(Post lại bài này theo đề nghị của bác Hoankiem)
Một hôm đang ngồi tu, bỗng dại miệng nhỡ nhời với người bạn Inđônêxia à? nghe hay hay đấy nhỉ, chưa đi bao giờ. Vậy là cả nể gặp khéo mời, chỉ trong vòng có mấy tiếng đồng hồ, vé máy bay HN-Sing-Padang đã được xuất. Chưa đầy 1 tuần sau sẽ lên đường, không có cửa lui nữa.
Sau khi lấy vé, mới tra thử xem Padang ở đâu ta. À, là thủ phủ của tỉnh miền Tây Sumatra, đảo Sumatra. Đảo Sumatra là hòn đảo lớn nhất của đất nước Vạn đảo Inđônesia, nằm ngang đường xích đạo, và là hòn đảo to thứ 3 thế giới. Lại tra tiếp xem đảo Sumatra ra làm sao. Oh, Sumatra là hòn đảo nổi tiếng với núi lửa, động đất, sóng thần, dịch cúm gà H5N1 và phía bắc là căn cứ địa của phiến quân Acheh. Hỏi mấy đồng nghiệp người Inđô đang sống tại Java, họ cũng chưa tới nơi này. Hỏi quanh quanh thì có người bảo cái tên nghe quen quen (tôi cần phải làm rõ với họ rằng đây là Sumatra chứ ko phải Kama-sutra đâu, làm ơn đừng nhầm lẫn). Kết thúc những cuộc trao đổi thông tin vụn vặt thường là câu hỏi họ đặt cho chúng tôi: Why Sumatra?
Chúng tôi cũng chẳng có nhiều thời gian mà đắn đo cân nhắc tìm hiểu, mỗi người đều phải theo các chuyến công tác của mình trước khi đi Tư tác. Người thì đi Đà Nẵng, rồi Sing, người thì đi Philippines, người thì đi Hoà Bình... chẳng có thời gian mà gặp nhau (để gàn nhau) trước chuyến đi nữa. Cứ thế đến ngày đến tháng đến giờ, quẩy balô mà đi thôi. Cứ thử 1 chuyến đi ko có chương trình, ko có kế hoạch, ko có nội dung xem sao. Riêng tôi phòng thân thêm 2 hộp thịt hộp, nhỡ ra sang đất nước Hồi giáo đấy, lại có lúc thèm vitamin nhợn thì phiền. Ở sân bay Sing trước khi bay đi Padang, lại bẽn lẽn hỏi nhau: Why Padang? Why Sumatra? Padang- đơn giản vì từ Sing có chuyến bay của Tiger airways đi Padang. Còn Sumatra? - Tất cả nằm trong quyển Lonely Planet dắt thắt lưng, kịp mua vội trước hôm đi. Mọi thứ ở phía trước, cứ đi sẽ thấy, băn khoăn mà làm gì.
Ấn tượng đầu tiên khi rời sân bay Padang đi Bukit Tinggi là quả taxi 2 người lái. 1 người lái chính và 1 người ngồi chung ghế, do chật nên phải mở cánh cửa, ½ người anh ta hóng mát ngoài đường. Cũng may là họ chỉ lái chung với nhau như thế khoảng dăm cây số, chứ ko phải suốt chặng đường đồi núi gần 90km. Phong cảnh trên đảo dọc đường đi thì cũng núi non na ná miền núi VN, nhưng rừng thì rậm rạp hơn, xanh mát hơn.
Ngày đầu tiên thì ở lại thị trấn Bukit Tinggi (nơi mới xảy ra động đất cách đây 1 tháng), cho biết thế nào là bản sắc Inđô, với các món ăn thuộc dòng Nasi (cơm) Padang nổi tiếng thế giới, nhiều cari, ớt, nước dừa. Hôm đầu tiên ăn chưa quen thì nước mắt ngắn nước dài, ho sặc sụa vì cay quá. Vả lại họ mang ra khoảng hơn chục đĩa các món, chưa biết món gì ngon để chọn, nên cứ thử tất. Nổi tiếng và hợp khẩu vị nhất với chúng tôi trong suốt chuyến đi là món Randal bò (1 dạng bò kho khô nhưng rất ngon).
(bao gồm cả ảnh tư liệu của bạn bè)
Trước cửa chợ trung tâm Bukkit Tingis
Mái vòm truyền thống của văn hoá Minang
Nữ sinh đi học về rẽ ngang rẽ ngửa vào chợ, ko chịu về nhà ngay.
