Sắp đến ngày Giáng sinh năm 2008, lại nhân vừa đi về vùng xứ đạo cổ Bùi Chu, tôi lập topic này để chia sẻ những điều đã thấy, đã biết về các tòa nhà thờ Thiên Chúa giáo tại Việt Nam, cũng như là một "đối trọng" với topic đền chùa mang toàn nội dung Phật giáo.
So với Phật giáo, Thiên Chúa giáo (chính xác hơn là Công giáo La Mã) vào Việt Nam muộn hơn, nhưng cũng đã phát triển gần 500 năm rồi, và Việt Nam là nước có số lượng giáo dân đông thứ hai ở châu Á, chỉ sau Phillipines (không kể Nga nửa Âu nửa Á).
Thiên Chúa giáo không chỉ chiếm số lượng giáo dân đông, mà còn để lại trên khắp đất nước hàng ngàn tòa giáo đường, rất nhiều những dấu ấn kiến trúc, lịch sử, mỹ thuật, văn hóa sâu sắc, rất đáng để tìm hiểu.
Bên cạnh đó, khi tiếp cận với văn minh phương Tây, mà không hiểu nhất định về Thiên Chúa giáo, thì cũng sẽ rất thiếu sót, vì Thiên Chúa giáo gắn liền với châu Âu đã hai nghìn năm, cũng bằng với thời gian Phật giáo gắn với Việt Nam. Thiên Chúa giáo là phần không thể thiếu trong văn hóa, lịch sử châu Âu.
Trong topic này, có lúc tôi dùng "Thiên Chúa giáo" với nghĩa tương đương "Công giáo La Mã", như người Việt Nam hiện nay quen dùng, có lúc là "Cơ đốc giáo", dù chưa phải là chính xác lắm.
So với Phật giáo, Thiên Chúa giáo (chính xác hơn là Công giáo La Mã) vào Việt Nam muộn hơn, nhưng cũng đã phát triển gần 500 năm rồi, và Việt Nam là nước có số lượng giáo dân đông thứ hai ở châu Á, chỉ sau Phillipines (không kể Nga nửa Âu nửa Á).
Thiên Chúa giáo không chỉ chiếm số lượng giáo dân đông, mà còn để lại trên khắp đất nước hàng ngàn tòa giáo đường, rất nhiều những dấu ấn kiến trúc, lịch sử, mỹ thuật, văn hóa sâu sắc, rất đáng để tìm hiểu.
Bên cạnh đó, khi tiếp cận với văn minh phương Tây, mà không hiểu nhất định về Thiên Chúa giáo, thì cũng sẽ rất thiếu sót, vì Thiên Chúa giáo gắn liền với châu Âu đã hai nghìn năm, cũng bằng với thời gian Phật giáo gắn với Việt Nam. Thiên Chúa giáo là phần không thể thiếu trong văn hóa, lịch sử châu Âu.
Trong topic này, có lúc tôi dùng "Thiên Chúa giáo" với nghĩa tương đương "Công giáo La Mã", như người Việt Nam hiện nay quen dùng, có lúc là "Cơ đốc giáo", dù chưa phải là chính xác lắm.
Last edited: