What's new

Ảnh về Huế

Cung An Đinh

Cung An Định là nơi ở của Bảo Đại ngay từ khi con là Hoang Thái Tử, cung nằm cuối đương Phan Đinh Phùng, xung quanh là vương phủ của các Vương gia khác. Cung nằm ngay bên sông An Cựu - là con sông đào với mục đích cung cấp nước cho cả thành phố Huế. Nhìn trên bản đồ thì Cung An Định nằm trên đường PĐP nhưng thưc tế cổng chính lại nằm trên đường Nguyễn Huệ. Ngoài ra, Cung cũng chưa phải là điểm tham quan quen thuộc của du khách khi tới Huế. Cung được một tổ chức về bảo tồn của Đức tài trợ để phục chế lại, hiện tầng 1 của Tòa nhà chính đã được phục chế và trưng bày các hiện vật của vua Bảo Đại như đồ gốm của Anh và Pháp vào đầu TK 19. Tầng 2 đang được phục chế, tầng 3 bỏ trống. Hai dãy nhà 2 trước kia là chuồng thú đã bị phá hủy, nay đã được đập đi xây lại.

Cung An Định quay mặt về hướng nam, phía sông An Cựu. Cung có địa thế bằng phẳng, tổng diện tích mặt bằng 23.463m2, chung quanh có khuôn viên tường gạch, dày 0,5m, cao 1,8m trên có hàng rào song sắt bao bọc. Khi còn nguyên vẹn cung có khoảng 10 công trình. Từ trước ra sau là: Bến thuyền, Cổng chính, đình Trung Lập, lầu Khải Tường, nhà hát Cửu Tư Đài, chuồng thú, Hồ nước... trải qua thời gian và sự tàn phá của chiến tranh, đến nay cung chỉ còn lại 3 công trình khá nguyên vẹn là Cổng chính, đình Trung Lập và lầu Khải Tường. Cổng chính làm theo lối tam quan, hai tầng, trang trí bằng sành sứ đắp nổi rất công phu. Đình Trung Lập, nằm phía trong cửa, kết cấu kiểu đình bát giác, nền cao. Trong đình nguyên có đặt bức tượng đồng vua Khải Định, tỷ lệ bằng người thật, đúc từ năm 1920.

Cung An Định
IMG_2098.jpg


IMG_2077.jpg


Mặt sau Cung nhìn từ đường PĐP
IMG_2018.jpg


Lầu Khải Tường nằm phía sau đình Trung Lập, là công trình kiến trúc chính của cung An Định. Chữ Khải Tường (nghĩa là nơi khởi phát điềm lành), tên lầu là do vua Khải Định đặt. Lầu 3 tầng, xây dựng bằng các vật liệu mới theo kiểu lâu đài châu Âu, chiếm diện tích tới 745m2. Lầu được trang trí rất công phu, đặc biệt là phần nội thất của tầng 1 với các bức tranh tường có giá trị nghệ thuật rất cao.
Nội thất phía trong đã được sửa sang lại
IMG_2028.jpg


IMG_2030.jpg


IMG_2060.jpg


Một số chuông và các đồ dùng khác còn được giữ lại
IMG_2088.jpg
 
Last edited:
...
Cầu Trung Đạo sang Minh Lâu trong lăng Minh Mạng.Có lúc nó được gọi là cầu Thông Minh Chính Trực bắc qua Tân Nguyệt hồ.
...

Bác khanhmaituantu : bác hình như lại nhầm chỗ này rồi.
Cầu Trung Đạo là là cây cầu chính giữa, từ Hồng Trạch Môn vượt hồ Trừng Minh sang Minh Lâu (hai cây cầu hai bên cạnh nó là Tả Phù và Hữu Bật)

Còn cây cầu từ Minh Lâu sang Bửu thành là cầu Thông Minh Chính Trực, bắc qua hồ Tân Nguyệt
(Công nhận ông Minh Mạng toàn chọn tên kêu)
 
@khanhmaituantu: Bác cứ post ảnh Huế lên đi,mình rất thích mà và cũng cho mọi người thêm góc nhìn về Huế.
Về khu vương phủ Gia Hội, bác cứ đi dọc đường Phan Đình Phùng, tìm theo các số nhà là ra hết mà.

