What's new

[Tổng hợp] Nhà thờ - Thiên Chúa giáo và...

Các bậc thánh đường

Bên cạnh việc phân chia về chức năng - cấp bậc hành chính - thành nhà thờ thường, nhà thờ Chính tòa giáo phận, nhà thờ Chính tòa tổng giáo phận, các nhà thờ Công giáo còn phân chia theo cấp độ quan trọng và thiêng liêng.

Các cấp độ:
- Đại Vương cung thánh đường (Giáo trưởng thánh đường, Giáo hoàng thánh đường)
- Vương cung thánh đường
- Đền thánh
- Nhà thờ thường (thánh đường)
- Nguyện đường

_____________________________________

Đại Vương cung thánh đường (Major Basilica) trên thế giới chỉ có 4 tòa, đều nằm ở Roma. Bốn tòa nhà thờ lớn này được mang tên là Giáo trưởng thánh đường (patriarch basilica), vì ứng với 4 vị Giáo trưởng của 4 Giáo hội Kitô giáo là:

- Nhà thờ thánh Gioan (St.John) Lateran - của Giáo trưởng giáo hội Roma
- Nhà thờ thánh Phêrô (St.Peter) - của Giáo trưởng giáo hội Constantinople
- Nhà thờ Đức bà Cả (St.Mary Maggiore) - của Giáo trưởng giáo hội Antioch
- Nhà thờ thánh Phaolô (St.Paul) - của Giáo trưởng giáo hội Alexandria

Sau Đại ly giáo, các Giáo hội kia không chịu dưới quyền Rome, các Giáo trưởng thánh đường chỉ mang tính hình thức, nên năm 2006 vừa rồi Vatican đổi tất cả thành Giáo hoàng thánh đường (papal basilica).
Ngoài 4 Đại thánh đường trên, còn một số khác cũng là Giáo hoàng thánh đường.
 
Vương cung thánh đường - Đền thánh

(Tiểu) Vương cung thánh đường - (minor) basilica là cấp bậc dưới Đại vương cung thánh đường. Đây là những nhà thờ quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với Giáo hội Công giáo, có trên khắp thế giới, và do Giáo hoàng phong. Nước có nhiều nhà thờ được phong cấp này nhất tất nhiên là Italia, sau đó là Pháp, Tây Ban Nha...

Vương cung thánh đường không nhất thiết là Nhà thờ Chính tòa.

Đền thánh hay Đền thờ (shrine) là Nhà thờ gắn với một thánh tích, sự kiện thiêng liêng nào đó, như là nơi đã từng có "phép lạ", "mầu nhiệm" như là "Đức Mẹ hiện ra" xảy ra; hoặc là nơi chôn cất một vị Thánh, hoặc nơi vị Thánh tử vì đạo... Đền thánh quan trọng nhất nước là Đền thánh quốc gia. Đền thánh do các Giám mục tôn phong.

Đền thánh không nhất thiết là Nhà thờ Chính tòa; Vương cung thánh đường cũng không nhất thiết là đền thánh. Như Đại Vương cung thánh đường St.Peter ở Vatican là Đền thánh vì xây trên mộ thánh Peter, nhưng Đại vương cung thánh đường St.John Lateran thì không.



Ở Việt Nam, hiện tại có 3 Vương cung Thánh đường, ở ba Tổng giáo phận - ba miền, và có rất nhiều Đền thánh.

Vương cung thánh đường được phong sớm nhất năm 1961 là Nhà thờ La Vang ở Quảng Trị. Đây cũng là Đền thánh, và còn là Đền thánh Quốc gia của giáo hội Việt Nam, vì tương truyền là nơi Đức Mẹ hiện ra hơn 200 năm trước, do đó còn được gọi là Trung tâm hành hương quốc gia Đức Mẹ La Vang, được coi là nơi thiêng liêng nhất với người Công giáo Việt Nam.
Tuy nhiên nhà thờ La Vang không phải Chính tòa.

Vương cung thánh đường thứ hai được phong năm 1962 là Nhà thờ Chính tòa Đức Bà Sài Gòn, nhà thờ quan trọng nhất miền Nam. Nhưng nhà thờ này không phải Đền thánh vì không có sự kiện hay báu vật thiêng liêng nào cả.

Vương cung thánh đường thứ ba được phong năm 2008 vừa rồi là Đền thánh Phú Nhai mà tớ đã giới thiệu ở trước. Nhà thờ này gắn với truyền thuyết Đức Mẹ đáp ứng lời cầu nguyện của giáo dân Bùi Chu cách đây 150 năm, nên được tôn là Đền thánh.
Nhà thờ Phú Nhai cũng không phải Chính tòa.


Như vậy Chính tòa - Vương cung thánh đường - Đền thánh là các danh hiệu có tính độc lập nhau.

(Bài trên viết năm 2008, đến năm 2010 thì Nhà thờ Sở Kiện được phong làm Vương cung thánh đường thứ 4 ở Việt Nam)
 
Last edited:
Bạn Chitto, mình thật là vừa hâm mộ vừa chóng mặt vì bạn đấy :)

Bạn đã mua G10 chưa? :)

Xời, chả nhẽ bây giờ mới thế à?

Hic hic, vừa đi công tác thêm 1 tỉnh nữa về chiều nay, chưa có lúc nghĩ đến chuyện ấy.

Nếu không phải vì mất máy ảnh thì chắc là giờ cũng chả về HN vội làm gì, mà còn lang thang đâu đó.
 
