khanhmaituantu
Phượt thủ
Bạn nhắc lại tôi mới nhớ ra.Ngày xửa ngày xưa tôi và anh bạn người Huế cũng qua khu phố Tàu ấy.Phải nói là không khí "phố Tàu" đậm lắm nay không biết nay có còn không.Lối sống phố nghề( tôi không còn nhớ nghề chính là gì nữa), hàng quán sực nức mùi quế, hồi,thuốc Bắc.Ngoài cửa một vài cụ ông áo cổ Tàu có, áo may-ô có ngồi trên ghế tựa nhàn tản nói chuyện.Chẳng phải đâu xa lắm mà ngay đầu Chi Lăng thôi.Cũng lạ và đặc sắc lắm.Tôi còn nhớ nếu đi từ chợ Đông Ba vào đường hẹp và đầy quán nhậu.
Không biết bạn đi Điện Hòn Chén, Hồ Tịnh Tâm, Đồn Mang Cá chưa chỗ ấy gần và dễ đi.
Hê hê lại "chỉnh lại" Buddy tí nhé.
1.Cầu Bạch Hổ ngày nay là cầu làm kiểu hàng loạt(bằng vốn vay của Nhật Bản) trên toàn tuyến đường sắt Bắc Nam không có nhịp điệu như cầu Long Biên đâu nhé.Bạn đi tàu Bắc Nam sẽ nhận ra điều này(cầu Hàm Rồng Thanh Hóa,cầu Đà Rằng Phú Yên...giống y chang).Chắc Buddy không ở Hà Nội?
2.Mình paste cái này bạn đọc nhé.Mình kiểm chứng lâu rồi.
Lịch sử, có khi sự nhầm lẫn lại được thừa nhận như một sự đúng đắn; nhất là khi nó hợp lý.Cầu Bạch Hổ là một trường hợp như thế.
Trong ý thức rất nhiều người dân, cầu Bạch Hổ ngày nay là cây cầu bắc qua sông Hương, nối từ đường Lê Duẩn, cồn Dã Viên đến đường Bùi Thị Xuân. Kỳ thực không phải vậy.
Cầu Bạch Hổ xưa có tên là cầu Lợi Tế, bắc qua sông đào Kẻ Vạn, tức sông Kim Long nằm ở góc Tây Nam Kinh Thành. Cầu được xây dựng năm 1839, dưới thời vua Minh Mạng, dân gian quen gọi là cầu Kim Long. Cầu nằm trên đường Lê Duẩn. Đầu cầu phía Đông nay thuộc phường Phú Thuận, đầu cầu phía Tây thuộc phường Kim Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Cây cầu mà ngày nay chúng ta quen gọi là cầu Bạch Hổ thực ra đó chính là cầu Dã Viên. Cầu bắc qua sông Hương, nối liền đường Bùi Thị Xuân với đường Lê Duẩn, thuộc địa bàn phường Phường Đúc và phường Phú Thuận, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Do đầu cầu phía Bắc nằm gần cầu Bạch Hổ cũ, nên có lẽ vì vậy mà người ta quen gọi cầu này là cầu Bạch Hổ, cũng có thể do cầu bắc qua cồn Dã Viên, mà cồn này trong tư tưởng phong thuỷ của các nhà địa lý thì nó được xem như Bạch Hổ chầu bên hữu của Kinh Thành.
bài của bạn Phan Thiên Định trên myopera.com
Không biết bạn đi Điện Hòn Chén, Hồ Tịnh Tâm, Đồn Mang Cá chưa chỗ ấy gần và dễ đi.
Hê hê lại "chỉnh lại" Buddy tí nhé.
1.Cầu Bạch Hổ ngày nay là cầu làm kiểu hàng loạt(bằng vốn vay của Nhật Bản) trên toàn tuyến đường sắt Bắc Nam không có nhịp điệu như cầu Long Biên đâu nhé.Bạn đi tàu Bắc Nam sẽ nhận ra điều này(cầu Hàm Rồng Thanh Hóa,cầu Đà Rằng Phú Yên...giống y chang).Chắc Buddy không ở Hà Nội?
2.Mình paste cái này bạn đọc nhé.Mình kiểm chứng lâu rồi.
Lịch sử, có khi sự nhầm lẫn lại được thừa nhận như một sự đúng đắn; nhất là khi nó hợp lý.Cầu Bạch Hổ là một trường hợp như thế.
Trong ý thức rất nhiều người dân, cầu Bạch Hổ ngày nay là cây cầu bắc qua sông Hương, nối từ đường Lê Duẩn, cồn Dã Viên đến đường Bùi Thị Xuân. Kỳ thực không phải vậy.
Cầu Bạch Hổ xưa có tên là cầu Lợi Tế, bắc qua sông đào Kẻ Vạn, tức sông Kim Long nằm ở góc Tây Nam Kinh Thành. Cầu được xây dựng năm 1839, dưới thời vua Minh Mạng, dân gian quen gọi là cầu Kim Long. Cầu nằm trên đường Lê Duẩn. Đầu cầu phía Đông nay thuộc phường Phú Thuận, đầu cầu phía Tây thuộc phường Kim Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Cây cầu mà ngày nay chúng ta quen gọi là cầu Bạch Hổ thực ra đó chính là cầu Dã Viên. Cầu bắc qua sông Hương, nối liền đường Bùi Thị Xuân với đường Lê Duẩn, thuộc địa bàn phường Phường Đúc và phường Phú Thuận, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Do đầu cầu phía Bắc nằm gần cầu Bạch Hổ cũ, nên có lẽ vì vậy mà người ta quen gọi cầu này là cầu Bạch Hổ, cũng có thể do cầu bắc qua cồn Dã Viên, mà cồn này trong tư tưởng phong thuỷ của các nhà địa lý thì nó được xem như Bạch Hổ chầu bên hữu của Kinh Thành.
bài của bạn Phan Thiên Định trên myopera.com