What's new

[Chia sẻ] #27+28+29 Ôm trọn miền Tây...

Từ những ngày đầu xem chương trình "Mekong ký sự" của hãng phim TFS, nhóm chúng tôi đã ấp ủ ước mơ ôm trọn miền tây trong một ngày không xa. Lang thang trên mạng sưu tầm thêm thông tin, may mắn tìm được chương trình "ký sự 9 cửa sông rồng" của đài truyền hình Vĩnh Long, thêm 1 số bài chia sẻ của các đồng chí trên forum phượt, vậy là khăn gói hành trang chuẩn bị lên đường...

Cung đường chúng tôi chọn là cung đường vành đai dọc theo bãi biển, có những đoạn đường tốt, nhưng cũng có những đoạn chỉ là bờ đê, đường làng,... Cung đường dự kiến là khoảng 1000km đi và về, nhưng đó chỉ là chạy và chạy. Nhiều ý kiến tranh luận về việc khám phá những điểm dừng chân trên đường đi, vậy là lại phát sinh thêm những lộ trình mới, buộc phải chia làm nhiều chặng, vì công việc không cho phép chúng tôi dành quá nhiều thời gian cho niềm vui của mình...

230911_502952599722886_11216834_n.jpg


Lộ trình: Sài Gòn - Long An - Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau - Kiên Giang - An Giang - Đồng Tháp - Long An - Sài Gòn
 
Last edited:
Re: Ôm trọn miền Tây...

Tiếc qua vì hành trình dài, em kê dép ngồi hóng vậy! lần sau có chương trình nào tương tự, em xin 2 sờ lót ạ!
 
Last edited:
Re: Ôm trọn miền Tây...


Cách Chợ Đào không xa, chúng tôi đến với ấp Vạn Phước, xã Mỹ Lệ, Thị trấn Cần Đước. Nơi đây nổi tiếng với địa danh Đình Vạn Phước, nơi thờ linh vị ông Nguyễn Quang Đại, ông tổ của nghệ thuật đờn ca tài tử nức tiếng miền Tây...

525743_504179932933486_656701622_n.jpg


525743_504179936266819_2030359115_n.jpg



Giữa cái nắng oi bức của trưa tháng 10, được tắm mình dưới bóng mát của những cây đại thụ làm lòng chúng tôi như dịu lại. Ngày xưa, gốc đa, mái đình là nét đẹp của làng quê Việt Nam. Giờ đây, có mấy nơi còn giữ được cái hồn thuần Việt ?

525743_504179939600152_2130207741_n.jpg


525743_504179942933485_1405231614_n.jpg



Được bác Bùi Văn Hồng - người gìn giữ nơi đây - cho phép, chúng tôi vào viếng linh vị của ông Nguyễn Quang Đại, một chút ngưỡng mộ chí khí của vị quan yêu nước...

Địa chí Long An cho biết rằng, thời phong trào Cần Vương chống Pháp nửa cuối thế kỷ 19 nổ ra, nhạc quan Nguyễn Quang Đại của triều đình Huế từ bỏ cung đình vào đất phương Nam tham gia kháng chiến. Trong thời gian này, ông là người cách tân nhạc lễ cung đình kết hợp với dân nhạc miền Trung để tạo ra dòng nhạc mang đậm màu sắc phương Nam mà ngày nay chúng ta gọi là nhạc tài tử Nam bộ. Nhạc sư Nguyễn Quang Đại lúc cuối đời đến sống ở Cần Đước – Cần Giuộc, từng trú ngụ tại chùa Tôn Thạnh vì yêu áng hùng văn “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu, đồng hương xứ Huế với ông. Sau đó, ông về sống ở nhà một người dân tại vùng chợ Trạm (Cần Đước) dạy nhạc lễ tài tử cho bà con trong vùng. Danh tiếng ông vang xa: học trò nhiều nơi ở miền Tây Nam bộ đến học ca, học đàn tranh, đàn kìm, đàn nhị…

Nhạc quan Nguyễn Quang Đại được xem là ông tổ của nhạc tài tử Nam bộ và cải lương ngày nay. Bài vị của ông được nhân dân làng Mỹ Lộc rước vào thờ tại ngôi đình Vạn Phước. Và hàng năm, lễ giỗ ông cũng là lễ cúng kỳ yên tại ngôi đình này. Trong phần hội của lễ cúng kỳ yên không thể thiếu đàn ca tài tử.

