Tôn giáo - tín ngưỡng
Nhiều người có hỏi sự khác biệt giữa Tôn giáo và Tín ngưỡng thế nào, có nhiều tiêu chí phân biệt, một trong số đó là hệ thống tổ chức.
Phân tích chi tiết thì rất khó. Đơn giản cho dễ hiểu thì Tôn giáo phải có hệ thống tu sĩ theo tổ chức cấp bậc, gọi là Giáo phẩm, có tổ chức hội đoàn, có lề luật, quy định, các tài liệu chính thức, nghi thức thờ cúng được quy chuẩn thành sách (kinh, luật), có sự truyền bá, nghi thức gia nhập, loại bỏ. Còn Tín ngưỡng thì không có những điều đó.
Thiên Chúa giáo - Công giáo La Mã - là một Tôn giáo quy chuẩn nhất, với đầy đủ hệ thống như trên.
Còn như đạo Mẫu ở Việt Nam hiện nay chỉ là Tín ngưỡng. Người ta có thể theo, không theo một cách tự do, tự nhiên, không có tầng lớp tu hành quản lý, không ai có quyền hơn ai trong lĩnh vực theo hay không, không kết tội và không ban phúc từ những người khác. Hệ thống tài liệu cũng không theo quy chuẩn.
Nhiều người cũng coi Phật giáo (nguyên thủy) chỉ là tín ngưỡng, vì nền tảng là một giáo lý, lý thuyết. Một người có thể tự mình ở nhà đọc kinh sách và suy ngẫm, không nhất thiết phải đến chùa, không phải gặp một vị sư ni nào, không cần làm lễ thụ giới vẫn có thể là một Phật tử chân chính, và cũng không ai có quyền cao hơn trong việc tiếp nhận giáo lý.
Trong khi đó, nếu không chính thức làm lễ gia nhập (hoặc được làm lễ từ sơ sinh), thì một người thường không thể là một giáo dân Công giáo (tín hữu, dân Chúa). Và sau khi gia nhập, thì thực hiện các nghi thức lễ như đến nhà thờ, chịu Mình Thánh, xưng tội... là điều bắt buộc. Và các giáo phẩm cũng có thể tước đoạt quyền được tham dự các nghi lễ đó, tức là loại khỏi tôn giáo, được gọi dưới tên là "vạ tuyệt thông" hay "rút phép thông công".
Nhiều người có hỏi sự khác biệt giữa Tôn giáo và Tín ngưỡng thế nào, có nhiều tiêu chí phân biệt, một trong số đó là hệ thống tổ chức.
Phân tích chi tiết thì rất khó. Đơn giản cho dễ hiểu thì Tôn giáo phải có hệ thống tu sĩ theo tổ chức cấp bậc, gọi là Giáo phẩm, có tổ chức hội đoàn, có lề luật, quy định, các tài liệu chính thức, nghi thức thờ cúng được quy chuẩn thành sách (kinh, luật), có sự truyền bá, nghi thức gia nhập, loại bỏ. Còn Tín ngưỡng thì không có những điều đó.
Thiên Chúa giáo - Công giáo La Mã - là một Tôn giáo quy chuẩn nhất, với đầy đủ hệ thống như trên.
Còn như đạo Mẫu ở Việt Nam hiện nay chỉ là Tín ngưỡng. Người ta có thể theo, không theo một cách tự do, tự nhiên, không có tầng lớp tu hành quản lý, không ai có quyền hơn ai trong lĩnh vực theo hay không, không kết tội và không ban phúc từ những người khác. Hệ thống tài liệu cũng không theo quy chuẩn.
Nhiều người cũng coi Phật giáo (nguyên thủy) chỉ là tín ngưỡng, vì nền tảng là một giáo lý, lý thuyết. Một người có thể tự mình ở nhà đọc kinh sách và suy ngẫm, không nhất thiết phải đến chùa, không phải gặp một vị sư ni nào, không cần làm lễ thụ giới vẫn có thể là một Phật tử chân chính, và cũng không ai có quyền cao hơn trong việc tiếp nhận giáo lý.
Trong khi đó, nếu không chính thức làm lễ gia nhập (hoặc được làm lễ từ sơ sinh), thì một người thường không thể là một giáo dân Công giáo (tín hữu, dân Chúa). Và sau khi gia nhập, thì thực hiện các nghi thức lễ như đến nhà thờ, chịu Mình Thánh, xưng tội... là điều bắt buộc. Và các giáo phẩm cũng có thể tước đoạt quyền được tham dự các nghi lễ đó, tức là loại khỏi tôn giáo, được gọi dưới tên là "vạ tuyệt thông" hay "rút phép thông công".