Các điểm đến khác
Vương Phủ khu Thuận An Vỹ Dạ ( Đường Nguyễn Sinh Cung)
Khu vực Thuận An Vỹ Dạ có mật độ vương phủ dinh thự to lớn nhất thời xưa. Đường Lê Lợi, sau khi qua khỏi cầu đá Vỹ Dạ sẽ chuyển sang đường Thuận An, nay là đường Nguyễn Sinh Cung
Tôi cũng đã đi dọc đường Nguyễn Sinh Cung nhưng không rẽ vào thăm vương phủ nào cả, phần vì biết chắc sẽ không có gì đặc biệt và thời gian cũng không có nhiều. Tuy nhiên, đường Nguyễn Sinh Cung có lối rẽ vào Cồn Hến ngay cầu Đập Đá cũng rất nên đi. Cửa sổ khách sạn nơi tôi ở nhìn ngay ra sông Hương và Cồn Hến, do vậy tôi được chứng kiến của cuôc sống của những người dân lao động nghèo, được tận mắt thấy những em bé nô đùa trên dòng sông Hương, được nhìn những mệ những o đãi hến nơi bến sông.
Đi hết đường Nguyễn Sinh Cung rẽ lên cầu Chợ Dinh ngắm Sông Hương cũng khá thú vị
Một số thông tin tìm được về các vương phủ khu Thuận An Vỹ Dạ
- Số 98: các phủ của Tuy Lý Vương Miên Trinh (1820-1897), con trai thứ mười một của Hoàng đế Minh Mạng. Trong các vương phủ này chỉ có phủ Tuy Lý Vương đã được tái tạo lại gần như xưa, với tấm bình phong đẹp
- Số 106: phủ Diên Khánh Vương Nguyễn Phúc Tấn (1799-1854), con trai thứ bảy của Gia Long
- Số 220: phủ và mộ phần của Phong Quốc Công Miên Kiền (1831-1854), con trai thứ 55 của vua Minh Mạng
- Số 274: phủ Định Viễn Quận Vương Nguyễn Phúc Bính (1797-1854), con trai thứ sáu của vua Gia Long, ở đối diện với địa chỉ 274 Thuận An. Trong phủ có cả khám thờ thân mẫu của Vương là bà Tiệp Dư Lê Thị Ái, vợ Vua Minh Mạng. Phủ còn lưu giữ được gần như toàn bộ bản khắc gỗ nguyên thủy tập thơ của vị hoàng tử thi sỹ nổi tiếng này
Vương Phủ khu Kim Long (đường Nguyễn Thúc Nguyên)
Một số dinh thự ở đây vẫn còn dấu tích rất rõ. Đại lộ Trần Hưng Đạo khi qua khỏi cầu Bạch Hổ, trên đường đi về chùa Thiên Mụ, sẽ chuyển sang đường Kim Long, nay là đường Nguyễn Thúc Nguyên
Tôi đã đi dọc Đường Kim Long, rồi đến Nguyễn Thúc Nguyên nhưng chẳng bắt gặp được vương phủ nào còn sót lại ngoài nhà vườn An Hiên mang phong cách đặc trưng của Huế ở Số 46 đường Nguyễn Thúc Nguyên. Được xây bởi cháu nội Đức Quốc công là Phạm Đăng Khánh năm 1895, dinh đã bị đổi chủ nhiều lần và nay thuộc về dòng họ Nguyễn Đình.
Trường Quốc Học: rất tiếc là đến Huế đúng dịp thi đại học nên không được ngắm những tà áo dài Huế
Bia Quốc học Huế: là một sông trình to, đẹp nhưng không thấy chú thích trên bản đồ
Phía sau Bia Quốc học là bãi cỏ nhìn thẳng ra Sông Hương
Các cổng thành
Phố Tây
Phố Tây ở Huế mang hơi hướng của Phạm Ngũ Lão, của Bùi Viện của Sài Gòn. Vẫn cái vẻ tấp nập các bạn khoai tây qua lại, nhộn nhịp cả ngày lẫn đêm. Phố Tây ở Huế gồm các đường (lại) Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An, và Võ thị Sáu.