What's new

[Chia sẻ] Why Sumatra? "Tại sao lại đi đảo Sumatra?"

(Post lại bài này theo đề nghị của bác Hoankiem)

Một hôm đang ngồi tu, bỗng dại miệng nhỡ nhời với người bạn “Inđônêxia à? nghe hay hay đấy nhỉ, chưa đi bao giờ”. Vậy là cả nể gặp khéo mời, chỉ trong vòng có mấy tiếng đồng hồ, vé máy bay HN-Sing-Padang đã được xuất. Chưa đầy 1 tuần sau sẽ lên đường, không có cửa lui nữa.

Sau khi lấy vé, mới tra thử xem Padang ở đâu ta. À, là thủ phủ của tỉnh miền Tây Sumatra, đảo Sumatra. Đảo Sumatra là hòn đảo lớn nhất của đất nước Vạn đảo Inđônesia, nằm ngang đường xích đạo, và là hòn đảo to thứ 3 thế giới. Lại tra tiếp xem đảo Sumatra ra làm sao. Oh, Sumatra là hòn đảo nổi tiếng với núi lửa, động đất, sóng thần, dịch cúm gà H5N1 và phía bắc là căn cứ địa của phiến quân Acheh. Hỏi mấy đồng nghiệp người Inđô đang sống tại Java, họ cũng chưa tới nơi này. Hỏi quanh quanh thì có người bảo cái tên nghe quen quen (tôi cần phải làm rõ với họ rằng đây là Sumatra chứ ko phải Kama-sutra đâu, làm ơn đừng nhầm lẫn). Kết thúc những cuộc trao đổi thông tin vụn vặt thường là câu hỏi họ đặt cho chúng tôi: Why Sumatra?

Chúng tôi cũng chẳng có nhiều thời gian mà đắn đo cân nhắc tìm hiểu, mỗi người đều phải theo các chuyến công tác của mình trước khi đi Tư tác. Người thì đi Đà Nẵng, rồi Sing, người thì đi Philippines, người thì đi Hoà Bình... chẳng có thời gian mà gặp nhau (để gàn nhau) trước chuyến đi nữa. Cứ thế đến ngày đến tháng đến giờ, quẩy balô mà đi thôi. Cứ thử 1 chuyến đi ko có chương trình, ko có kế hoạch, ko có nội dung xem sao. Riêng tôi phòng thân thêm 2 hộp thịt hộp, nhỡ ra sang đất nước Hồi giáo đấy, lại có lúc thèm vitamin nhợn thì phiền. Ở sân bay Sing trước khi bay đi Padang, lại bẽn lẽn hỏi nhau: Why Padang? Why Sumatra? Padang- đơn giản vì từ Sing có chuyến bay của Tiger airways đi Padang. Còn Sumatra? - Tất cả nằm trong quyển Lonely Planet dắt thắt lưng, kịp mua vội trước hôm đi. Mọi thứ ở phía trước, cứ đi sẽ thấy, băn khoăn mà làm gì.

Ấn tượng đầu tiên khi rời sân bay Padang đi Bukit Tinggi là quả taxi 2 người lái. 1 người lái chính và 1 người ngồi chung ghế, do chật nên phải mở cánh cửa, ½ người anh ta hóng mát ngoài đường. Cũng may là họ chỉ lái chung với nhau như thế khoảng dăm cây số, chứ ko phải suốt chặng đường đồi núi gần 90km. Phong cảnh trên đảo dọc đường đi thì cũng núi non na ná miền núi VN, nhưng rừng thì rậm rạp hơn, xanh mát hơn.

Ngày đầu tiên thì ở lại thị trấn Bukit Tinggi (nơi mới xảy ra động đất cách đây 1 tháng), cho biết thế nào là bản sắc Inđô, với các món ăn thuộc “dòng” Nasi (cơm) Padang nổi tiếng thế giới, nhiều cari, ớt, nước dừa. Hôm đầu tiên ăn chưa quen thì nước mắt ngắn nước dài, ho sặc sụa vì cay quá. Vả lại họ mang ra khoảng hơn chục đĩa các món, chưa biết món gì ngon để chọn, nên cứ thử tất. Nổi tiếng và hợp khẩu vị nhất với chúng tôi trong suốt chuyến đi là món Randal bò (1 dạng bò kho khô nhưng rất ngon).

