What's new

[Tổng hợp] Nhà thờ - Thiên Chúa giáo và...

Chúa Nhật

Hôm nay là Chủ Nhật, Chủ nhật cuối cùng trước Noel.

Chủ Nhật vốn là đổi chệch từ Chúa Nhật - ngày của Chúa, vì trong chữ Hán thì Chúa và Chủ viết giống nhau. Để có cách gọi ngày trong tuần như Việt Nam đang dùng, lịch sử của nó lâu dài lắm.

Nền văn minh đầu tiên sử dụng tuần 7 ngày là Babylon ở vùng Lưỡng Hà. Họ đã quan sát thiên văn, thấy có 7 thiên thể chuyển động trên bầu trời là Mặt Trời, Mặt Trăng, và 5 hành tinh Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, do đó đã dùng chu kỳ 7 ngày để tính thời gian từ 3000 năm trước Công nguyên.

Khi nền văn minh Babylon (và Ai Cập) đã rất phát triển, thì dân Do Thái vẫn còn là du mục lang thang trong vùng Lưỡng Hà với nền văn hóa thấp hơn nhiều, do vậy họ đã sử dụng kiến thức của nền văn minh cổ Sumeria và Babylon trong việc tạo ra một tôn giáo cho riêng mình: Độc thần giáo.

Trong khi các nền văn minh đi trước là Đa thần giáo, thờ cúng rất nhiều các vị thần núi sông..., và mỗi triều đại, mỗi thành phố lấy một vị thần làm bảo hộ cho mình, nhưng vẫn thờ các thần khác, thì người du mục Do Thái nhất quyết chỉ chọn một vị thần tối cao, một Thượng Đế duy nhất với tên gọi Yahweh (Jehovah - Giêhôva). Đây là Thượng đế đã và sẽ theo người Do Thái từ khi hình thành nền văn hóa cho đến mãi mãi về sau, từ khi họ tập hợp là một dân tộc, một quốc gia thống nhất hay khi bị xua đuổi, tản mát ra khắp thế giới, và là sức mạnh tinh thần gắn kết lớn nhất.


Và đây cũng là cội nguồn của ba tôn giáo lớn trên Thế giới ngày nay: Do Thái giáo, Kitô giáo (Thiên Chúa giáo), Hồi giáo với số tín đồ chiếm hơn một nửa dân số thế giới.
 
Sáng thế ký (Genesis)

Và những dòng đầu tiên của Kinh Cựu Ước, bộ kinh sách của người Do Thái cổ viết bằng tiếng Hebrew là về việc Thượng đế (Thiên Chúa) tạo ra thế giới trong một tuần 7 ngày:

- Đầu tiên tất cả trống rỗng, tối tăm, chưa có gì
- Thiên Chúa tạo ra ánh sáng, tạo ra khái niệm Ngày và Đêm, là ngày thứ nhất.
- Ngày thứ hai tạo ra bầu trời
- Ngày thứ ba tạo ra mặt đất, biển cả, và cây cối
- Ngày thứ tư tạo ra Mặt Trời, Mặt Trăng, các vì sao trên trời
- Ngày thứ năm tạo ra các loài vật
- Ngày thứ sáu tạo ra người đàn ông: Adam - theo hình dạng Thiên Chúa
- Ngày thứ bảy để nghỉ ngơi.

Do ngày thứ bảy Thiên Chúa nghỉ ngơi, cho nên người Do Thái cũng phải nghỉ ngơi, và dành ngày đó cho việc thờ phụng Thiên Chúa, gọi là Sabát (sabbath). Và chu kỳ 7 ngày này đã theo người Do Thái từ khoảng 2000 năm trước CN đến tận bây giờ không đứt đoạn, dù họ ở bất kỳ nơi đâu, dùng bất kỳ loại lịch nào, thì cứ sau 7 ngày lại đến ngày của Chúa Jehovah.


Thiên Chúa sáng tạo thế giới - tranh Aivazopski

picture.php
 
Last edited:
Ngày Mặt Trời

Người Do Thái (và Do Thái giáo) không phải là dân tộc duy nhất theo chu kỳ 7 ngày của Babylon. Người Hy Lạp, và người La Mã cũng dùng chu kỳ 7 ngày cho lịch của họ từ rất lâu trước khi Thiên Chúa giáo hình thành. Cùng với sự bành trướng của La Mã, các vùng đất quanh Địa Trung Hải đều theo chu kỳ 7 ngày.