Nguồn: http://tranquanghai.info/p3115-dinh...phong-trao-lienhoan-dan-ca-tai-tu-nam-bo.html

525743_504179946266818_922181779_n.jpg



Ngày ấy...

281434_504181099600036_1296518526_n.jpg



Bây giờ...

281434_504181102933369_2115283547_n.jpg



Nếu có dịp ghé bước nơi đây vào dịp rằm tháng giêng (16 đến 19/1 âm lịch), bạn sẽ được thưởng thức "liên hoan đàn ca tài tử Nam bộ", một nét đẹp của văn hóa dân gian...
 
Last edited:
Re: Ôm trọn miền Tây...

Chia tay xã Mỹ Lệ, chúng tôi đến với xã Tân Lân, nơi sở hữu ngôi chùa cổ mang tên Phước Lâm Tự...

Chùa Phước Lâm, còn có tên là Chùa ông Miêng, là một ngôi chùa cổ tại ấp Xóm Chùa, Xã Tân Lân, huyện Cần Ðước, tỉnh Long An[1].. Chùa được Bộ Văn Hóa Thông Tin ra quyết định xếp hạng di tích cấp quốc gia vào năm 2001

Lịch sử

Vào năm 1880, một lương y kiêm điền chủ ở làng Tân Lân, ông Bùi Văn Minh , đã đứng ra dựng chùa này vừa thờ Phật vừa làm từ đường cho dòng họ Bùi. Chùa có tên chữ Hán là Phước Lâm Tự, tuy nhiên dân gian thường gọi là Chùa ông Miêng do lệ cử tên húy ông Minh. Vì có công với làng nên ông Minh khi mất được dân chúng tôn làm hậu hiền và đưa vào phối tự trong đình Tân Lân

Kiến trúc

Nhìn về tổng thể, ngôi chùa gồm 3 phần[1]: Chánh điện - hậu tổ, khu mộ tháp và nhà trù. Chánh điện là một ngôi nhà lớn được xây dựng theo kiểu bánh ít, có móng đá xanh, tường gạch, lợp ngói vảy cá. Toàn bộ cột chùa chùa đều bằng danh mộc hình trụ tròn, được kê trên các chân tán đá xanh, liên kết với nhau bởi hệ thống xiên, vì kèo, sườn mái tạo cho không gian bên trong sự rộng rãi thoáng mát. Nội thất chánh điện chùa Phước Lâm còn giữ được những nét cổ kính dù trải qua nhiều lần trùng tu với hơn 40 tượng Phật, Bồ Tát, Ngọc Hoàng, Thị Giả, Thập Điện Diêm Vương, Thiện, Ác, Hộ Pháp, Kim Cương…và nhiều bộ bao lam, hoành phi, liễn đối được sơn son thếp vàng rực rỡ. Đa số tượng Phật có chất liệu gỗ, đồng được chế tác từ thế kỷ XIX với một phong cách nghệ thuật mang đậm nét văn hóa Phật giáo Nam Bộ.


Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Chùa_Phước_Lâm

189050_504193386265474_262850020_n.jpg


189050_504193389598807_1868590694_n.jpg


"Chùa Phước Lâm tiêu biểu cho hình ảnh của một ngôi chùa cổ ở Nam Bộ, nhưng tiếc rằng ngôi già lam thể hiện một mảng văn hóa Phật giáo Nam Bộ này lại đang bị hư hại trầm trọng theo sự tàn phá nhanh chóng của thời gian"
 
Last edited:
Re: Ôm trọn miền Tây...