Minh đi Huế có 3 ngày, dành phần lớn thời gian cho các lăng tẩm nên cũng ít ảnh về street life lắm, chỉ kịp đi, ngắm và cảm nhận thôi chứ không kip ghi lại bằng ảnh. Mình sẽ post lên máy tấm góp vui với bác thôi nhé

Chùa Báo Quốc

Chùa nằm trên đường Báo Quốc màn tên chùa, rẽ phải từ đường Điện Biên Phủ vào. Phía bên ngoài lối vào chùa là một quán bia và chỗ gửi xe cũng nằm ngay đối diện.
Năm 1948 An Nam Phật Học Hội dời Sơn Môn Phật Học Đuờng từ chùa Linh Quang đến đây do Hoà Thượng Thích Tịnh Khiết, sau này trở thành Tăng Thống Giáo hội, làm Giám Đốc và Báo Quốc đã trở thành một trung tâm đào tạo tăng tài (source:internet)

Tuy nhiên, điều ấn tượng nhất khi đến đây là bắt gặp các bạn sinh viên đâng vẽ ghi các kiến trúc trong chùa và tình cờ bắt gặp một ánh mắt của cô học sinh lên chùa học, nói chúng là rất khó tả chỉ thấy là rất ấn tượng và thánh thiện.

IMG_3288.jpg


IMG_3301.jpg


IMG_3307.jpg
 
Cafe vỉa hè

Cafe Huế rất khác so với Hà Nội, cốc cafe thật ít và đi kèm một bát đá. Ngồi cafe Huế không thể chỉ 15 hay 20 phút, uống vội cốc cafe rồi đi làm như ở Hà Nội được. Cafe ở Huế phải ngồi thật lâu, nhâm nhi từng ngụm nhỏ mới thấy hết vị ngon của Cafe Huế.

Cafe vỉa hè ở Huế có ở rất nhiều nơi, nhưng tôi hay ngồi ở góc đường Trương Định. Lần đầu bước vào quán rất ấn tượng vơí sự ngăn nắp, khoa học và chuyên nghiệp của chú chủ quán. Quán nằm trong sân của một ngôi nhà xây theo lối kiến trúc truyền thống của Huế. Chỉ 5h chiều là quán đóng cửa, thay vào đó buổi tối là một quán ăn với các món truyền thống Huế, còn các quán cafe vỉa hè khác gần đấy lại trở thành các quán nhậu bình dân. Hình ảnh bắt gặp mỗi tối khi đi qua đây là hàng ghế nhựa với hàng két bia để phía trước.

Phía trong quán cafe vỉa hè trên đường Trương Định

IMG_2409.jpg


Nếu muốn uống cafe Huế buổi tối thì thật khó tìm, tôi thì vẫn hay ngồi cafe chỗ đầu đường Bén Nghé ngắm mọi người qua lại

IMG_3024.jpg


Xích lô Huế

Huế đặc biệt rất nhiều xích lô chủ yếu là để phục vụ du lich, đừng bỏ lỡ cơ hội ngồi trên xích lô với vợ/ bồ ngồi trên lòng đi lòng vòng trong thành nội và qua cầu Trường Tiền

IMG_2995.jpg
 
Bác khanhmaituantu : bác hình như lại nhầm chỗ này rồi.
Cầu Trung Đạo là là cây cầu chính giữa, từ Hồng Trạch Môn vượt hồ Trừng Minh sang Minh Lâu (hai cây cầu hai bên cạnh nó là Tả Phù và Hữu Bật)

Còn cây cầu từ Minh Lâu sang Bửu thành là cầu Thông Minh Chính Trực, bắc qua hồ Tân Nguyệt
(Công nhận ông Minh Mạng toàn chọn tên kêu)

Hụ hụ hay quá hay quá, tôi và anh bạn đang cãi nhau mà.Sau tấm ảnh chụp năm 96 cầu Thông Minh Chính Trực ướt lướt thướt ấy, có ghi là cầu TMCT nhưng anh bạn( đang chống nạnh chỉ trỏ )cứ nói không phải.Đọc trên ảnh của Buddy cũng thấy chú thích Minh Lâu khác mà.Bạn Tunbo hay thật đấy.Tìm trên Gúc nó trả lời cũng chưa rõ ràng lắm nhưng sau khi xem cuốn"Lăng tẩm cố đô Huế " thì á khẩu lun,hị hị.Bạn có uống bia không nhỉ?Đồng chí này cũng đi Huế nhiều lần và cũng có "tình" với Huế lắm, ra đâu đó cho ảnh...cãi tiếp cái nhỉ.:D
Nhân thể mình post cái này Tunbo bít gì nói dùm với nhé, hoặc biết ai biết thì hỏi dùm vậy.
Bạn Buddy cũng ợ Hà Nội à?:D

attachment.php


Mặt trước ấn.

attachment.php


Chữ của ấn.

attachment.php


Đáy thố.

attachment.php


Thân thố.