Thật khâm phục bác Chitto, em dân trong đạo mà lười tìm hiểu và chụp ảnh như bác. Có dịp đi đâu em sẽ cố chụp góp ít ảnh vô đây cùng với bác.
 
Xời, chả nhẽ bây giờ mới thế à?

Hic hic, vừa đi công tác thêm 1 tỉnh nữa về chiều nay, chưa có lúc nghĩ đến chuyện ấy.

Nếu không phải vì mất máy ảnh thì chắc là giờ cũng chả về HN vội làm gì, mà còn lang thang đâu đó.

Xời, ko phải bây giờ mà là thỉnh thoảng mới thế à ;):LL

Mua máy đê, mua 30d ko, em bán :) - giờ chán chụp ảnh rồi

Sorry xờ pam, nhưng mà biết nói gì vào topic này bi giờ, hic... tối qua em ngồi nhà thờ, nghĩ đến Noel thấy chóng mặt (NO)
 
Hai Vương cung thánh đường Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn và Đền thánh Phú Nhai đã có rồi, còn Đền thánh La Vang.

La Vang ở Quảng Trị là Trung tâm Hành hương Thánh Mẫu Quốc gia, dựa trên truyền thuyết từ năm 1798. Khi đó dưới thời Cảnh Thịnh (con Quang Trung), chính sách lùng bắt và tàn sát Công giáo rất gắt gao, các giáo dân đã bỏ chạy vào sâu vùng núi rừng Quảng Trị. Tại đây họ ngày đêm cầu nguyện và đã thấy một "Bà rất đẹp" mặc trang phục người Việt hiện ra, bế một đứa trẻ và chỉ dẫn họ cách lấy lá nấu nước chữa bệnh... Giáo dân tin rằng đó chính là Đức Mẹ đã hiển thị, từ đó tôn sùng nơi thiêng liêng này.

Tòa thánh Vatican cũng chính thức công nhận điều này, và La Vang chính thức trở thành Linh đài Thánh địa Đức Mẹ, trở thành Đền thánh quốc gia, trung tâm hành hương. Nhà thờ xây dựng ở đây được phong Vương cung thánh đường đầu tiên tại Việt Nam.

Nói thêm rằng Phillipines, đất nước 90% Công giáo, nhiều giáo dân nhất ở châu Á, có 86 giáo phận với 86 Chính tòa, và có 12 Vương cung Thánh đường.

Nhiều tài liệu chỉ ra rằng Đền thánh La Vang được xây trên nền một ngôi chùa cũ, là chùa Lá Vằng, một loại lá để chữa bệnh, nên mới có tên là La Vang. Nhưng cũng có nguồn nói La Vang tức là hét vang, kêu vang.

Đền thánh La Vang những năm chưa bị bom đạn chiến tranh tàn phá:


picture.php
 
Last edited:
Một nơi được coi là thánh địa Đức Mẹ linh thiêng thứ hai là ở Trà Kiệu - Quảng Nam.

Nơi đây vốn là kinh đô Trà Kiệu cũ của vương quốc Champa, cách Mỹ Sơn khoảng 20km. Tên gọi Trà Kiệu, theo một tài liệu, thì là từ chữ Chà Kiều.

Giữa Trà Kiệu có một quả đồi cao khoảng 50m, gọi là núi Bảo Châu, hay núi Trọc, núi Trược. Thời xưa, đây là ngọn núi quan trọng trong kinh thành, vì theo vũ trụ quan Ấn Độ giáo, núi chính giữa là biểu tượng của Meru, trên đỉnh núi có ngôi đền lớn thờ Thượng đế Ấn giáo. Kinh thành Trà Kiệu lấy núi này làm trung tâm.

Khi các di dân - đặc biệt là Công giáo - tràn vào đây, đã dựng nhà thờ trên lưng chừng núi. Theo truyền thuyết, quân triều đình nhà Nguyễn bao vây để diệt tín đồ Công giáo tại đây vào tháng 9/1885. Vào ngày 21/9/1885, Đức Mẹ mặc áo trắng đã hiện ra trên nóc nhà thờ, tín đồ Công giáo chiến thắng quân triều đình. Từ đó núi Bảo Châu trở thành Thánh địa công giáo của cả vùng, nhà thờ được gọi là nhà thờ Mẹ Trà Kiệu.

Nhà thờ được dựng ngay trên đỉnh núi, trên nền của Đền thờ Champa xưa kia. Tuy không được phong thánh chính thức bởi Tòa thánh như La Vang, nhưng cũng là một nơi hành hương của các giáo dân.



picture.php
 
Last edited:
Có phần nào tương đồng như hình tượng Quan Thế Âm trong chùa, hình tượng Đức Mẹ trong Thiên Chúa giáo cũng được tạo tác và thờ phụng dưới nhiều hình thức khác nhau: Đức Mẹ bế Chúa Hài đồng, Đức Mẹ Sầu bi, Đức Mẹ thăng thiêng, Đức Mẹ giết Mãng xà, Đức Mẹ hòa bình...

Ở Việt Nam, nhiều pho tượng Đức Mẹ được Việt hóa triệt để, rất gần gũi với người Việt Nam: mặc áo dài, khăn vành dây, hoặc áo tứ thân, vấn khăn bỏ tóc như người phụ nữ Việt thông thường.

Tượng Đức Mẹ bế Chúa hài đồng ở nhà thờ Bùi Chu:

picture.php

Tượng Đức Mẹ ở Trà Kiệu

picture.php
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,671
Bài viết
1,171,001
Members
192,333
Latest member
Phanduchoa
Back
Top