(bao gồm cả ảnh tư liệu của bạn bè)

Trước cửa chợ trung tâm Bukkit Tingis

img_5518_181.jpg


Mái vòm truyền thống của văn hoá Minang

p1010013.jpg


Nữ sinh đi học về rẽ ngang rẽ ngửa vào chợ, ko chịu về nhà ngay.

img_5523.jpg


Nhà có ba chị em gái

img_0056_164.jpg
 
Buổi tối tranh thủ đi xem 1 show múa dân tộc mang đậm bản sắc văn hoá Minang. Nếu các điệu múa truyền thống của Thái, Lào, Cam có tiết tấu chậm đến cực chậm (được cái tay chân dẻo kinh), hay các điệu múa dân tộc của Trung quốc rộn ràng đơn giản, thì múa dân tộc của Minang có tiết tấu nhanh, kết hợp với cồng chiêng trống rộn rịp, xem khá phấn khích, ảnh cứ gọi là rung tít, bắt khoảng khắc ko kịp. Chương trình với hơn chục tiết mục khá đặc sắc, xem thú vị và hay.

Diến viên toàn trai sắc gái tài ;)

img_5549_622.jpg


Điệu múa tượng trưng cho nhịp sóng sánh gì đó

img_5611.jpg


Múa võ gì í, trông như thật.

img_5582.jpg


Múa mừng được mùa. Có màn dẫm chân trần trên các mảnh sứ vỡ

img_5629.jpg


Rồi chị lại dẫm lên bụng anh cho nó thêm phần kịch tính

img_5636.jpg
 
Hôm sau chúng tôi thuê xe đi hồ Maninjau, 1 trong những hồ tự nhiên nằm trong miệng núi lửa, đẹp và yên bình. Ở phía bắc có hồ Toba nổi tiếng hơn, to rộng hơn, nhưng bị thương mại hoá, nhiều khách du lịch hơn. Trước đây vùng West Sumatra này cũng có nhiều khách du lịch. Nhưng dần dần, do các “danh tiếng” về động đất, sóng thần, dịch bệnh, khủng bố,... nên khách du lịch giảm hẳn. Nhưng họ vẫn còn các “cơ sở hạ tầng” phục vụ du lịch tương đối tốt. Vậy là chỉ với 10$/ngày bọn tôi đã có thể có nguyên 1 bungalow xinh xắn, ấm cúng, xịn nhất vùng xung quanh hồ, với vườn tược xanh mát, view nhìn thẳng ra hồ. Muốn vào trong khu này thì phải đi bộ qua 1 cánh đồng đang mùa lúa chín. (Lần này “chơi sang”, bỏ qua hẳn những bungalow chỉ có 4$/ngày/2 người, view đẹp chẳng kém nhưng ko tiện nghi bằng). Người dân thì cực kỳ thân thiện. Có điều là, có lẽ do ở đất nước hồi giáo, nên ít thấy phụ nữ làm việc trong các ngành dịch vụ, từ ăn uống cho đến dọn phòng. Mà, nam thanh niên thì... ôi chao, mắt nâu ơi là nâu, da cũng “tươi màu suy nghĩ”, rắn rỏi, đẹp zai, lại hiền hiền bẽn lẽn (khách quan mà nói). Bọn tôi có di chuyển chỗ ở mấy lần (theo hành trình đi), nhưng chiều tối nào cũng tạt vào bếp với người ta, thường là để học cách nấu các món ăn Inđô, đôi khi thì để nấu theo cách Việt Nam cho họ thử. Xem chừng, họ đã gặp các khách Nhật, HôngKông chứ chưa gặp khách VN bao giờ.

