứ hai là Hoàng thành. Trong Hoàng thành là nơi ở của hoàng gia và các cơ quan triều đình.
Điện Thái Hòa nằm trong khu vực Hoàng thành, chứ không phải Tử Cấm thành.
Tử Cấm thành là lớp thành trong cùng, nằm bên trong khu vực Hoàng thành, là nơi ở và sinh hoạt của vua và hoàng gia.
Người ta gọi Đại Nội là chỉ Hoàng thành (bao gồm cả Tử Cấm thành)
2. Ngọ Môn là cửa chính vào Hoàng thành chứ không phải vào Tử Cấm thành.
Cửa chính vào tử Cấm thành là Đại Cung môn, nằm phía sau điện Thái Hòa.

Hê hê xin đa tạ lâu quá rồi tôi "nhầm to".Đúng là Tử Cấm Thành nằm sau điện Thái Hòa....một khu nhỏ thôi và cũng bị hoang phế hết rồi.Cảm ơn Tunbo nhiều nhé.
 
@khanhmaituantu: Ảnh Huế chụp bằng máy phim trông đẹp quá nhỉ. Đã 15 năm rồi mà không thay đổi mấy, mình lại rất thích mùa mưa của Huế, hi vọng sẽ quay lại Huế vào mùa mưa
 
Vương Phủ khu An Cựu (Đường Phan Đình Phùng)

Số 179 - Vương phủ ở địa chỉ 179 được xây bởi Kiên Thái Vương Hồng Cai (1845-1876), con trai thứ hai mươi sáu của Hoàng Đế Thiệu Trị.
Vương là thân phụ của ba Hoàng Đế Kiến Phúc (1883-1884), Hàm Nghi (1884-1885), và Đồng Khánh (1885-1888).
Mặc dù có đến 103 bà vợ trong nội cung, vua Tự Đức (1848-1883) tuyệt tự, nhà vua phải nhận ba người cháu làm dưỡng tử. Vị thứ nhất là Hoàng Tử Ưng Chân, con trai Thoại Thái Vương Hồng Y, sau này lên ngôi với đế hiệu Dục Đức. Hai người còn lại là Ưng Đăng và Ưng Hổ, con trai Kiên Thái Vương. Hai vị này sau là các Hoàng Đế Kiến Phúc và Đồng Khánh. Trong số ba vị vua từ phủ Kiên Thái, chỉ có Hoàng Đế Đồng Khánh được ở ngôi cho đến khi qua đời, và được thờ ở Thế Miếu. Vua Kiến Phúc chỉ tại vị được tám tháng, và mất lúc mới mười lăm tuổi. Hiện vẫn còn nhiều nghi vấn về cái chết của vị hoàng đế yểu mệnh này. Người ta cho rằng vì có tỵ hiềm với Phụ Chính Nguyễn Văn Tường, Vua Kiến Phúc đã bị viên quan này đầu độc. Hoàng Đế Hàm Nghi, em trai Kiến Phúc, mới nối ngôi vua anh được một năm đã cầm đầu phong trào Cần Vương chống Pháp, nhưng thất bại. Sau một năm lẩn trốn ở Quảng Trị và Quảng Bình, nhà vua, lúc ấy mới mười lăm tuổi, bị người Pháp bắt được rồi đầy sang Algeria. Hiện nay phủ Kiên Thái Vương tương đối còn đứng vững. Cựu Hoàng Bảo Đại, chắt nội của Kiên Thái Vương, cũng được thờ ở đây. (sources: internet)



Hàng xóm của phủ Kiên Thái Vương, không có địa chỉ rõ ràng vì tự tên nó đã trở thành địa chỉ, là cung An Định

IMG_3234.jpg


IMG_3243.jpg


IMG_3248.jpg


Số 91 - Phương Thôn Thảo Đường
của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (1819-1870), con trai thứ mười của Hoàng đế Minh Mạng.
Vương và bào đệ Tuy Lý Vương là hai nhà thơ nổi tiếng của Nguyễn Triều. Vua Tự Đức đã khâm phục và khen hai ông chú tài hoa này với dòng thơ nổi tiếng: “Thi đáo Tùng, Tuy bất Thịnh Đường”. (source: internet). Phủ còn tương đối nguyên vẹn nhưng đã bị chữa lại hơi mới

IMG_3267.jpg


IMG_3260.jpg


Nếu muốn liên hệ vào thăm quan có thể liên hệ tại số nhà 79 PĐP gần đấy.

Số 65 - Lạc Tịnh Viên
Phủ này do Đông Các Đại Học Sĩ Hồng Khẩn, con trai Tùng Thiện Vương xây năm 1889. Phủ đã được chỉnh trang, xây cất thêm nhiều lần. Lần cuối cùng với việc xây nhà Vấn Trai năm 1910. Lạc Tịnh Viên hiện nay là một trong những điểm du lịch tư nhân được tham quan nhiều nhất ở Huế (source:internet)

IMG_3282.jpg
 
attachment.php


Đại Hồng Môn lăng Minh Mạng.

attachment.php


Du Khiêm Tạ nhìn về Xung Khiêm Tạ lăng Tự Đức.

attachment.php


Hồ Lưu Khiêm lăng Tự Đức.

attachment.php


Mái Hồng Trạch Môn lăng Tự Đức.

attachment.php


Tam Quan lăng Khải Định.

attachment.php


Điện Thái Lâu.

attachment.php


Thánh đường nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế.
 
Last edited:
Số 91 - Phương Thôn Thảo Đường
Số 65 - Lạc Tịnh Viên

Chu choa mấy chỗ này tôi chưa tới đâu.Bạn cho địa chỉ đi nhé, sau tôi đến xem nó thế nào.Mấy năm rồi cũng chưa qua Huế lần nào, toàn chạy lướt qua thôi.
Cảm ơn bạn vì đã thích ảnh Huế năm 96.Điều kiện ngày ấy hạn hẹp nên ảnh ọt cũng vậy thôi, quí vì là " đồ cổ" mà.Cũng chính vì muốn gửi thử cho bạn xem nên tôi có được quyết tâm scan hết toàn bộ số ảnh có từ trước tới giờ ( cả ảnh đen trắng từ năm 87, 88).Dẫu sao lưu trữ bằng file số ổn hơn.
Nói vậy chứ mặc dù tôi ở Huế nhiều nhưng chưa chắc đã biết hết mọi chỗ và cũng lâu rồi không quay lại.Yêu Huế thực sự nên cứ thấy có bài là "xông vào" chí ít là cũng được thấy hiện tại Huế thế nào.Bạn có ảnh phố xá, con người Huế thì đưa lên nhé.Ủng hộ bạn hết mình.Chúc bạn luôn vui vẻ, hạnh phúc.
À quên,nếu bạn muốn nhìn Huế ướt lướt thướt thì có ngay mà.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,288
Bài viết
1,174,894
Members
192,024
Latest member
MienPham
Back
Top