Chúng tôi có dịp gặp lại dòng sông Cần Giuộc hiền hòa khi đi ngược QL50 về HL19. Từ trên cầu Thủ Bộ, ngắm nhìn dòng sông êm đềm xẻ dọc vùng đất Long An... Cái nắng, cái gió, và cả cái mùi đồng nội để lại trong ký ức chúng tôi những khoảnh khắc thật khó phai...

10465_504208929597253_281657120_n.jpg



Từ nơi đây, chúng tôi tìm về Linh Sơn Tự, trung tâm của di tích khảo cổ học Rạch Núi...

Di tích khảo cổ học Rạch Núi Là một gò đất rộng khoảnh một hecta nằm tại ấp Tây, xã Đông Thạnh, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An[1]. Đường kính trung bình 100m, cao hơn 6m so với mặt đất tự nhiên, xung quanh có rạch bao bọc. Trên mặt gò có nhiều cây cổ thụ, bao quanh gò là rạch núi là một con rạch nhỏ nhánh của Sông Cần Giuộc (Sông Rạch Cát). Do địa thế cao giữa khu vực đồng bằng nên còn được gọi theo dân gian là gò Núi Đất (hay thổ sơn). Được Bộ Văn Hóa - Thông Tin công nhận di tích lịch sử- văn hóa quốc gia tại quyết định số 38/1999-QĐ-BVHTT ngày 11 tháng 6 năm 1999[2].

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Di_tích_khảo_cổ_học_Rạch_Núi

Dường như "Tổ đình" là cái tên rất được ưu chuộng ở cùng đất này, cả 4 ngôi chùa chúng tôi đi qua đều bắt đầu bằng cụm từ thật "kêu" như thế...

10465_504208936263919_135386564_n.jpg


10465_504208942930585_710603164_n.jpg



Phần lớn kiến trúc chùa đã được tôn tạo lại và xây mới. Nét cổ xưa mà chúng tôi mong đợi dường như là một thứ gì đó thật xa vời trên hành trình đi tìm nét đẹp quê hương...

10465_504208946263918_1618482614_n.jpg


561_504213886263424_107750164_n.jpg


 
Last edited:
Re: Ôm trọn miền Tây...


Vậy là đoàn chúng tôi lại chia tay thêm 1 địa danh, giữa cái nắng chói chang của trưa miền tây, chúng tôi lầm lũi theo HL12 để tiến về bến đò Kim Đông Thạnh, cảm giác sông nước đầu tiên trong chặng hành trình...

541268_504560776228735_1316620976_n.jpg


Đây chỉ là một bến đò nhỏ, khoảng 15 phút sẽ có một chuyến. Phí qua đò theo bảng giá là xe máy 3.000đ, người 1.000đ, thực tế thì phải mất 7.000đ cho 2 người và 1 xe.


Từ trên đò, ngắm nhìn cù lao Long Hựu, nơi sở hữu di tích nhà trăm cột, niềm tự hào của vùng đất Long An...

541268_504560779562068_1563890601_n.jpg



Nơi chúng tôi đang đứng là đoạn ngã 3 của dòng sông Cần Giuộc, từ nơi đây, dòng sông chia làm 2 nhánh, nhánh lớn rẽ về sông Xoài Rạp, nhánh nhỏ tìm đường hòa vào dòng sông Vàm Cỏ...

541354_504596942891785_1359710682_n.jpg



Trong mỗi chuyến đi, điều khiến chúng tôi ray rứt nhất là những cảnh sống mưu sinh, có một cái gì đó đắng lòng khi chứng kiến con người chống chọi với thiên nhiên để giành lấy từng bữa cơm, bát gạo...

541268_504560786228734_1077981920_n.jpg


541268_504560782895401_1225245236_n.jpg

 
Last edited:
Re: Ôm trọn miền Tây...


Cập bến đò, len vào khu chợ Kinh, chúng tôi tìm đường về với di tích nhà trăm cột (ấp Cầu Ngang, xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước). Đường khá xấu và bụi, đất, đá, ổ voi ngập nước làm nản lòng du khách. Dường như cù lao này bị tách biệt với bên ngoài khá nhiều. Gần đây cây cầu Kinh Nước Mặn đã được khánh thành để nối vùng cù lao biệt lập này với thế giới bên ngoài...