Bungalow chúng tôi chọn làm căn cứ địa

img_5679_178.jpg


Quá ổn

img_0144_912.jpg


Tầm nhìn phía trước. Ngồi trước thềm nghe sóng vỗ chả khác gì ngoài biển

img_5701.jpg


Bơi ở hồ trong miệng núi lửa (cũ)

img_5678.jpg
 
Không gian ở đây thật sự là thanh bình và thư giãn. Bơi xong thì đọc sách trong vườn, thi thoảng vỗ vài con muỗi đì đẹt. Thích thì nhờ mấy thanh niên bổ cho quả dừa, hay dóc cho đẵn mía có sẵn trong vườn. Cũng đồng lúa, cũng dừa cũng cau, nhưng có hồ và núi trước mắt, mây lúc nào cũng bảng lảng xung quanh. Chiều theo họ đánh cá, thường là những còn rô phi to bằng 2 bàn tay, rồi xí phần ngâm tẩm, nướng cá mù mịt. Cá tươi bắt lên nướng, ngọt thơm hết ý, lại nhâm nhi với bia Bintang (tuy ko phải loại Gold Medal như bia Lào, nhưng cũng là con ghẻ con nuôi của Pilsener Bỉ), cũng đưa ghê lắm.

Cả khu Bungalow này chỉ có chúng tôi với 1 cặp vợ chồng Hà Lan. Chiều 30/4 chúng tôi cùng bắt tay nhau chúc mừng vì đây cũng là ngày Quốc khánh của họ. Hà Lan ko có chiến tranh nên lấy ngày sinh nhật nữ hoàng làm ngày Quốc khánh (vậy cho nên ngày QK của họ có thể thay đổi theo vị vua/nữ hoàng nào đang trị vì nếu họ muốn). Tự dưng lại chạnh nhớ ngày này năm xưa, dọc 2 bên bờ các con kênh dọc ngang của Amsterdam ngập 1 màu da cam và không khí lễ hội tưng bừng với nào nhạc, nào bia, nào prômotion girls, v.v... . Đúng là thời gian trôi nhanh hơn chó chạy. Mới đấy mà đã thoắt 1 cái.

Đánh cá

img_5665_912.jpg


Nhập bọn

img_0170_136.jpg


Sản phẩm

img_5688.jpg


Chuẩn bị nướng cá

img_0141.jpg


Tự làm tự hưởng

img_0153_178.jpg
 
Trong thời gian nghỉ ngơi an dưỡng quanh hồ, hôm thì chúng tôi đạp xe quanh hồ (chừng 48km). Đường đẹp, vắng người, có nhiều đoạn như đang đạp xe trong rừng Cúc Phương vậy. Phong cảnh "on dzơ roai henđờ saizờ - on the rite handside" thì đương nhiên là thơ mộng rồi. Những cánh đồng lúa (hơi bậc thang) kéo dài tít tới tận mép hồ, ngăn cách bởi 1 hàng dừa. Cũng lạ là nơi thì họ đang cấy, nơi thì lúa đang xanh, nơi thì lại chín vàng. Vùng này coi như là vùng nông thôn, nhưng nhà cửa cũng khá sung túc, ảnh hưởng nhiều của văn hoá Minang, hoặc nhà kiểu Hà Lan (Inđônesia là thuộc địa lâu năm của đất nước bé tí này).

1 nơi kiểu như HĐND kiêm UBND nhà mình

img_5745_617.jpg


Vua Inđô đã từng ở đây (chả rõ ông nào)

img_5778_207.jpg


Chỗ này đã gặt

img_5749_794.jpg


Chỗ này thì còn xanh

img_5785_208.jpg


Đây lại chín vàng

img_5757_166.jpg
 
Tiếp cảnh quan xung quanh hồ

Ngôi nhà nhỏ gần đường xích đạo

img_5791-2.jpg


Làng nhỏ ven hồ

img_5795-1.jpg


Nuôi cá lồng

img_5797-1.jpg


Khói lửa ;)

img_5853-1.jpg


Ưmmm

img_5844.jpg


Có người bảo rằng "Ba thứ này sao mất công đi tận Su mà làm gì??? Ở nhà chắc nhiều hơn mà!!!"