Cũng là ảnh Huế luôn, Huế xửa xừa xưa:))
 
Last edited:
Con người

Ấn tượng ban đầu của tôi về con người Huế không như suy nghĩ ban đầu. Trong quá trình tìm kiếm thông tin trước chuyến đi, rất nhiều thông tin như người Huế gặp khách du lịch hay tính đắt, trước khi mua gì phải hỏi giá cho kỹ. Tuy nhiên, theo cảm nhận của tôi, người Huế rất nhẹ nhàng, kín đáo và rất tinh tế. Những người Huế tôi gặp thường có nét mặt với các đường nét nhỏ nhẹ, thật khó tìm những ông già mũi to, da sần sùi hay một bà béo hai tay chống nạnh chửi nhau choang choác ngoài chợ như thường thấy nhan nhản mọi ngóc ngách của Hà Nội hay Sài Gòn.
Cuộc sống ở Huế trôi qua thật chầm chậm và thanh bình. Chỉ ở Huế có mấy hôm mà tôi quên luôn cảnh tắc đường hay những tối lượn bờ hồ nhích chân từng bước một. Nói chung là con người Huế rất dễ chịu

IMG_3042-1.jpg


IMG_2985.jpg


IMG_3130.jpg


IMG_3142.jpg


IMG_3152.jpg


IMG_3486.jpg
 
Không muốn làm Huế xấu đi đâu nhưng sự thực người chỗ khác đến làm xấu Huế.Nhận xét của bạn rất đúng nhưng đó là bạn gặp người Huế "rặt" chứ gặp phải Huế " pha" hay gặp phải những người "Bắc kỳ nằm sâu trong Huế" thì cũng héo hắt ngay.Đâu cũng có người tốt người xấu nhưng Huế bây giờ không lành như Huế xưa nữa đâu.Đơn giản bạn cứ đi xích lô là...biết ngay mà.Tuy vậy Huế vẫn là điểm du lịch đáng để đến trên đất nước mình(còn hơn chán vạn chỗ khác).:)
 
Hụ hụ hay quá hay quá, tôi và anh bạn đang cãi nhau mà.Sau tấm ảnh chụp năm 96 cầu Thông Minh Chính Trực ướt lướt thướt ấy, có ghi là cầu TMCT nhưng anh bạn( đang chống nạnh chỉ trỏ )cứ nói không phải.Đọc trên ảnh của Buddy cũng thấy chú thích Minh Lâu khác mà.Bạn Tunbo hay thật đấy.Tìm trên Gúc nó trả lời cũng chưa rõ ràng lắm nhưng sau khi xem cuốn"Lăng tẩm cố đô Huế " thì á khẩu lun,hị hị.Bạn có uống bia không nhỉ?Đồng chí này cũng đi Huế nhiều lần và cũng có "tình" với Huế lắm, ra đâu đó cho ảnh...cãi tiếp cái nhỉ.:D
Nhân thể mình post cái này Tunbo bít gì nói dùm với nhé, hoặc biết ai biết thì hỏi dùm vậy.
...
Cũng là ảnh Huế luôn, Huế xửa xừa xưa:))

Cái món đấy em không biết bác ơi.
Thực ra em đi Huế không nhiều lắm, lần nào đến Huế cũng lo cắm cúi sục vào Kinh thành với các lăng tẩm. Còn chưa kịp loanh quanh ra khỏi các cái cụm ấy.
 
Nói chung ở đâu thì cũng có người tốt người xấu, nhưng em thấy Huế còn dễ mến hơn nhiều nơi. Em cũng đã từng bị ông xích lô, hay anh lái taxi gạ gẫm đi chỗ này chỗ kia. Đặc biệt hơn mỗi khi đi ngang qua đường Lê Lợi chỗ trường Cao Đẳng thường thường đều có em gái bịt kín mặt xin đi nhờ xe, chẳng biết là mãi dâm, cướp giật hay lừa đảo nữa. Em thích Huế đơn giản vì em đến đấy và cảm thấy thật dễ chịu và quý mến nơi này thôi.
 
Các điểm đến khác

Vương Phủ khu Thuận An Vỹ Dạ ( Đường Nguyễn Sinh Cung)

Khu vực Thuận An Vỹ Dạ có mật độ vương phủ dinh thự to lớn nhất thời xưa. Đường Lê Lợi, sau khi qua khỏi cầu đá Vỹ Dạ sẽ chuyển sang đường Thuận An, nay là đường Nguyễn Sinh Cung

Tôi cũng đã đi dọc đường Nguyễn Sinh Cung nhưng không rẽ vào thăm vương phủ nào cả, phần vì biết chắc sẽ không có gì đặc biệt và thời gian cũng không có nhiều. Tuy nhiên, đường Nguyễn Sinh Cung có lối rẽ vào Cồn Hến ngay cầu Đập Đá cũng rất nên đi. Cửa sổ khách sạn nơi tôi ở nhìn ngay ra sông Hương và Cồn Hến, do vậy tôi được chứng kiến của cuôc sống của những người dân lao động nghèo, được tận mắt thấy những em bé nô đùa trên dòng sông Hương, được nhìn những mệ những o đãi hến nơi bến sông.