578386_504605182890961_1421701131_n.jpg



Có một chút lạ lẫm trong suy nghĩ của chúng tôi, vì theo chúng tôi được biết thì chủ nhân của căn nhà trăm cột là người khá có quyền lực ở vùng Nam Bộ thời ấy, vậy mà lại chọn vùng cù lao tách biệt này để làm chốn nương thân...

395025_504585522892927_789343259_n.jpg


Nhà trăm cột tọa lạc tại ấp Cầu Ngang, xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước tỉnh Long An, Việt Nam. Đây là một di tích lịch sử cấp quốc gia, và là một trọng điểm du lịch của tỉnh.

Ngôi nhà do ông Trần Văn Hoa (lúc bấy giờ là Hương Sư làng Long Hựu, tổng Lộc Thành Hạ, tỉnh Chợ Lớn) xây dựng vào những năm 1901-1903 do một nhóm thợ miền Trung thực hiện [1].

Mặc dù được gọi là “Nhà trăm cột” nhưng thực chất, ngôi nhà này có tới 120 cột gồm 66 cột tròn và còn lại là cột vuông [2], tọa lạc trên một diện tích 882 m2 trong một khu vườn rộng 4.044 m2. Chính diện ngôi nhà quay về hưóng Tây Bắc. Nhà hoàn toàn bằng gỗ quý (cẩm lai, gõ đỏ, gõ mật), mái lợp ngói âm dương, nền nhà bằng đá tảng cao 0,9 m, mặt nền lát gạch tàu lục giác. Nhìn trên bình đồ Nhà trăm cột có kiểu chữ "quốc", gồm 3 gian và 2 chái.

Theo các nhà nghiên cứu, đây là một ngôi nhà có kiểu thức thời Nguyễn, về đại thể mang dấu ấn rõ rệt của phong cách Huế. Nhưng do được làm theo đơn đặt hàng của gia chủ trong bối cảnh Nam Bộ thời thuộc Pháp nên có nhiều nét tiểu dị trong đề tài trang trí, tạo được sự phong phú và đa dạng. Đó cũng là một phần lịch sử - văn hóa đất phương Nam ở cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.

Với giá trị ấy, Nhà trăm cột đã được Bộ Văn Hóa - Thông Tin xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa Quốc Gia theo Quyết định số 2890- VH/QĐ/ vào ngày 27 tháng 09 năm 1997.


Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Nhà_trăm_cột


Mặt trước

395025_504585536226259_1655833173_n.jpg



Mặt sau

395025_504585539559592_1811059858_n.jpg



Lối vào...

546968_504588732892606_1296830999_n.jpg



Kiến trúc nội thất theo phong cách nghệ thuật cung đình Huế

395025_504585526226260_1549156645_n.jpg


395025_504585529559593_1770604914_n.jpg



Dừng bước nơi đây, bạn sẽ được gia chủ mời dùng trà, nghe kể về lịch sử hình thành ngôi nhà trăm cột, để lại bút tích trên cuốn sổ lưu niệm, và đừng quên ủng hộ gia chủ một ít lòng thành để hỗ trợ gìn giữ những di sản đáng quý của Việt Nam. Bạn cũng có thể mua một cốc sứ ghi đậm dấu ấn nhà trăm cột để đem về làm kỷ niệm, thỉnh thoảng ôn về những nơi mình đã đi qua...

 
Re: Ôm trọn miền Tây...

Rời Nhà Trăm Cột, chúng tôi men theo con đường DT826B để đến với Đồn Rạch Cát, một trong những công trình quân sự rất nổi tiếng ở vùng đất Long An này...