Nhà có ba chị em gái
Một hôm đang ngồi tu, bỗng dại miệng nhỡ nhời với người bạn Inđônêxia à? nghe hay hay đấy nhỉ, chưa đi bao giờ. Vậy là cả nể gặp khéo mời, chỉ trong vòng có mấy tiếng đồng hồ, vé máy bay HN-Sing-Padang đã được xuất. Chưa đầy 1 tuần sau sẽ lên đường, không có cửa lui nữa.
Sau khi lấy vé, mới tra thử xem Padang ở đâu ta. À, là thủ phủ của tỉnh miền Tây Sumatra, đảo Sumatra. Đảo Sumatra là hòn đảo lớn nhất của đất nước Vạn đảo Inđônesia, nằm ngang đường xích đạo, và là hòn đảo to thứ 3 thế giới. Lại tra tiếp xem đảo Sumatra ra làm sao. Oh, Sumatra là hòn đảo nổi tiếng với núi lửa, động đất, sóng thần, dịch cúm gà H5N1 và phía bắc là căn cứ địa của phiến quân Acheh. Hỏi mấy đồng nghiệp người Inđô đang sống tại Java, họ cũng chưa tới nơi này. Hỏi quanh quanh thì có người bảo cái tên nghe quen quen (tôi cần phải làm rõ với họ rằng đây là Sumatra chứ ko phải Kama-sutra đâu, làm ơn đừng nhầm lẫn). Kết thúc những cuộc trao đổi thông tin vụn vặt thường là câu hỏi họ đặt cho chúng tôi: Why Sumatra?
Chúng tôi cũng chẳng có nhiều thời gian mà đắn đo cân nhắc tìm hiểu, mỗi người đều phải theo các chuyến công tác của mình trước khi đi Tư tác. Người thì đi Đà Nẵng, rồi Sing, người thì đi Philippines, người thì đi Hoà Bình... chẳng có thời gian mà gặp nhau (để gàn nhau) trước chuyến đi nữa. Cứ thế đến ngày đến tháng đến giờ, quẩy balô mà đi thôi. Cứ thử 1 chuyến đi ko có chương trình, ko có kế hoạch, ko có nội dung xem sao. Riêng tôi phòng thân thêm 2 hộp thịt hộp, nhỡ ra sang đất nước Hồi giáo đấy, lại có lúc thèm vitamin nhợn thì phiền. Ở sân bay Sing trước khi bay đi Padang, lại bẽn lẽn hỏi nhau: Why Padang? Why Sumatra? Padang- đơn giản vì từ Sing có chuyến bay của Tiger airways đi Padang. Còn Sumatra? - Tất cả nằm trong quyển Lonely Planet dắt thắt lưng, kịp mua vội trước hôm đi. Mọi thứ ở phía trước, cứ đi sẽ thấy, băn khoăn mà làm gì.
Ấn tượng đầu tiên khi rời sân bay Padang đi Bukit Tinggi là quả taxi 2 người lái. 1 người lái chính và 1 người ngồi chung ghế, do chật nên phải mở cánh cửa, ½ người anh ta hóng mát ngoài đường. Cũng may là họ chỉ lái chung với nhau như thế khoảng dăm cây số, chứ ko phải suốt chặng đường đồi núi gần 90km. Phong cảnh trên đảo dọc đường đi thì cũng núi non na ná miền núi VN, nhưng rừng thì rậm rạp hơn, xanh mát hơn.
Ngày đầu tiên thì ở lại thị trấn Bukit Tinggi (nơi mới xảy ra động đất cách đây 1 tháng), cho biết thế nào là bản sắc Inđô, với các món ăn thuộc dòng Nasi (cơm) Padang nổi tiếng thế giới, nhiều cari, ớt, nước dừa. Hôm đầu tiên ăn chưa quen thì nước mắt ngắn nước dài, ho sặc sụa vì cay quá. Vả lại họ mang ra khoảng hơn chục đĩa các món, chưa biết món gì ngon để chọn, nên cứ thử tất. Nổi tiếng và hợp khẩu vị nhất với chúng tôi trong suốt chuyến đi là món Randal bò (1 dạng bò kho khô nhưng rất ngon).
(bao gồm cả ảnh tư liệu của bạn bè)
Trước cửa chợ trung tâm Bukkit Tingis
Mái vòm truyền thống của văn hoá Minang
Nữ sinh đi học về rẽ ngang rẽ ngửa vào chợ, ko chịu về nhà ngay.
Nhà có ba chị em gái