Đi hết đường Nguyễn Sinh Cung rẽ lên cầu Chợ Dinh ngắm Sông Hương cũng khá thú vị
Một số thông tin tìm được về các vương phủ khu Thuận An Vỹ Dạ

- Số 98: các phủ của Tuy Lý Vương Miên Trinh (1820-1897), con trai thứ mười một của Hoàng đế Minh Mạng. Trong các vương phủ này chỉ có phủ Tuy Lý Vương đã được tái tạo lại gần như xưa, với tấm bình phong đẹp
- Số 106: phủ Diên Khánh Vương Nguyễn Phúc Tấn (1799-1854), con trai thứ bảy của Gia Long
- Số 220: phủ và mộ phần của Phong Quốc Công Miên Kiền (1831-1854), con trai thứ 55 của vua Minh Mạng
- Số 274: phủ Định Viễn Quận Vương Nguyễn Phúc Bính (1797-1854), con trai thứ sáu của vua Gia Long, ở đối diện với địa chỉ 274 Thuận An. Trong phủ có cả khám thờ thân mẫu của Vương là bà Tiệp Dư Lê Thị Ái, vợ Vua Minh Mạng. Phủ còn lưu giữ được gần như toàn bộ bản khắc gỗ nguyên thủy tập thơ của vị hoàng tử thi sỹ nổi tiếng này


Vương Phủ khu Kim Long (đường Nguyễn Thúc Nguyên)

Một số dinh thự ở đây vẫn còn dấu tích rất rõ. Đại lộ Trần Hưng Đạo khi qua khỏi cầu Bạch Hổ, trên đường đi về chùa Thiên Mụ, sẽ chuyển sang đường Kim Long, nay là đường Nguyễn Thúc Nguyên
Tôi đã đi dọc Đường Kim Long, rồi đến Nguyễn Thúc Nguyên nhưng chẳng bắt gặp được vương phủ nào còn sót lại ngoài nhà vườn An Hiên mang phong cách đặc trưng của Huế ở Số 46 đường Nguyễn Thúc Nguyên. Được xây bởi cháu nội Đức Quốc công là Phạm Đăng Khánh năm 1895, dinh đã bị đổi chủ nhiều lần và nay thuộc về dòng họ Nguyễn Đình.

IMG_3433.jpg


Trường Quốc Học: rất tiếc là đến Huế đúng dịp thi đại học nên không được ngắm những tà áo dài Huế

IMG_3408.jpg


Bia Quốc học Huế: là một sông trình to, đẹp nhưng không thấy chú thích trên bản đồ

IMG_3399.jpg


Phía sau Bia Quốc học là bãi cỏ nhìn thẳng ra Sông Hương

IMG_3392.jpg


Các cổng thành
IMG_3109.jpg


Phố Tây

Phố Tây ở Huế mang hơi hướng của Phạm Ngũ Lão, của Bùi Viện của Sài Gòn. Vẫn cái vẻ tấp nập các bạn khoai tây qua lại, nhộn nhịp cả ngày lẫn đêm. Phố Tây ở Huế gồm các đường (lại) Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An, và Võ thị Sáu.
 
Last edited:
Buddy ơi bạn mà khuyên mọi người đi với vợ hay với bồ lên xích lô ở Huế thì hỏng chuyện.Xích lô ở Huế giống xích lô Sài Gòn, rất hẹp và cao.Chỗ ngồi đạp cũng cao nữa.Hai người ngồi chỉ có ngồi lên đùi hay ngồi vào lòng nhau thôi mà cũng khó khăn lắm.Trước đây xích lô xấu lắm trông lem luốc kìa.Nhưng ngày xưa thi thoảng gặp bác xích lô dọc đường vừa nói chuyện lại còn đọc cả thơ nữa.Đó là một nét văn hóa rất riêng của Huế.Tuy nhiên khi đi qua cầu Trường Tiền các bác toàn phải xuống đẩy chứ không đạp được, trông tội lắm.Đi 2 người chắc trông còn tội nữa.Tại vì vậy bây giờ cũng ngại đi xích lô ở Huế.Nhìn lại cái ảnh phía sau tấm bia đối diện Quốc học Huế mình nhớ tụi mình toàn ra chỗ bờ sông ngủ thôi.Buổi tối ra ngồi nhậu chỗ bến thuyền đối diện đại học Sư phạm hoặc đi bộ dọc đường Lê Lợi cũng thích lắm.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,672
Bài viết
1,171,069
Members
192,337
Latest member
xjjrc
Back
Top