La Mã không đánh thứ tự các ngày, mà gọi theo nghĩa gốc là tên các thiên thể, cũng là tên các vị thần Hy Lạp - La Mã:

- Ngày Mặt Trăng (Moon) - Monday
- Ngày Sao Hỏa (Mars) - tiếng Anh đổi là thần Tyr - Tuesday
- Ngày Sao Thủy (Mercury) - tiếng Anh đổi là thần Wooden - Wednesday
- Ngày Sao Mộc (Jupiter) - tiếng Anh đổi là thần Thor - Thusday
- Ngày Sao Kim (Venus) - tiếng Anh đổi là thần Frige - Friday
- Ngày Sao Thổ (Saturn) - Saturday
- Ngày Mặt Trời (Sun) - Sunday

và La Mã thường lấy Ngày Mặt Trời để tổ chức các sự kiện lễ hội của họ. Đến thế kỷ 4 khi Thiên Chúa giáo chính thức được công nhận, thì Hoàng đế La Mã chọn Ngày Mặt Trời làm ngày thờ Thiên Chúa, dù rằng theo chu kỳ Do Thái thì ngày Sabát thờ Chúa Jehovah rơi vào ngày Sao Thổ.

Và phương Tây cũng chia thành hai trường phái: lấy Ngày Mặt Trời làm ngày cuối cùng của tuần; và lấy Ngày Mặt Trời làm ngày đầu tiên của tuần.
 
Người Việt Nam xưa không dùng tuần 7 ngày, mà tuần là 10 ngày hoặc 9 ngày tùy theo tháng đủ hay thiếu.

Những người truyền giáo đầu tiên vào Việt Nam và đặt chữ Quốc ngữ là các giáo sĩ Bồ Đào Nha, khi đó theo truyền thống lấy Ngày Mặt Trời làm ngày đầu tiên của tuần, do đó đã đặt tên các ngày trong tuần bằng cách đánh số thứ tự:

- Ngày Mặt Trời, ngày thứ Nhất là ngày của Chúa - Chúa nhật, sau đổi là Chủ nhật
- Ngày Mặt Trăng là Thứ Hai, rồi Thứ Ba, Thứ Tư,...

Quy tắc này trở thành chuẩn trong Tiếng Việt thời tiếp nhận phương Tây. Tuy nhiên sau khi các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha rút đi, thì người Pháp tiến vào và chiếm Việt Nam làm thuộc địa. Người Pháp theo truyền thống Ngày Mặt Trăng là đầu tuần, và Ngày Mặt Trời là cuối tuần.

Và một kết quả của việc hai truyền thống đó cùng có mặt ở Việt Nam là không có Thứ Nhất, và câu hát trẻ con mà ai cũng biết: Thứ Hai là ngày đầu tuần....
 
Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu - giáo phận tiếp nhận Thiên Chúa giáo đầu tiên của Việt Nam. Đây là giáo phận có diện tích nhỏ nhất nhưng có số giáo dân đông nhất, là xứ đạo cổ nhất của Việt Nam.

Nhà thờ Bùi Chu, được xây dựng năm 1884.

picture.php
 
Last edited:
Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu mang tên là nhà thờ Kính Nữ vương Rất thánh Mân Côi, tức là Đức Mẹ.

Người Công giáo lấy Hoa hồng (tiếng Hán là Mân côi) là biểu tượng của Đức Mẹ. Do đó trái tim Đức Mẹ thường được vẽ nằm giữa vòng hoa hồng. Các sự kiện mang tính thần thiêng về Chúa Giêsu liên quan đến Đức Mẹ cũng được gọi là các Mầu nhiệm Mân côi, tượng trưng bởi các đóa hoa hồng; chuỗi hạt để lần khi đọc kinh cũng gọi là chuỗi mân côi; bài kinh tụng cũng là kinh Mân côi.

Bàn thờ chính trong Cung thánh bày tượng Đức Mẹ bế Chúa hài đồng, cả hai đội mũ miện. Xung quanh là gian gỗ được chạm trổ cầu kì đẹp đẽ với các bức tranh mô tả các Mầu nhiệm Mân côi, và trên bàn thờ cũng có hai bình hoa hồng, là hoa... giả.

picture.php
 
Last edited:
Vườn Địa đàng

Kinh thánh Thiên Chúa giáo kể rằng Adam được tạo ra giống Thiên Chúa, cho thấy Thiên Chúa là một người đàn ông !