Đồn Rạch Cát là pháo đài quân sự đồ sộ vào loại nhất nhì nước ta do thực dân Pháp xây dựng năm 1903 tại ấp Minh Long, xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Đây là pháo đài phòng thủ ven biển kiên cố, kiến trúc độc đáo có vị trí chiến lược trong phòng thủ cũng như trong tiến công. Nơi đây ghi dấu ấn những sự kiện lịch sử quan trọng ở Cần Đước vào nửa đầu thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và là chứng tích về sự thất bại của thực dân Pháp trước quân dân Long An nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.[1]. Ngày 26 tháng 8 năm 1992, đồn được UBND tỉnh Long An ra quyết định xếp hạng di tích theo công văn Số 818/UB.QĐ.92[2].

Kiến trúc

Đồn có chiều dài 300 m, chiều ngang 100 m; gồm 5 tầng (3 tầng chìm, 2 tầng nổi). Tường đồn dày 60 - l00 cm, khiến cho các gian hầm lúc nào cũng mát lạnh. Trên nóc tầng cao nhất có đặt khẩu trọng pháo 105 mm. Di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh. Đây được xem là nơi lưu giữ được nhiều pháo đài, công sự thời Pháp hoành tráng nhất miền nam


Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Đồn_Rạch_Cát


Khung cảnh làng quê yên bình làm xua đi những mệt mỏi của cuộc sống thị thành. Nghĩ cũng lạ, người vùng quê thì nườm nượp kéo nhau lên thành phố, người thành phố lại muốn tìm về miền quê để kiếm chút yên bình...

578386_504605186224294_1849600407_n.jpg


Có một điều đáng buồn trong chuyến hành trình của chúng tôi là một vài địa danh không được hoành tráng như chúng tôi mong đợi, một số khác lại không thể tham quan vì một số lý do. Và Đồn Rạch Cát là một trong số đó. Vì khu vực này hiện nay đã thuộc về quyền quản lý của quân đội, và chúng tôi không được phép tham quan nếu không có giấy giới thiệu. Vậy là đành ngậm ngùi chia tay khu di tích, đành hẹn về một ngày không xa...
 
Re: Ôm trọn miền Tây...

Trở về với QL50, chúng tôi đi tìm dòng sông Vàm Cỏ, con sông gắn liền với những thăng trầm của vùng đất Long An...

58840_504806169537529_2081160873_n.jpg


Sông Vàm Cỏ là một dòng sông ở Nam Bộ, Việt Nam, thuộc hệ thống sông Đồng Nai. Sông này có khoảng 10 chi lưu trong đó hai chi lưu trực tiếp tạo nên dòng sông là sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây. Sông Vàm Cỏ đổ nước vào sông Soài Rạp, cách cửa Soài Rạp khoảng 22 km. Tính từ chỗ ngã ba Vàm Cỏ Đông-Vàm Cỏ Tây (Tân Trụ) đến ngã ba sông Soài Rạp, Vàm Cỏ dài 35,5 km. Sông Vàm Cỏ chảy qua tỉnh Long An và làm ranh giới giữa Long An và Tiền Giang.

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Sông_Vàm_Cỏ


Ngày ấy, khi chưa biết đến niềm vui đi bụi là gì, thì vẫn thường nghe âm vang hào hùng của bài ca "Vàm Cỏ Đông". Ngày ấy, cứ ngỡ dòng sông Vàm Cỏ ở một nơi chân trời nào xa lắm, chẳng ngờ nó ở ngay gần cạnh bên mình. Ngày nay công nghệ bản đồ phát triển và giao thông thuận lợi đã góp phần đưa mọi người lại gần nhau hơn. Góp phần hiện thực hóa ước mơ chinh phục những vùng đất mới của những con người mê "bụi"...

http://mp3.zing.vn/bai-hat/Vam-Co-Dong-Quoc-Dai/ZWZCW6CZ.html
 
Re: Ôm trọn miền Tây...

Đi lâu quá, chưa tới Tiền Giang nữa! Không biết hiện tai lộ trình này bác đi tới đâu rồi ta?
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,641
Bài viết
1,170,654
Members
192,274
Latest member
duynha2799
Back
Top