Tớ hoàn toàn nhất trị Biển đâu chả là biển, núi đâu chả là núi, lúa đâu chả là lúa, nào tôi có dám cãi. Mà kể cả những nơi có chút đặc biệt về đền đài hoành tráng đồ sộ như Aicập hay Hy Lạp, Ý... mình nằm nhà xem TV cũng quá ổn mà. Ồi mà ko xem đi nữa thì cũng có chết ai, tỷ lệ trẻ em có vđề về tiêm chủng cũng đâu có vì thế mà gia tăng hay giảm đi, phỏng ạ? :shrug:
 
Chán đi xe đạp thì hôm sau chúng tôi đổi sang chèo thuyền trong lòng hồ. Thuyền do họ tự ghép từ 2 thuyền độc mộc. Vì thuyền ko cân, nên cứ 3 nhịp tiến lại có 1 nhịp lùi để chỉnh hướng, gọi là phong cách chèo thuyền cha-cha-cha. Buổi chiều gặp 1 bạn Mỹ balô, một trong số ít khách du lịch ở đây lai vãng ở đây trong thời gian này, hắn đã ở Hà Nội 3 tháng. Tán chuyện với nhau về bún chả, miến lươn, ngõ ngách này nọ, cứ như thể gặp đồng hương ở tận "bển" vậy.

(photos by T.Ha)

Thuyền "đôi" - canoeing

p1010176-2.jpg


Nhà thờ hồi giáo đặc trưng ven hồ

p1010171-1.jpg


Hoàng hôn trên hồ

p1010079-1.jpg


Lại đánh cá

p1010082.jpg
 
Hôm sau chúng tôi thuê xe máy, chạy ngược 44 khúc cua khuỷu tay dốc ngược (có đánh số đàng hoàng), cua liên tục để vượt ra khỏi miệng núi lửa, đi sang các thung lũng và thị trấn khác. Cung đường này làm tôi nhớ đến các khúc cua trên mạn Tây Bắc, nhưng rừng còn nhiều v à rậm như cung Tây Trường Sơn, nên cũng khá thú vị. Càng lên cao thì tầm nhìn ngược lại phía hồ càng đẹp. Có điều là dọc đường khá nhiều khỉ, mà chúng tôi vốn đã chứng kiến nhiều cảnh khỉ tấn công khách, nên cũng ko dám dừng lâu. Nói đâu xa, ngay như nàng Ong rừng nhà mình, một người yêu thiên nhiên động vật là thế, còn bị dăm ba con khỉ tấn công kinh hoàng ở bãi biển Monkey Beach, ngoài khơi đảo Phukhet. Mình là mình cứ cẩn trọng, tránh khỉ chả xấu mặt nào. Nhìn đàn khỉ đông đúc, tự nhiên như ... khỉ ấy, lại chợt nhớ đến 1 anh bạn khoai Tây, có lần sang VN được dắt đi ăn thịt chó. Trong lúc chè chén ngon lành, chàng ta mới thỏ thẻ hỏi: Sao người VN lại ăn thịt chó nhỉ? Có người đáp: Tại vì nếu ko ăn thịt chó, thì chả mấy chốc chó lại đông hơn người! Liên tưởng vậy thôi.

Nữ kỹ sĩ (có đầu)

img_0336_533.jpg


Maninjau lake

img_0337-1.jpg


1 thị trấn dọc đường

img_5898.jpg


Nhà thờ phía sau lưng bị sụp đổ do động đất 1 tháng trước đó

img_5901.jpg


Cũng giống lúa nhà mình :)

img_5895.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,671
Bài viết
1,171,002
Members
192,333
Latest member
Phanduchoa
Back
Top