Sau đó Thiên Chúa rút một xương sườn cùng bùn đất tạo ra Eva, hai người đầu tiên, và được "thả" trong một khu vườn Địa đàng gọi là Eden. Căn cứ vào cách miêu tả vị trí của Eden trong Kinh thánh, người ta có thể đoán được vị trí của nơi đó là ở khu vực Lưỡng Hà, trên đất Iraq ngày nay. Gọi là "thả" cũng không quá, vì khi đó hai người sống hồn nhiên, không có nhận thức gì hết.

Trong vườn có hai Cây mà Chúa cấm ăn là cây Tri Thứccây Sự Sống. Ăn quả cây Tri thức thì sẽ nhận biết được tốt xấu đúng sai, ăn quả cây Sự Sống thì sẽ trường sinh.

Khi đó con Rắn, hiện ra là một sinh vật đẹp đẽ (chứ không xấu xí như bây giờ), đã xui Eva ăn quả cây Tri Thức, và nàng ta lại tiếp tục xúi Adam hái xuống cho cả hai ăn. Thế là họ đã "ăn trái cấm" và biết phân biệt đúng sai, tốt xấu. Vì thế họ nhận ra mình khỏa thân là điều đáng xấu hổ, nên dấu mình trong bụi cây, và Chúa nhận ra ngay lỗi lầm đó của họ.

Vì tội đã không nghe lời, mà dám ăn Trái Cấm, Adam - Eva và hậu duệ là loài người đều mắc phải Tội lỗi với Thiên Chúa, gọi là Tội tổ tông truyền, hay Nguyên tội (Original Sin).

Đến bây giờ thì đa số người không theo TCG hiểu nhầm "ăn trái cấm" với nghĩa khác hoàn toàn :D.

Và Trái cấm đó hình dạng ra sao, cũng không có miêu tả, thế nhưng rồi toàn tưởng tượng Trái Cấm sẽ là Trái táo...
 
Last edited:
Do phạm tội, mà lại là từ việc do con rắn xúi giục, nên rắn bị biến thành xấu xí và là kẻ thù của loài người. Eva phải chịu nỗi khổ của người phụ nữ khi sinh nở, Adam phải làm lụng để nuôi vợ con nheo nhóc của mình cho đến khi không làm được nữa thì thôi. Và cả hai bị đuổi khỏi vườn Địa Đàng xinh đẹp kia, lại còn mang tội vĩnh viễn (vì thế con cháu mới có lễ Rửa tội ngay từ khi mới sinh ra).

Cũng do chưa kịp ăn quả cây Sự Sống, nên họ không sống lâu mãi được, nhưng chắc cũng có ngửi thử tí rồi, nên sống đến gần một nghìn tuổi cơ, con cháu đông đúc khắp mặt đất.

Lần theo mốc thời gian trong Kinh thánh, thì sự kiện vườn Eden là vào khoảng 4 nghìn năm trước Công nguyên (có tài liệu tính kiểu khác thì ra khoảng 15 nghìn năm TCN).

Câu truyện lại còn gợi mở một số điều để các nhà Thần học TCG về sau khai thác, như sự xuất hiện của các Thiên thần, và con rắn là hiện thân của Satan, mà cả Satan và thiên thần đều có trước thế giới.


Adam và Eva bị đuổi khỏi Eden, tượng của Rodin.
(Rodin là một điêu khắc gia bậc thầy, rất nổi tiếng, người Pháp. Tớ rất thích tượng của tác giả này.)


picture.php
 
Last edited:
Trong Kinh thánh còn nhiều câu truyện đã dần trở thành kinh điển:

- Đại hồng thủy và ông Noê (Noah), và Cầu vồng là dấu hiệu giao ước rằng Thiên Chúa sẽ không bao giờ làm vậy nữa. Đây là giao ước có chữ ký đầu tiên.

- Tháp Babel: loài người sinh sôi đông đúc, và muốn làm một cái tháp thật cao lên đến tận trời. Họ xây tháp cao mãi, cao mãi. Thiên Chúa thấy điều đó là không hay nên đã biến ra mỗi người nói một thứ tiếng khác nhau, để không ai hiểu ai được nữa. Và thế là tháp không thể hoàn thành (nhưng lại có bác Babel trong này thì vẫn hoàn thành).

Trên thực tế, các nhà khảo cổ cho rằng tháp Babel đã từng có thật, là ngôi tháp cao nhất của thành phố Babylon cổ đại, cao đến hơn trăm mét. Với thời đó thì ngọn tháp đó là vĩ đại nhất rồi.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,305
Bài viết
1,174,984
Members
192,031
Latest member
dentramper
Back
Top